Câu chuyện giáo dục: Nụ cười của cô giáo cũ
Chúng tôi có dịp trở về thăm cô giáo chủ nhiệm cũ nhân dịp 8 tháng 3 sau nhiều năm trời biền biệt. Cô vẫn sống trong một căn nhà nhỏ giản dị, ấm cúng.
Ảnh minh họa: Đ.N.T
Trước hiên nhà là mấy chậu hoa hồng luôn đỏ nõn búp, ngoài vườn vẫn mấy luống cải ngồng luôn xanh tốt tươi. Chiếc bàn gỗ làm việc và kệ sách cứ dần bạc phếch màu nước sơn vì bụi thời gian, mà những tấm ảnh ngày nào thì vẫn cứ tươi những nụ cười cô trò.
Tốt nghiệp đại học, cô được điều về dạy môn sử tại trường huyện chúng tôi. Vì nhà cô ở tỉnh khác nên cô phải ở lại khu tập thể dành cho giáo viên trong trường. Lương không cao, đời sống giáo viên chật vật, ngoài giờ dạy, cô tranh thủ làm thêm nhiều việc. Sau nhiều năm tiết kiệm, chi tiêu tiện tặn, cô mua được căn nhà nho nhỏ gần trường và ở đến tận hôm nay.
Thuở học trò, chúng tôi thường “quy kết” những giáo viên đã lớn tuổi mà chưa lập gia đình là… khó tính! Nhưng cô thì không. Cô độc thân nhưng vẫn vui vẻ mà không hề… khó tính. Chuyện cô chưa chịu lập gia đình mãi sau này chúng tôi mới hiểu!
Video đang HOT
Trong một dịp gặp lại học trò cũ, cô kể: “Bà cụ mất cách đây 3 cái tết sau nhiều năm trời bị bệnh nan y dày vò. Em trai cô sau khi học xong đại học đã có công ăn việc làm và yên bề gia thất. Cô đã vừa nuôi mẹ bệnh yếu vừa nuôi em ăn học”. Giờ cô sắp về hưu và vẫn sống một mình trong căn nhà nhỏ ấy. Hỏi cô có buồn không, cô không trả lời mà cười rất tươi chỉ tay lên những tấm ảnh, những kỷ vật của biết bao thế hệ học trò.
Chúng tôi thầm hiểu nụ cười rất tươi ấy nơi cô. Nụ cười tươi hơn hàng trăm bông hoa, hàng vạn lời chúc gửi đến cô những ngày nhà giáo hay 8.3.
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: Cô giáo trẻ và quy định dễ thương ngày 8/3
Các con được cô giao nhiệm vụ trực nhật lớp hàng ngày. Con khoe, tháng 3 con và các bạn gái trong lớp không phải trực nhật, các bạn trai làm nhiệm vụ quét dọn lớp học, gấp gọn chăn gối sau giờ ngủ trưa. Cô giáo nói tháng 3 có ngày 8/3, các bạn trai phải ga lăng!
Tôi đưa đón con gái đi học mỗi ngày, dọc đường con ríu rít kể chuyện lớp học, cô giáo và các bạn. Cô giáo chủ nhiệm lớp con học trẻ trung, linh hoạt trong cách quản lý lớp học và gần gũi với các con.
Tôi ấn tượng với buổi họp phụ huynh tổng kết học kỳ I, cô giáo không nêu tên những em học sinh học kém, nghịch ngợm, thường xuyên quên đồ dùng học tập. Cô giáo trẻ chỉ mong muốn phụ huynh quan tâm hơn tới các con, để ý bài vở con học trên lớp và hướng dẫn con soạn sách vở đầy đủ.
Trẻ con đi học luôn nhớ trước quên sau, mải nghịch, mải chơi. Con gái tôi viết chậm, hay nói chuyện riêng trong lớp nên vở con chép thiếu bài trên bảng. Chắc hẳn trong lớp con, một số bạn mải nghịch nên buổi tối, nhóm Zalo chung của lớp lại có tin nhắn báo từ phụ huynh nhờ chụp lại bài vở. Cô chủ nhiệm luôn cẩn thận chụp lại bài trên bảng gửi cho nhóm lớp. Con gái hồn nhiên kể, con nói với cô: "Cô ơi, cô chụp lại bài trên bảng, con chưa làm xong bài". Tin nhắn hình ảnh cô giáo gửi thuận lợi cho phụ huynh theo dõi tình hình học của con trên lớp. Nếu con thiếu bài, tôi chép lại ra giấy nháp cho con làm, con không phải sang nhà bạn mượn vở nữa...
