Câu chuyện giáo dục: Đổi mới giảng dạy có khả thi ở lớp 12 ?
Kể từ đầu năm học 2020 – 2021, Bộ GD-ĐT đã có nhiều thay đổi trong việc chỉ đạo giảng dạy ở các cấp học nên đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong các trường học.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trong giờ học môn tiếng Anh – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Trước tiên là tinh giản chương trình, chuyển một số bài dạy trong chương trình hiện hành sang phần tự học, đọc thêm; tiếp đến là việc bỏ bớt số đầu điểm kiểm tra. Theo đó, môn có nhiều tiết dạy như môn văn ở THPT chỉ còn 1 cột điểm kiểm tra định kỳ trong học kỳ 1 (theo chương trình hiện hành có đến 3 cột điểm kiểm tra định kỳ).
Nhờ đó, giáo viên (GV) tập trung được nhiều công sức cho việc giáo dục phẩm chất, bồi dưỡng đạo đức cho học sinh (HS), có nhiều thời gian để hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng sống, phát huy những năng lực của HS như học tập theo dự án (viết bản tin, phóng sự, thực hiện những cuộc phỏng vấn, viết tiểu phẩm, làm video clip… theo phong cách ngôn ngữ báo chí).
Ngoài ra, HS có nhiều thời gian để thuyết trình về một văn bản xã hội, tự nhiên; thực hiện chuyên đề như sân khấu hóa tác phẩm văn học, tạo thêm nhiều tiết tập làm văn nói (rèn luyện kỹ năng phát biểu trước tập thể – một kỹ năng cần thiết nhưng lại có số tiết rất ít ỏi trong chương trình hiện hành).
Qua các tiết đổi mới việc giảng dạy kể trên, GV có thể đánh giá toàn diện HS bên cạnh việc đánh giá kiến thức bằng điểm số qua các bài kiểm tra truyền thống. Chưa kể GV có thể quy thành điểm kiểm tra thường xuyên của HS qua các hoạt động sáng tạo để chuẩn bị cho việc học tập theo chương trình cải cách giáo dục mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên thực tế việc đổi mới giảng dạy khó có thể thực hiện ở lớp 12 bởi đề thi đánh giá nhận thức, hiểu biết cơ bản của HS cấp THPT chủ yếu ở lớp 12.
Do đó HS muốn làm được bài thì ít nhiều phải được sự hướng dẫn của GV. Chạy đua theo sự đổi mới nhưng đề thi lại ra theo hình thức cũ (truyền thống) thì hiếm có GV nào dám đổi mới việc giảng dạy theo hướng phát huy năng lực của HS, chưa kể một thực tế là đa số ban giám hiệu các trường đánh giá năng lực giảng dạy của GV không phải ở sự đổi mới mà ở cái gọi là “hiệu quả giảng dạy” (tỷ lệ tốt nghiệp của HS).
Nhờ những mạnh dạn đổi mới của Bộ GD-ĐT, đa số GV như được “cởi trói”, phát huy được nhiều hoạt động dạy học sáng tạo, phần nào khắc phục được bệnh thành tích, chạy đua theo điểm số. Tuy nhiên, sự đổi mới kể trên chỉ có thể trở nên phổ biến, rộng khắp khi Bộ GD-ĐT đổi mới cách ra đề thi từ nội dung cũng như hình thức.
Dạy thêm, học thêm: Những quy định phụ huynh cần biết
Giáo viên tuyệt đối không được phép dạy thêm với học sinh tiểu học, học sinh được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày và học sinh chính khóa.
Trường hợp không được dạy thêm
Điều 4, thông tư 17/2012/TT của Bộ GD-ĐT, quy định các trường hợp không được dạy thêm.
Thứ nhất, không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Thứ hai, không dạy thêm với học sinh được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.
Thứ ba, giáo viên đang giảng dạy tại các đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Thứ tư, không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Bộ GD-ĐT cấm tuyệt đối dạy thêm bậc tiểu học. (Ảnh:N.D)
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
Điều 3, thông tư 17 quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm:
- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng quá sức tiếp thu của người học.
- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
- Hoạt động dạy thêm phải được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Mức thu và quản lý tiền học thêm
Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.
Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục như thế nào? Thực tế, cũng do bệnh thành tích, hầu hết các trường thường tự đặt ra cho mình những chỉ tiêu vượt xa thực tế với mục đích cuối cùng là làm sao thành tích năm sau bắt buộc phải cao hơn năm trước. Bệnh thành tích đã và đang là một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục nước ta. Bởi kể...