Câu chuyện truyền cảm hứng của đất nước bom đạn Yemen: Thầy giáo biến nhà riêng thành trường học cho 700 trẻ em
Mới đây, câu chuyện người thầy dùng chính căn nhà của mình để làm trường học dạy dỗ trẻ em tại Yemen, đất nước sắp có trận đấu vòng bảng với Việt Nam tại Asian Cup khiến nhiều người xúc động.
Theo Báo cáo của Save the Children ước tính có khoảng 85.000 trẻ dưới 5 tuổi đã chết đói do hậu quả từ cuộc nội chiến đang diễn ra ở Yemen. Cuộc chiến kéo dài 3.5 năm tại Taiz, Yemen đã khiến hàng triệu người dân nơi đây rơi vào hoàn cảnh lầm than đói khổ.
Lớp học tự nguyện tại Yemen
Tuy cơ sở vật chất vẫn còn sơ sài, khung cảnh xung quanh căn nhà dùng làm trường học vẫn còn nhiều gạch đá đổ vỡ nhưng điều đó cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tinh thần học tập của thầy trò tại đây. Các em học sinh luôn tận dụng những khoảnh trống để có thể ngồi và ghi chép những gì được thầy giáo chỉ dạy.
Những gương mặt hồn nhiên của trẻ em quốc gia bom đạn nghèo đói, Yemen
Video đang HOT
Tại đất nước chiến tranh, bom đạn và còn rất nghèo khó này việc học tập của trẻ em đã từng bị coi nhẹ. Cơ hội đến trường lớp của các em nhỏ cũng gần như là rất ít. Sau khi lớp học tự nguyện mà thầy giáo người Yemen mở ra ngay tại ngôi nhà của mình, số lượng học sinh đăng ký học rất đông.
Học sinh phải đứng xếp hàng chuẩn chỉnh trước khi vào lớp học
Lớp học tự nguyện của thầy Adel al-Shorbagy tại thành phố Taiz, Yemenđược mở ra với rất đông học sinh.
Học sinh vẫn háo hức học tập
Nếu không học tại đây, các em học sinh sẽ phải bỏ 400 USD/năm để được học tập tại các trường tư thục. Đây là một con số khá lớn so với một quốc gia còn nghèo đói như Yemen.
Theo saostar
Hà Nội, TP HCM sẽ đươc phép nâng tầng trường học khi đủ điều kiện
Theo ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), với những địa phương khó khăn về diện tích đất xây dựng trường, mở rộng phòng học như Hà Nội, TP HCM sẽ cho phép nâng tầng trường học khi đủ điều kiện.
Nhiều trường ở Hà Nội có sĩ số vượt quy định. Ảnh internet.
Theo lộ trình Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ thực hiện triển khai ở các trường học vào năm học 2020-2021. Tuy nhiên, khó khăn đối với thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM là quá tải về trường lớp. Đơn cử, trong năm học 2018-2019, tại TP Hà Nội và TP HCM đã có những lớp sĩ số lên đến 69 học sinh.
Trước những yêu cầu về cơ sở vật chất khi thực hiện Chương trình GDPT mới, tại Hội nghị trực truyến triển khai Chương trình GDPT mới, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có những biện pháp giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất cho các thành phố lớn khi áp lực về sĩ số học sinh lớn. "Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành các quy định tối thiểu về cơ sở vật chất trường học, các phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học... để UBND các tỉnh, thành phố có thời gian nhất định để chuẩn bị, triển khai có hiệu quả", ông Dũng cho biết.
Trả lời về vấn đề này, ông Phạm Hùng Anh cho biết, với những địa phương khó khăn về diện tích đất xây trường, mở rộng phòng học như Hà Nội, TP HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép nâng tầng trường học khi đủ điều kiện. Theo đó, hệ thống phòng chức năng, hiệu bộ, hành chính được chuyển lên tầng cao, dành các tầng thấp làm phòng học cho học sinh.
Theo ông Phạm Hùng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến bỏ quy định cứng về diện tích phòng học. Bởi phòng học ở Việt Nam được xây dựng ở nhiều thời kỳ với các quy chuẩn, diện tích khác nhau. Nếu quy định một lớp bao nhiêu học sinh có thể gây chật quá, và cũng đôi khi thừa không gian. "Chúng tôi dự kiến sửa theo hướng quy định diện tích tối thiểu mỗi học sinh phải có để các em có thể hoạt động trong lớp theo hướng dẫn của giáo viên. Cách làm này giúp nhà trường linh hoạt trong sắp xếp lớp học. Hiện tại một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh đã áp dụng phương án này", ông Phạm Hùng Anh nói.
Theo ông Phạm Hùng Anh, để tránh lãng phí trong mua sắm thiết bị cho chương trình mới, tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành danh mục và có hướng dẫn cụ thể. Địa phương căn cứ vào danh mục ấy để mua sắm. Ví dụ thiết bị A tiêu chuẩn là 6 học sinh/bộ, nếu trường muốn mua cho 4 học sinh thì cơ quan tài chính nhà nước sẽ không cho phép. "Bộ không tính toán về giá vì phụ thuộc vào chất lượng thiết bị mỗi địa phương chọn mua", ông Hùng Anh nói.
Cũng theo ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, với những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có số học sinh quá đông Bộ này đang phối hợp với Bộ Xây dựng để điều chỉnh chuẩn quy định nhà trường cho phù hợp và khả thi. "Tuy nhiên, địa phương vẫn phải chủ động vì với tốc độ nhà cao tầng ngày càng nhiều thì giải pháp cũng không thể phù hợp nếu không có quy hoạch trường lớp đồng bộ", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Đỗ Hòa
Theo baohaiquan
Cảnh báo bất ngờ từ khóa luận của sinh viên FPT Edu Nghiên cứu về nạn bắt nạt học đường Nhật đồng thời cũng là hiện tượng có xu hướng gia tăng ở Việt Nam, hai sinh viên ngành Ngôn Ngữ Nhật thuộc Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu) cảnh tỉnh: "Trường học chưa chắc là nơi an toàn nhất". Những năm trở lại đây, thông tin về những vụ thầy cô giáo bạo...