Câu chuyện giáo dục: Treo phần thưởng, chẳng khác nào kêu con học… thuê
Treo phần thưởng khi con đạt điểm cao, những giải thưởng trong các kỳ thi đã trở thành chuyện phổ biến với nhiều phụ huynh. Ngược lại, khi còn bị điểm kém, cha mẹ thường la rầy, áp đặt, thậm chí là đe dọa.
Động viên, khuyến khích, quan tâm chia sẻ cùng con cái trong học tập cần thiết hơn là treo thưởng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Việc treo phần thưởng cho con chẳng khác nào… học thuê. Cách dạy này dễ gây ra tác dụng phụ, thế nhưng rất nhiều phụ huynh áp dụng.
Ngay từ bậc tiểu học, nhiều đứa trẻ đã được học… thuê từ cách dạy của người lớn. Muốn con học bài, làm bài tốt, hay con cái lơ là trong việc học, ông bà, cha mẹ thường treo giải cho con em mình. Có thể đó là những cái bánh, cái kẹo, lớn hơn là vài ngàn đồng, lớn hơn nữa là những món quà có giá trị về vật chất. Nhất là những đứa trẻ lười học, người lớn thường hứa thế này, hẹn thế kia để con em mình học hành đàng hoàng hơn. Và cứ thế, người lớn đã gieo cho con trẻ thói quen xấu: học… thuê.
Video đang HOT
Những thầy cô đi dạy lâu năm, nhất là giáo viên chủ nhiệm ở bậc THPT, chắc chắn trong đời ít nhất cũng đối diện đôi ba trường hợp học sinh học… thuê. Những trường hợp này đa phần rơi vào con của các gia đình có điều kiện, cha mẹ kiếm tiền nhiều nhưng thời gian gần gũi, quan tâm con cái có phần hạn chế.
Đối diện với những em học thuê, giáo viên khá vất vả để dạy các em nên người. Khi học sinh không chép bài, không chịu học bài, không tập trung trong giờ học, giáo viên nhắc nhở, dạy dỗ, la rầy… chẳng có nghĩa lý gì. Khi được hỏi vì sao em không chịu học, đi học như vậy thì chẳng có kết quả gì, giáo viên sẽ nhận được những câu trả lời: “Em có thích học đâu”, “Tại bố mẹ em ép em đi học chứ em không thích”, “Thầy gọi điện nói với ba mẹ em đấy”, “Em không học, sau này em cũng giàu. Em sẽ nối nghiệp ba em”, “Ba mẹ em học thấp nhưng kiếm nhiều tiền”… Đủ những câu trả lời “rất thật” của các em.
Những câu trả lời ấy đã vô tình làm tổn thương thầy cô. Không thể trách các em được. Chính bậc sinh thành đã gieo cho con em mình lối suy nghĩ, lối sống như thế. Nhiều gia đình sợ con bỏ học sẽ theo bè kết phái, sợ con mình hư hỏng nên đã “thuê” con đến trường. Con học được chữ gì thì học, không học được cũng chẳng sao, miễn sao ngày hai buổi đến trường để cha mẹ yên tâm làm việc. Điều đó đã gieo vào con cái sự ỷ lại, sống chỉ biết bản thân. Những học trò như vậy được xem là cá biệt.
Học… thuê sẽ dẫn đến hệ lụy khó lường cho tương lai của con trẻ, cho các bậc phụ huynh và cả xã hội. Chính vì thế, ngay từ khi con cái còn nhỏ, các bậc phụ huynh cần dạy cho con ý thức về việc học, về bản thân. Động viên, khuyến khích, quan tâm chia sẻ cùng con cái trong học tập là điều rất cần thiết, hơn là treo thưởng.
Cha mẹ mệt mỏi vì con phải học thêm "ngoại giao"
Nhiều phụ huynh thừa nhận việc học thêm ở trường hay giáo viên chủ nhiệm không hiệu quả với con nhưng vẫn phải miễn cưỡng cho con theo học. Những buổi học thêm "ngoại giao" khiến các con quá tải, không có thời gian học những thứ mình thích.
Ảnh minh họa
Con năm nay thi vào lớp 10 nên chị Hoàng Bích Phương (phố Núi Trúc, Hà Nội), vô cùng đau đầu với việc sắp xếp lịch học thêm cho con. Con dự định thi chuyên Toán, chị mất rất nhiều thời gian tìm thầy giỏi để con theo. Ngặt một nỗi, lịch học của con đang kín mít khiến chị không biết xoay xở thế nào.
