Câu chuyện nhập trường
Những ngày gần đây, dư luận quan tâm tới câu chuyện Trường Đại học (ĐH) Thái Bình đề xuất được trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hiệu,Trưởng ban Tổ chức Cán bộ ĐHQGHN cho biết, một chủ trương lớn như vậy cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng các khía cạnh của vấn đề trước khi quyết định. Còn nhiều chuyên gia giáo dục thì cho rằng, việc này khó có thể thực hiện được.
Trường Đại học Thái Bình.
Mới chỉ là đề xuất
Thông tin từ ông Nguyễn Hiệu, đầu tháng 7 vừa qua, ĐHQGHN có cử đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình, trao đổi nhiều nội dung hợp tác giữa hai bên về các khía cạnh tư vấn chính sách, về hợp tác trong nghiên cứu khoa học và trong đào tạo nhân lực. Trong các nội dung trao đổi hợp tác, lãnh đạo tỉnh Thái Bình có đề xuất một ý tưởng là Trường ĐH Thái Bình trở thành một trường đại học thành viên nhập vào ĐHQGHN.
Về đề xuất này, ĐHQGHN cho rằng, đây là việc lớn, cần có sự bàn bạc trong lãnh đạo và các bộ phận có trách nhiệm về ý tưởng này. Cũng như cân nhắc rất kỹ lưỡng các khía cạnh của vấn đề trước khi quyết định.
Theo ông Hiệu, Trường ĐH Thái Bình là một trường ĐH có cơ sở vật chất và trang bị khá tốt so với nhiều trường ĐH ở các địa phương khác, các lĩnh vực đào tạo khá phong phú, nhiều loại hình đào tạo và nhiều cấp đào tạo, nhưng chủ yếu thiên về dạy nghề và đào tạo bồi dưỡng…
Việc Trường ĐH Thái Bình tham gia vào hệ thống của một ĐH lớn tầm quốc gia và quốc tế có thể sẽ là một thuận lợi trong việc phát triển đáp ứng các mục tiêu của tỉnh và của khu vực cũng như của đất nước. Tuy nhiên, việc này cần tính toán tới rất nhiều yếu tố, nhìn từ nhiều khía cạnh, cân nhắc các khả năng ảnh hưởng của nó tới cả ĐHQGHN và Trường ĐH Thái Bình, lại cần báo cáo, xin ý kiến các cơ quan quản lý có liên quan trước khi có những bước đi tiếp theo.
Từ trường hợp này, các các chuyên gia giáo dục cũng góp ý kiến. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc sát nhập trường đại học địa phương vào trường trọng điểm khó thành hiện thực. Bởi mỗi trường có sứ mệnh và mục tiêu khác nhau.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) chia sẻ, Trường ĐH Thái Bình và ĐHQGHN có đẳng cấp và sứ mệnh khác nhau. ĐHQGHN phát triển theo định hướng nghiên cứu, còn Trường ĐH Thái Bình theo định hướng ứng dụng, đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực của địa phương. Vì thế, nếu trở thành trường thành viên của ĐHQGHN là không phù hợp và việc này phải có ý kiến của Chính phủ.
“Thay vì trở thành trường thành viên của ĐHQGHN, Trường ĐH Thái Bình có thể liên kết với các trường ĐH khác trong vùng hoặc sắp xếp lại ngành nghề đào tạo, huy động các nguồn lực của địa phương để phát triển”, theo ông Khuyến.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: Trong ĐH đa lĩnh vực trọng điểm quốc gia, các trường thành viên đều là trường chuyên ngành, trong khi trường ĐH địa phương vốn là trường đa lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đa dạng chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương.
Ngoài ra, khi trường ĐH địa phương trở thành thành viên của ĐH trọng điểm quốc gia thì sứ mệnh phục vụ nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực trình độ cao cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và để giúp cho người dân của địa phương có thêm cơ hội tiếp cận với giáo dục ĐH sẽ không còn nữa.
“Hỗ trợ nâng cao năng lực học thuật cho trường địa phương không nhất thiết phải dùng hình thức sáp nhập vào trường trọng điểm, mà có thể chọn các hình thức khác: Hình thành các cụm trường liên kết trên cùng địa bàn để hỗ trợ lẫn nhau”, ông Nhĩ chia sẻ.
Ý kiến từ Hiệp hội các trường ĐH, CĐ
Mong việc sáp nhập này không xảy ra, cuối tháng 7, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam đã có kiến nghị một số giải pháp khẩn cấp để bảo tồn và phát triển hệ thống trường ĐH địa phương. Hiệp hội đã gửi công văn kiến nghị này tới Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ và chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tỏ rõ quan điểm lo ngại.
Hiệp hội cho rằng, đây là một động thái hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục ĐH của đất nước. “Việc sáp nhập các trường ĐH địa phương vào các ĐH trọng điểm quốc gia, về hình thức vốn được xem là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao đẳng cấp và năng lực tài chính cho các trường này. Nhưng thực tế, kỳ vọng đó sẽ không đạt được, thậm chí còn làm cho các trường địa phương dễ có nguy cơ bị tiêu vong hơn”- theo Hiệp hội.
