Câu chuyện từ Ireland: Vừa đào tạo học sinh chuyên vừa đảm bảo công bằng xã hội

Theo dõi VGT trên

Chính sách lựa chọn học sinh để đào tạo chuyên của Ireland dựa trên sở thích và sở trường khá toàn diện của học sinh, vì vậy không hề tạo ra sự gượng ép, áp lực quá lớn hoặc thiên lệch.

Câu chuyện từ Ireland: Vừa đào tạo học sinh chuyên vừa đảm bảo công bằng xã hội - Hình 1

Chị Đặng Hoàng Thanh Lan, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Cork, Ireland, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề lựa chọn học sinh vào hệ chuyên tại Ireland, dưới đây là nội dung bài viết:

Mấy năm vừa rồi, tôi làm nghiên cứu so sánh hệ thống giáo dục, đi phỏng vấn sâu các giáo viên và học sinh, bởi vậy có thể cảm nhận được rất rõ khác biệt trong quan điểm giáo dục của Việt Nam và châu Âu. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay đó là: “Trường chuyên lớp chọn, chúng ta đang thừa hay thiếu?” Câu trả lời đó là vừa thừa lại vừa thiếu.

sao lại thiếu? Có một câu chuyện thế này: Một cậu học sinh vì mải chơi sao đó, nên vào thời điểm thi vào lớp chọn đã bị rớt xuống một lớp rất xa. Một cô giáo dạy cậu biết vậy, đã bảo: “Cô biết em có khả năng tốt hơn thế này. Xuống lớp xa như vậy thì không đáng. Thôi hay là nếu em không chê, thì em vào lớp cô chủ nhiệm? Lớp cô không phải lớp chọn, nhưng mà cũng học hành rất tốt”. Cậu đồng ý để chuyển vào lớp cô. Sau đó cậu học và thi đỗ đại học. Những năm tháng về sau, năm nào cậu cũng cố gắng về thăm cô vì “Không nhờ có cô thì giờ này không biết em đang lêu lổng ở đâu. Vì vào cái lớp kia em không thể nào quay lại đà học được như vậy. Em biết ơn cô lắm”.

Cậu bạn này không phải là trường hợp cá biệt duy nhất. Có biết bao trường hợp ngoài kia bố mẹ, thầy cô và cả học sinh đang loay hoay không biết mình sẽ vào môi trường tạo được lực đẩy hay bị đẩy đi ra khỏi sự quan tâm của xã hội và trở thành một nhóm “ngoài lề” lúc nào không biết? Như vậy, rất thiếu trường chuyên lớp chọn, thiếu nhiều, rất nhiều là đằng khác, bởi làm sao bạn biết ai là người xứng đáng được nhận một sự “giáo dục tốt” hay không? Có phải tất cả mọi người đều xứng đáng nhận được nó, còn nỗ lực sẽ giúp những hạt giống tự bật lên?

Quay trở lại câu hỏi chính được đặt ra ngay từ ban đầu: Hệ thống giáo dục của Bắc Âu làm thế nào để vừa có “chuyên” lại vừa bỏ chuyên (và duy trì bình đẳng giữa các học sinh)? Thứ nhất, họ không có thi đầu vào phổ thông. Các trường phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục, tuyệt đối tránh chọn lọc học sinh vào trường thông qua năng lực. Học sinh ở khu vực nào thường sẽ học luôn ở các trường gần nhà.

Thứ hai, sau khi học sinh học xong cấp phổ thông cơ sở và đã được trải nghiệm hết các môn học trong trường, để xem môn học nào thu hút mình, thì các em sẽ đăng ký một tờ phiếu chọn môn mình thích để học trong cấp phổ thông trung học. Những môn này các em thích, các em chọn, và các em sẽ đi thi lấy điểm vào đại học với chúng.

Tại Ireland (đất nước mình đang học tập), học sinh thường chọn 7 môn để thi đại học (có thể chọn 6, 8, 9 môn cũng được), sau đó điểm tuyển sinh được lấy bằng 6 môn đạt điểm cao nhất trong 7 môn thi. Nghe thì nặng số môn đó, nhưng kiến thức thì hoàn toàn được trả lại ở mức phổ thông và có tính áp dụng cao, tập làm thí nghiệm, dự án nhiều. Vì vậy so ra với thi 3 môn của Việt Nam, các bạn ấy không hề bị nặng hơn.