"Sáng con học ở trường, chiều học thêm 4 giờ ở trường. Buổi tối, lại phải học thêm lớp nâng cao của các cô. Những lớp này không phù hợp với mục đích thi chuyên của con nhưng con không dám nghỉ. Với lịch học thế này, con không biết ôn thi môn chuyên vào thời gian nào. Cả tuần chỉ có 1-2 buổi trống thì không trùng với lịch của thầy dạy chuyên. Con và tôi vô cùng lo lắng. Không theo học ở các lớp luyện chuyên, chắc chắn con không có cơ hội đỗ chuyên. Nghỉ lớp học thêm của các cô, con sợ sẽ bị các cô "đối xử đặc biệt" ở lớp, con sẽ bị ảnh hưởng tâm lý", chị Phương trăn trở.
Trường hợp con gái chị Nguyễn Huyền Anh (Hoàng Văn Thái, Hà Nội), cũng gần tương tự. Chị Huyền Anh cho biết, chị và một số phụ huynh trong lớp cho con học tiếng Anh ở cô giáo bên ngoài. Chuyện đến "tai" cô chủ nhiệm dạy tiếng Anh, cô đã làm um trên lớp. Chị và các phụ huynh đành chấp nhận cho con học thêm tiếng Anh của cô với lớp học là tất cả học sinh của lớp. "Mấy chục học sinh dạy cùng một trình độ như thế, con muốn thi chuyên thì học kiểu gì, thi kiểu gì?", chị Huyền Anh bức xúc.
Cho con đi học thêm ở nhà cô, ở trung tâm cô giáo mở, với nhiều phụ huynh, đó là học "ngoại giao" để con được... yên ổn. "Không học thêm thì thỉnh thoảng phụ huynh lại nhận được điện thoại của cô "dọa". Con cũng sẽ khốn khổ khi điểm luôn bị thấp hơn các bạn, khi bài kiểm tra của con luôn bị trừ chỗ nọ chỗ kia. Còn đi học thêm thì con phải "quay cuồng" trong việc học. Đi học ở trường từ 6h30 sáng đến 12h. Con về ăn cơm buổi trưa, chưa kịp nghỉ ngơi thì 13h lại học phụ đạo ở trường, sau đó lại học 1 ca tại trung tâm của các cô đến 18h. Tối về, con lại phải làm "một núi" bài. Nhìn con ngáp ngắn ngáp dài mà thương", chị Đặng Thùy Linh (Hà Đông, Hà Nội), than thở.
Chỉ một số ít phụ huynh "cứng", học sinh bản lĩnh mới dám từ chối các lớp học thêm do giáo viên chủ nhiệm mở ra. "Những năm con học Tiểu học là cả chuỗi ngày "chiến đấu" thực sự với chuyện học thêm. Cả lớp, chỉ duy nhất mình con không đi học thêm cô chủ nhiệm. Áp lực điểm số, thành tích và cả những lần "nghe mắng oan" đè lên cả con cả mình. Không đi học thêm đồng nghĩa với việc chấp nhận học bạ không "đẹp" để có thể vượt qua vòng hồ sơ khi thi THCS trường chất lượng cao. Thế nhưng, tôi và con cùng xác định ngay từ đầu nên vượt qua một cách ổn thỏa", một phụ huynh chia sẻ.
Kiên định không cho con đi học thêm ở nhà cô chủ nhiệm suốt 11 năm nay, chị Hoàng Yến (Đội Cấn, Hà Nội), cho biết: "Có lúc hoang mang cũng muốn bỏ cuộc nhưng con kiên định bảo mẹ đừng lo. Con tự học thì điểm cao hay thấp cũng là của con. Cũng có lúc thấy con thiệt thòi nhưng con là đứa trẻ lạc quan nên con vượt qua được".
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải (tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi), các con học để thi chứ không học để làm vừa lòng ai. Thế nên, phụ huynh cần cân đối việc học thêm của con. Nếu con học ở lớp tốt rồi thì thôi các lớp khác và ngược lại. Đặc biệt, với những trẻ đang học lớp 9 mà tìm lớp học thêm không phù hợp, cho con đi học thêm quá nhiều, lớp ở trường, lớp bên ngoài, môn nào cũng đi học thêm thì sẽ không hiệu quả. Không nên để việc học hành của con rơi vào cảnh "cả nể cho nên hóa dở dang". Bố mẹ cần biết mục tiêu của con mình là gì, biết mình phải làm gì để giúp con đạt được mục tiêu đó.
Học sinh Hải Phòng hào hứng với "Thư viện 50K" Mô hình "Thư viện 50K" ngay trong lớp học ở Hải Phòng không chỉ lan tỏa văn hóa đọc trong mỗi học sinh, nó còn làm thay đổi cách tiếp cận văn hóa cho người đọc, đưa sách vươn xa. Ghi nhận của nhóm PV tại một số trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng, mô hình "Thư...