Hiệp hội cũng nêu ra một số lý do để chứng minh cho nhận xét của mình. Theo Hiệp hội, việc đưa trường ĐH địa phương trở thành thành viên của ĐH trọng điểm quốc gia là một sự hợp nhất khiên cưỡng do hai loại trường có sứ mệnh khác nhau, chuẩn mực kiểm định khác nhau, cơ cấu trình độ nhân lực khác nhau.
Thực tế, các trường địa phương sau khi sáp nhập hầu như không nhận được hỗ trợ về ngân sách từ các ĐH trọng điểm quốc gia. Trong khi đó, các trường ĐH địa phương lại phải thay đổi sứ mệnh, chương trình đào tạo, cơ cấu nhân lực… cho phù hợp với sứ mệnh mới. Ở một số nơi, lại có tình trạng trường “thành viên địa phương” còn phải đóng góp nghĩa vụ cho “trường mẹ”.
Đảng và Nhà nước từ trước đến nay, luôn xem giáo dục địa phương là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống giáo dục quốc gia. Vì thế Hiệp hội đề nghị, cho dù đất nước tạm thời đang gặp khó khăn về kinh tế nhưng không phải vì thế một số tỉnh, thành phải “hy sinh” con mình là trường ĐH địa phương.
“Trường ĐH địa phương được thành lập là để phục vụ cho nhu cầu đào tạo nhân lực và dân trí của cộng đồng địa phương. Do đó, nhà trường ĐH địa phương phải được người dân nơi đó nuôi dưỡng và dần dần nâng cao chất lượng đào tạo bằng khoản trích ra từ tiền thuế họ đóng góp cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm duy trì và hỗ trợ cho các trường địa phương để thực hiện đúng sứ mệnh đặt ra khi thành lập. Trong trường hợp địa phương gặp khó khăn về ngân sách đầu tư, lãnh đạo tỉnh, thành có thể cân nhắc giảm quy mô hoạt động của trường.
Cũng có thể thực hiện xã hội hóa giáo dục để tìm kiếm các nguồn lực mới; khuyến khích nhà trường năng động, tự chủ từng phần, đa dạng hóa loại hình đào tạo; liên kết với các trường CĐ,ĐH khác để tạo thêm sức mạnh. Tuyệt đối không nên giải thể hoặc chuyển loại hình, sứ mạng của trường ĐH địa phương”, Hiệp hội nhấn mạnh.
ể thí sinh vững vàng trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Để giúp thí sinh Kỳ thi tốt nghiệp THPT (kỳ thi) năm 2020 vững tâm lý khi thi, các chuyên gia về giáo dục, tâm lý và dinh dưỡng đã có những nhắc nhở, chia sẻ đáng quý.
Nhiều học sinh chia sẻ với chuyên gia những thắc mắc về thông tin tuyển sinh, sức khỏe, tâm lý... trước kỳ thi 2020. ảnh: B.NG
Thạc sĩ Hoàng Thúy Nga, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: THÍ SINH CHỈ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG MỘT LẦN DUY NHẤT
- Tuyển sinh đại học năm 2020, Bộ tiếp tục tăng quyền tự chủ cho các trường đại học, với nhiều phương thức xét tuyển: từ kết quả kỳ thi, học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh...
Sau khi có kết quả kỳ thi năm 2020, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất bằng hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu từ ngày 9 đến 18-9. Với hình thức trực tuyến, thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân được cấp trong kỳ thi để tự điều chỉnh trên hệ thống từ ngày 9 đến 16-9; chỉ được điều chỉnh trong số lượng nguyện vọng đã đăng ký, có thể thay đổi các nội dung nguyện vọng, điều chỉnh sai sót.
Sau khi có kết quả kỳ thi vào cuối tháng 8-2020, thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là cao nhất). Thí sinh phải tìm hiểu thật kỹ các nguyện vọng để chọn ngành yêu thích, phù hợp với năng lực, kinh tế gia đình.
Thí sinh nên lưu ý thêm phổ điểm mà Bộ công bố, bởi đây là cơ sở để các trường điều chỉnh điểm chuẩn đầu vào theo hướng đảm bảo chất lượng. Thời gian này, các em phải tìm hiểu các thông tin tuyển sinh của các trường để nguyện vọng đăng ký hợp lệ, khả năng trúng tuyển vào trường cao hơn.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh: THÍ SINH CẦN CHUẨN BỊ SỨC KHỎE, TINH THẦN VỮNG VÀNG TRƯỚC KỲ THI
- Trước thềm kỳ thi 2020, thí sinh cần chuẩn bị về sức khỏe tinh thần; tập xác định mục tiêu cho bản thân và không nên đặt ra mục tiêu quá cao bởi dễ căng thẳng và áp lực.
Thí sinh nên chia sẻ thẳng thắn về năng lực, về những khó khăn, áp lực với cha mẹ hoặc thầy cô để nhận được sự trợ giúp và những lời khuyên hợp lý. Tránh nghe những thông tin tiêu cực, thông tin không được kiểm chứng (thông tin về những ngành nghề không còn cần thiết nữa hoặc tỷ lệ chọi của ngành cao...) chỉ làm cho thí sinh rối thêm, ảnh hưởng về tâm lý.