Video đang HOT

Thứ ba, chia chương trình học của từng môn thành ba trình độ: Cấp Cao Hơn (Higher Level); Cấp Trung (Ordinary Level); Cấp Cơ bản (Foundation Level). Không nhất thiết tất cả các môn học đều chia cấp. Những môn đông học sinh phải thi thì mới phân chia. Vì giáo trình khác nhau nên cấu trúc đề thi cũng khác nhau. Điểm tối đa đạt được của Cấp Cao Hơn sẽ cao hơn so với điểm bạn chọn học và thi ở Cấp Trung. Như vậy, với những ai muốn thi làm bác sĩ thì thường sẽ chọn học Cấp Cao Hơn ở tất cả các môn học để học có khả năng đạt điểm tối đa cao nhất.

Giáo viên Ireland đều thích dạy lớp cả ở trình độ cao và trình độ thấp. Đối với họ, “mày sẽ buồn chán lắm nếu chỉ có dạy ở mỗi một cấp cao thôi, chẳng thú vị gì cả”. Và tất cả học sinh đều có những giáo viên như nhau vì họ xoay vòng, lúc dạy cấp cao, lúc dạy cấp thấp. Ai cũng có những giáo viên thú vị và ai cũng có những giáo viên buồn ngủ. Có lẽ chính bởi thế mà khi được hỏi “giáo viên chiếm bao nhiêu phần trăm quan trọng trọng trong thành quả học tập của bạn?”, học sinh phương Tây đều cảm thấy “Do mình cả thôi”, rất khác với Việt Nam. Ở Ai-len, vì mọi người đều nhận được sự quan tâm từ phía giáo viên, thế nên kết quả học tập được cho rằng, chính yếu, đến từ phía học sinh là điều dễ hiểu.

Tưởng tượng thế này, Việt Nam nếu áp dụng tương tự, với riêng mình, để thi vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, theo khả năng và sở thích trước nay, mình sẽ chọn 6 môn thi như sau: Văn học, Sinh học, Tiếng Anh, tiếng Nhật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử. Bạn thân của mình quyết định chọn: Toán, Kinh doanh và Kế toán, Toán Ứng Dụng, Hóa học, Khoa học Dữ liệu, Mỹ thuật, Kinh tế Gia đình (kiểu như học về thực phẩm, may đồ,…)

Cách học và thi như trên có nhiều ưu điểm (có thể nói là đi trước Việt Nam một bước) như sau:

- Học sinh vui vẻ lựa chọn môn học và chương trình, cấp độ:

Mỗi người đều có một năng lực khác nhau, ai cũng có quyền vào các lớp “chuyên, chọn” của môn học mình yêu thích để thử thách bản thân nhiều hơn. Và ai cũng có quyền vào lớp Cấp Thấp mà không cảm thấy xấu hổ hay ngại ngùng (bởi vì ai ai cũng đều có những môn học ở Cấp Thấp mà!)

- Rèn luyện thái độ chuyên nghiệp:

Không có học hành đối phó. Không có tình trạng ngồi giờ này, giở bài ra học cái khác, bởi những môn các bạn ấy chọn học đều là môn xác định sẽ thi. Giáo viên dạy thật, học sinh học thật. Điều này một là không khiến chúng ta mất thời gian “ngồi nhầm lớp” để học những thứ ta chả thích, chả có ý định áp dụng bao giờ. Hai là, nó tạo ra cái nếp tôn trọng người khác, học và làm việc chuyên nghiệp cho các bạn ấy.

Khi mình quay trở về Việt Nam, mình đã thật sự sốc trong một tiết đi dạy thay đồng nghiệp. Mình đề ra các vấn đề và nói “Các bạn hãy quay sang thảo luận với người ngồi cạnh mình trong vòng 2 phút”. Ở Ireland, hoạt động này vô cùng phổ biến. Lớp nào cũng làm và ai cũng sôi nổi, tận dụng từng giây từng phút để thảo luận. Nhưng sinh viên Việt Nam, các bạn đón nhận bằng cách lấy điện thoại, lấy laptop ra làm cái khác.