Trẻ con đi học hay mắc lỗi mải nghịch, mải chơi. Nhóm con có 4 bạn làm bài Mỹ thuật cô giao, hai bạn nam vo tròn bức tranh của nhóm thành quả bóng để chơi đùa khiến cô giáo Mỹ thuật rất bực. Chiều hôm ấy, con gái mếu máo nói với mẹ: "Mẹ ơi, cô giáo nhắc mẹ gọi điện cho cô, mẹ xin cho con đi mẹ". Tôi trao đổi với cô chủ nhiệm, xin số cô Mỹ thuật và trao đổi với cô, sẽ nhắc con hoàn thành bài và không nghịch ngợm trong giờ học. Tuần sau, con gái hớn hở khoe, con được điểm A bức tranh vẽ hoa quả. Tôi tặng con hộp bút màu mới để con chăm học hơn, vẽ đẹp hơn.
Cô giáo dạy con biết yêu cây xanh, giữ lớp sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định. Về nhà, con nhắc anh trai: "Anh uống sữa xong thì để vỏ hộp sữa cho em, em làm sạch và nộp cho cô". Con chăm chỉ cắt vỏ hộp, lấy bàn chải cọ sạch rồi phơi khô, để sẵn trong cặp sách. Con kể, các bạn trong lớp cùng nhau tích vỏ hộp sữa nộp cho cô giáo, đủ 100 vỏ hộp sữa giấy là đổi được một chậu cây xinh xắn trang trí lớp. Hoạt động nhỏ này giúp các con biết yêu quý và bảo vệ môi trường sống, hiểu về tác hại của rác thải và túi ni lông.
Cô giáo trẻ và các em học sinh.
Các con được cô giao nhiệm vụ trực nhật lớp hàng ngày. Con khoe, tháng 3 con và các bạn gái trong lớp không phải trực nhật, các bạn trai làm nhiệm vụ quét dọn lớp học, gấp gọn chăn gối sau giờ ngủ trưa. Cô giáo nói tháng 3 có ngày 8/3, các bạn trai phải ga lăng! Con vừa kể chuyện vừa cười khúc khích vì vui sướng. Tôi giải thích cho con biết ý nghĩa Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đây cũng là ngày những người bà, người mẹ, người chị được tôn vinh vì sự lao động hăng say, luôn hết lòng chăm lo gia đình.
Tôi dạy con bài hát Thầy cô cho em mùa xuân với những câu hát ngọt ngào, trong trẻo: "Một bông hồng em dành tặng cô, một bài ca em hát riêng tặng thầy...". Bài hát nhẹ nhàng mà sâu lắng nói lên công ơn thầy cô dạy dỗ con lớn lên mỗi ngày. Thầy cô miệt mài soạn giáo án, chấm điểm, sửa từng dấu chấm, dấu phẩy, từng phép toán sai cho học sinh để các con học giỏi hơn, chăm ngoan hơn. Thầy cô luôn động viên khen ngợi khi các con học tập tiến bộ: "Chữ con viết tròn đẹp hơn, con đọc to và rõ ràng, con biết viết lời nhắn, đoạn văn"... Con kể, cuối tuần cô tặng kẹo bánh, hình dán, đồ dùng học tập cho những bạn chăm chỉ, cố gắng vươn lên.
Con gái hát véo von và reo lên: "Con đã tìm ra món quà tặng cô giáo, đó là một bông hồng thật đẹp!".
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Sinh viên lao vào làm thêm, "quên" cả ra trường Lao vào làm thêm, kiếm tiền, nhiều sinh viên quên mất nhiệm vụ chính của mình là hoàn thành nhiệm vụ học ở giảng đường, thậm chí có người mất luôn cơ hội tốt nghiệp. "Hội sinh viên yêu trường" Học ngành Báo chí, nghe theo đàn anh, nghề báo chỉ cần kinh nghiệm, cần dấn thân, bài vở... nên từ năm 2,...