Các thí sinh cần quan tâm đến những bí quyết về "điểm rơi phong độ" và "điểm cao trong tâm lý". iểm cao trong tâm lý là tùy theo nhịp sinh học của các em để ôn tập. Có những học sinh sẽ rất năng suất khi ôn tập vào buổi sáng sớm, nhưng có những người lại phù hợp vào buổi tối; việc này chỉ có các em mới cảm nhận được.
Các em học sinh cũng có thể lựa chọn thói quen thư giãn tích cực như đọc sách, nghe nhạc hay chơi thể thao để cân bằng tâm lý. Về "điểm rơi phong độ", các em đừng bao giờ ôn tập một cách thiếu chiến lược. Có những em học bất kể ngày đêm, nhưng đến những ngày cuối thì lại bị đuối sức hoặc không đảm bảo sức khỏe trong lúc thi. Nên hạn chế và tránh điều này.
Khi làm bài thi, thí sinh tự tạo tinh thần vững vàng bằng cách tập trung mục tiêu tối đa, tránh bị nhiễu bởi các thông tin xung quanh. Khi thấy căng thẳng, các em có thể dùng một vài thao tác như xoáy mạnh ngón chân cái vào gót giày hoặc là mũi giày; cũng có thể tạm tháo giày để xoáy mạnh ngón chân nhằm trấn an bản thân; hoặc là để ngón tay cái vào lòng bàn tay rồi nắm lại. ó là những giải pháp nhỏ nhưng hoàn toàn khả thi trong giảm áp lực phòng thi. Sự bình thản về tâm lý và sự tự tin chiếm vị trí rất đáng kể giúp thí sinh thành công trong quá trình thi cử.
Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Phạm Minh Thư, Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ: CÂN BẰNG VIỆC HỌC, ĂN NGHỈ PHÙ HỢP ĐỂ THI TỐT
- Trước khi thi, thí sinh nên có lịch ôn tập phù hợp, đúng thời gian, thời điểm và không bỏ qua những biện pháp giúp thư giãn tinh thần. Các em học sinh nên ăn nhiều trái cây và rau quả, uống nhiều nước, tránh thức ăn ngọt, tập thể dục thường xuyên. Hãy hít thở sâu, thiền, yoga... để giải tỏa khi tâm lý quá căng thẳng.
Mỗi ngày bên cạnh việc học, các em cũng nên dành thời gian để tìm sự vui vẻ, chia sẻ cảm xúc, chăm sóc cơ thể với chế độ ăn, ngủ khoa học. Nếu vẫn còn cảm thấy căng thẳng, lo lắng thì tìm sự giúp đỡ của mọi người.
Giai đoạn ôn tập cuối cùng khi ngày thi cận kề, các em tuyệt đối tránh việc học dồn ép bất kể ngày đêm, vì điều này dễ làm sức khỏe giảm sút, phát sinh bệnh tật do căng thẳng, mất ngủ. Không nên lạm dụng chất kích thích như trà, cà phê, các chất kích thích tâm thần để học vì rất dễ gây hưng phấn dẫn đến bệnh lý tâm thần.
Thí sinh nên đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn ngủ. Giấc ngủ không điều độ, thức đêm triền miên vì áp lực bài vở, tâm lý lo lắng... dễ dẫn đến tình trạng não luôn bị kích thích và phải làm việc liên tục, đến cuối cùng việc học không hiệu quả.
Các em nên tuân thủ theo nhịp sinh học: ngủ theo nhu cầu, càng sớm càng tốt và nên ngủ sớm để thức dậy sớm. Các em học sinh nên ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày, buổi tối nên học bài từ 19 giơ và ngủ trước 23 giơ, sáng dậy sớm để đủ tinh thần tiếp tục việc học; ngủ trưa từ 30 phut đến 1 tiếng.
Hoạt động thể lực cũng rất quan trọng và cần thiết vì giúp máu lưu thông, mang ôxy và dưỡng chất đến não nhiều hơn. Bộ não của chúng ta chỉ có thể tập trung, hoạt động liên tục trong vòng 45 phút, sau đó nó cần được nghỉ ngơi. Vì vậy không phải cứ học liên tục là tốt, mà cứ mỗi 45 phút nên nghỉ giải lao khoảng 10 phút. Thời gian nghỉ ngắn này, các em có thể vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, kết hợp hít thở sâu để tăng lưu lượng máu lên não...
Đề xuất những giải pháp căn cơ Sau loạt bài "Bài toán tăng học phí và công bằng trong giáo dục" (Báo SGGP đăng vào các ngày 15, 16 và 17-6), nhiều nhà quản lý, chuyên gia giáo dục đã có ý kiến phản hồi, kiến nghị về những giải pháp cho bài toán học phí và chất lượng. Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (trường...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Trung Quốc bị chế giễu vì "vươn cổ một cách sai trái", netizen mỉa mai: Xem mà thấy mỏi vai gáy giùm
Hậu trường phim
23:39:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"
Góc tâm tình
23:18:20 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025