Kể cả trong cuộc sống hàng ngày, không bao giờ ở Ireland mọi người khi nói chuyện với nhau mà lôi điện thoại ra dùng. Ai cũng tập trung vào câu chuyện và đào sâu vào nó. Bạn mình khi đi làm bồi bàn, đồng nghiệp Tây chỉ chỉ vào một cái bàn hơn chục bạn thanh niên ngồi ăn, kiểu “Ôi mày ơi, bàn kia đứa nào cũng giở điện thoại ra dùng”. Xong, hai đứa khúc khích cười với nhau vì cái sự lạ lùng, đi chơi mà chả ai quan tâm tới nhau, chỉ có dùng điện thoại. Cho đến khi có đứa trong bàn đó bỗng nói tiếng Việt. Và cô bạn mình không biết có nên cười tiếp hay không.

- Giáo viên yêu nghề.

Có những ý kiến cho rằng nhạc, họa, thể dục chỉ là vớ vẩn, vai trò nhỏ nhoi, không nên được đặt vào hàng ngũ các môn được xét làm điểm thi đại học. Vậy bạn hãy thử nhìn quanh, lắng tai nghe trong một ngày: Có bao nhiêu hình khối, mình họa, trình bày, thiết kế trong bất kỳ đồ vật nào bạn nhìn thấy hàng ngày, trong cả báo cáo mà bạn bây giờ phải làm theo dạng poster nhằm thu hút người đọc? Có bao nhiêu hiệu ứng âm thanh trong chương trình phát từ radio, ti vi, quảng cáo?

Có bao nhiêu phút giây mà sự sáng tạo trong âm hưởng và hình họa khiến bạn cười và tâm trạng tốt hơn? Có những ngành học đặc biệt, có thể công bố việc không nhận điểm thi một số môn thì ngay từ ban đầu các trường này đã có công bố (Chẳng hạn, trường Y có thể không nhận điểm môn âm nhạc) và học sinh đều biết các em cần những môn nào để vào trường. Nhưng những ngành nghề khác trong thời hiện đại (ví dụ kinh doanh, marketing, nghiên cứu, giảng dạy, quản lý dự án, v.v…), nhạc họa đều có thể dùng tới. Thể dục, ai cũng nên có hoạt động thể dục yêu thích nào đó vì sức khỏe là quan trọng.

Lại có ý kiến cho rằng mấy môn đó không xứng với tầm thi cử “học thuật”. Khi đi quan sát tại các trường học phổ thông, mình vào một lớp học nhạc để thi tốt nghiệp (cũng là lấy điểm đại học). Mặc dù từ bé được ba má cho tiền đi học đàn, có biết một chút ít, thế nhưng khi ngồi nghe tiết lý thuyết thanh nhạc của các bạn học sinh mà mình ù ù cạc cạc. Các bạn ấy phải nghe nhiều đoạn nhạc, phải trả lời được chính xác bè, xướng trong từng đoạn nhạc được gọi tên là gì. Môn mỹ thuật thì giáo viên của trường cũng có thể đào tạo vô cùng chuyên nghiệp.

Ấy nhưng không phải mình chê giáo viên nhạc, họa của Việt Nam đâu nhé. Khi quan sát và nói chuyện, mình nhận ra là ai trong số họ cũng chứa đựng một niềm yêu nghề. Nếu như có người đến dự giờ thì cách họ dạy cũng bài bản vô cùng. Và mình thấy học sinh cũng tròn mắt say sưa nhìn lên thao tác của thầy vẽ trên bảng. Chỉ là… ngày thường, thầy cô biết tụi học trò không quan tâm tới môn học của mình, bọn nó muốn chơi, và cũng không có động lực gì cho bọn nó học. Và thế là họ lại thôi, lại đành chấp nhận thân phận “dạy môn phụ của phụ”.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta nghiêm túc hơn với câu hỏi: “Châu Âu quan tâm tới mỹ thuật, âm nhạc, vì sao Việt Nam không?”

- Học sinh có thể bắt đầu học ngành nghề yêu thích kể từ cấp phổ thông

Thậm chí các trường còn có thể “cạnh tranh” nhau ở khía cạnh này, khi cung cấp cho học sinh những môn học đặc biệt này. Chẳng hạn, một số học sinh thậm chí có thể chuyển trường để học trường có dạy môn âm nhạc để đi tốt nghiệp. Các môn học mình cho rằng có thể được cân nhắc cho học sinh như: Triết học, Xã hội học, Tâm lý học (Bạn bè mình ở nhiều nước rất thích các môn học này ở trường phổ thông của họ), Toán ứng dụng, Lý ứng dụng, Hóa ứng dụng, Âm nhạc, Nghệ thuật, Kinh doanh và kế toán, Kinh tế gia đình, Khoa học dữ liệu, Xây dựng và công nghiệp, v.v…

Đến đây, các bạn chắc đã mường tượng được phần nào cách mà giáo dục Bắc Âu vừa không có hệ thống trường chuyên, lớp chọn để đảm bảo tính công bằng xã hội cho mọi học sinh, mà từng cá nhân lại vẫn được quan tâm và phát huy năng lực của họ rồi chứ? Rất khác với cách thức của các nền giáo dục tinh hoa phải không?

Có một giáo viên đã nói với mình một cách tự hào rằng “Giáo dục bậc đại học thì bọn tao không bằng Anh, nhưng giáo dục phổ thông thi bọn tao đang đi trước, có tiến bộ hơn ý”. Tất nhiên giáo dục của Ireland vẫn còn nhiều điểm cần để cải tiến, song mình cũng tin với hướng đi này, giáo dục phổ thông Ireland đang tiến tới ngày càng cung cấp những điều kiện tốt hơn cho học sinh. Mong chờ Việt Nam một ngày cũng vậy.

SV EU phải nộp học phí cao hơn tại các trường ĐH Anh

SV từ Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu học ĐH ở Anh vào năm sau sẽ phải trả học phí cao hơn do sự thay đổi tài trợ từ quá trình Anh ra khỏi EU (Brexit) - chính phủ nước này cho biết.

SV EU phải nộp học phí cao hơn tại các trường ĐH Anh - Hình 1

"Sau quyết định rời EU của Anh, SV thuộc khu vực kinh tế châu Âu (EEA) khác và người có quốc tịch Thụy Sĩ không còn được hưởng mức học phí trong nước đối với các khóa học bắt đầu từ năm học 2021-2022" - Bộ trưởng các trường ĐH Michelle Donelan cho hay.

Đến bây giờ, công dân thuộc EU được hưởng lợi giống như SV Anh, họ có thể vay tiền từ chính phủ với mức lên tới 9.250 bảng Anh (11,580 USD) một năm để trả học phí cho khóa học ĐH toàn thời gian.

Những SV nước ngoài khác không đủ điều kiện vay và học phí của họ thường cao hơn rất nhiều, lên tới 36.065 bảng Anh cho khóa học đắt nhất tại ĐH Oxford.

Sự thay đổi trên không ảnh hưởng tới những công dân EU, EEA hay Thụy Sĩ đã định cư tại Anh vì họ được bảo vệ trong một thỏa thuận giữa London và Brussels trước khi Brexit diễn ra ngày 31/1.

Đồng thời không ảnh hưởng tới những SV bắt đầu các khóa học trong năm học 2020/2021 nhờ giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit kéo dài tới tháng 12.

Ngoài ra, SV Ireland không bị ảnh hưởng do tình trạng nhập cư đặc biệt của mọi công dân Ireland ở Anh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người mẹ ngã quỵ khi nhận tin con bị ung thư máu: Hé lộ hoàn cảnh gia đình
19:10:44 15/11/2024
Phim 18+ gây sốc tột độ vì cảnh nóng bỏng mắt, nam chính U50 vẫn trẻ đẹp khiến netizen mê mẩn
21:27:10 15/11/2024
Em trai An Tây viết dòng trạng thái đầy xót xa, cầu cứu cộng đồng mạng sau khi chị gái bị bắt
22:08:24 15/11/2024
Mỗi tháng tiêu gần 22 triệu, bức ảnh chụp màn hình phơi bày cái khó của biết bao cô gái
19:35:43 15/11/2024
Quang Linh Vlogs "chiều hư" Hoa hậu Thuỳ Tiên
18:18:22 15/11/2024
Sốc: Sao nam đình đám bị con nghiện ma túy tống tiền 15 tỷ đồng
18:09:25 15/11/2024
Quang Đăng và bạn gái người Trung Quốc sắp kết hôn?
19:09:05 15/11/2024
Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
21:09:35 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lý do 'Cu li không bao giờ khóc' được quốc tế ca ngợi

Hậu trường phim

22:49:28 15/11/2024
Cu li không bao giờ khóc , phim điện ảnh đầu tay của Phạm Ngọc Lân, mang đến một góc nhìn độc đáo của phụ nữ tuổi xế chiều, bị mắc kẹt giữa kỷ niệm quá khứ và sự rối ren của hiện thực.

Lời xin lỗi muộn màng của Chi Dân, An Tây

Sao việt

22:15:13 15/11/2024
Lời xin lỗi sau khi bị bắt của ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây không xoa dịu được dư luận. Nhiều người cho rằng việc biết sai nhưng cố tình vi phạm cần được xử lý nghiêm.

Drama twist chóng mặt: Hàng loạt nhân chứng đứng ra bênh vực Hwayoung, tố cáo T-ara bắt nạt

Sao châu á

22:12:12 15/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, bê bối bắt nạt nội bộ T-ara bất ngờ bị khơi lại. Lần này, Hwayoung lên tiếng tố cáo các thành viên T-ara bạo hành, chửi bới mình.

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

Thế giới

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Không diện đồ hở bạo, vợ Kanye West vẫn khiến người đối diện "đỏ mặt"

Sao âu mỹ

22:04:38 15/11/2024
Ngày 14/11, xuất hiện tại Los Angeles (Mỹ), kiến trúc sư Bianca Censori, gây bất ngờ khi diện đồ kín đáo, thanh lịch, khác với phong cách hở bạo trước đây.

Hoa hậu Tiểu Vy hé lộ về sự cố mất điện thoại khi ghi hình show thực tế

Tv show

21:59:49 15/11/2024
Chiều 15/11, buổi công bố chương trình truyền hình thực tế Let s Feast Vietnam & Korea - Hành trình kỳ thú mùa 2 diễn ra tại TPHCM, thu hút sự quan tâm của truyền thông.

Bom tấn mới chiếu đã đứng top 1 phòng vé Việt, dàn cast toàn "danh hài quốc dân" khiến khán giả cười không ngừng

Phim châu á

21:31:07 15/11/2024
Với phong độ thu hút khán giả như hiện tại, dự án hài - hành động của xứ sở kim chi được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.

Sự thật trần trụi về các "idol mạng" trước và sau ống kính, hóa ra bao lâu nay chúng ta đã bị lừa...?

Netizen

21:05:08 15/11/2024
Sự phát triển nhanh chóng của nền tảng livestream đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực truyền thông và giải trí trực tuyến.

Cặp sao Việt đáng tuổi bố con vẫn vào vai nhân tình cực hợp, nam chính U50 hack tuổi quá đỉnh

Phim việt

20:43:58 15/11/2024
Nhiều người cũng tỏ ra bất ngờ khi biết Nguyễn Phi Hùng hiện đã 47 tuổi và hơn bạn diễn của mình tới 21 tuổi. Lý do là bởi anh trông trẻ hơn tuổi thật rất nhiều, trông chỉ như mới ở tuổi U40.

Jin (BTS) muốn chuyển tải năng lượng tích cực qua album mới

Nhạc quốc tế

20:21:03 15/11/2024
Theo thông tin, album solo đầu tay Happy của Jin có sáu ca khúc, bao gồm ca khúc chủ đề Running Wild và ca khúc phát hành trước I ll Be There .

HLV Ruben Amorim lần đầu tiên xuất hiện tại Old Trafford

Sao thể thao

20:03:00 15/11/2024
Tân HLV Ruben Amorim của Man United lần đầu tiên đến thăm sân Old Trafford kể từ khi được bổ nhiệm thay thế đàn anh Erik ten Hag, trong sự chúc mừng nồng nhiệt của mọi người.