Câu chuyện đi học lớp 1 của hai cha con
Từ khoảng hơn 1 tháng nay, tôi có thêm một nhiệm vụ mới, đó là hằng ngày, đúng 7h sáng phải dắt con trai ra đầu phố, để đúng 7h5′ sẽ có xe bus của trường cháu đón đi học (cách nhà 5km).
Đầu phố cũng là nơi trường tiểu học cũ mà 30 năm trước đặt trụ sở. Như vậy, con đường tôi dắt con đi học hằng sáng bây giờ cũng chính là con đường tôi đi học 30 năm trước. Cùng một con đường, 2 dấu chân của 2 chú bé 6 tuổi (con tôi hôm nay và tôi cách đây 30 năm trước) có gì giống và khác nhau?
Lựa chọn
Thế hệ chúng tôi ngày xưa nói chung chỉ có 2 lựa chọn: “ trường làng” gần nhà có thể đi bộ được như trường của tôi trước kia hoặc một trường điểm/chọn/chuyên của quận cách đó một vài cây số. Vì lựa chọn thứ hai phải thi đỗ mới được nên tất nhiên chỉ rất ít trẻ con ngày xưa được chọn lựa này. Phần lớn các gia đình tại Hà Nội đầu những năm 1990 đều bận rộn với cuộc sống mưu sinh. Việc cho con học gần nhà (hay đúng tuyến), có thể đi bộ được là lựa chọn của đại bộ phận người dân.
Ngày nay, ngoài những lựa chọn như trước kia, phụ huynh còn rất nhiều lựa chọn khác: chương trình có yếu tố nước ngoài, trường tư, trường quốc tế với các mức học phí từ thấp đến cao, thậm chí là rất cao (trái ngược với ngày xưa hầu như miễn phí). Trường học ngày nay cũng có thể sẽ không nhất thiết cứ phải ở gần nhà học sinh như trước kia mà có thể ở khá xa đến mức phải di chuyển bằng xe bus.
Về chương trình, sách học, cũng có sự khác biệt giữa hai thế hệ. Nếu như trước đây, thế hệ của tôi chỉ có một loại sách duy nhất, với một chương trình thống nhất trong cả nước thì từ năm học này, trên cả nước, có tất cả 5 bộ sách giáo khoa (con số có thể còn tăng thêm trong những năm tới), bên cạnh các chương trình quốc tế. Hơn thế nữa, từng trường cũng có thể tùy chỉnh, thêm bớt tương đối dễ dàng. Ngay cả khi phụ huynh ngày nay không hài lòng với các chương trình chính quy, họ cũng sẽ có rất nhiều lớp học thêm với đủ các nội dung từ ngoại ngữ, lập trình, cho đến kỹ năng sống, STEM…
Về cách thức vận hành, trường học ngày nay cũng đã vận hành khác xưa. Từ chỗ chỉ học một buổi vào những năm 1980-1990, phần lớn các trường tiểu học ngày nay đã học 2 buổi/ngày. Ở bậc cao hơn, tuy không bắt buộc nhưng cũng đã có rất nhiều trường tổ chức cả 2 buổi học. Trẻ em ngày xưa, hết một buổi học là về nhà ăn trưa, buổi chiều tự học, chơi hoặc có khi phụ giúp gia đình làm thêm tùy hoàn cảnh. Trẻ em ngày nay, phần lớn học bán trú, sinh hoạt ở trường nửa ngày, bên cạnh học chính khóa thì còn ăn trưa (nhiều nơi còn có cả ăn sáng), nghỉ trưa, vui chơi, sinh hoạt câu lạc bộ…
Ở góc độ vĩ mô, chất lượng và bình đẳng là hai cột trụ quan trọng của bất cứ nền giáo dục nào. Giáo dục ngày nay có nhiều lựa chọn hơn, đa dạng hơn, tiện ích hơn và có thể là chất lượng hơn nhưng có một khía cạnh thì có lẽ không thể bao giờ bằng được như xưa, đó là sự bình đẳng. Thật vậy, giáo dục phổ thông trước đây hầu như là miễn phí nhưng những lựa chọn giáo dục hôm nay, không phải cái nào cũng vậy.
Trẻ em hôm nay có thể được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, được ngồi trong các phòng học hiện đại với sĩ số ít hơn hẳn so với ngày xưa, bữa trưa tại trường của một học sinh cấp 1 có thể không khác mấy so với thực đơn tại nhà hàng…, chỉ có điều mọi thứ đều cần có điều kiện: chi phí phù hợp. Từ góc độ dịch vụ, hẳn nhiên tôi hiểu “không thể có bữa ăn miễn phí”.
Nhưng, từ góc độ giáo dục, tôi không thể không suy nghĩ. Bởi giáo dục không chỉ là việc cung cấp và trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học mà giáo dục còn là phương tiện để giúp những con người có xuất phát điểm thấp có cơ hội được đổi đời. Giáo dục, theo nghĩa nguyên thủy nhất của nó phải là phương tiện giúp giảm bớt bất bình đẳng chứ không phải là chất xúc tác cho việc nới rộng bất bình đằng. Mặc dù vậy, rõ ràng, gia tăng bất bình đẳng đang nổi lên như một vấn đề lớn của giáo dục nước ta hiện nay.
Video đang HOT
Mất niềm tin
Niềm tin cũng là một điều trở nên khan hiếm hơn xưa. Năm xưa, cũng trên con đường từ nhà đến trường, cha tôi chỉ cần chào tôi ở cửa nhà. Một đứa bé 6-7 tuổi như tôi khi đó, hoàn toàn có thể tự đến trường gần nhà mà không cần ai dắt. Hiện nay, nếu tôi nói để con tôi tự đi ra chỗ đợi xe bus, chắc chắn tất cả sẽ phản đối tôi. Năm xưa, phụ huyng trao con cho nhà trường là hoàn toàn yên tâm. Ngày nay, ở nhiều nơi, lớp học phải được gắn camera để khi cần, phụ huynh có thể xem lại hình ảnh “cô làm gì với con mình”.
Năm xưa, cả nước chỉ có 1 bộ sách thì ngày nay, học sinh có 5 bộ sách để lựa chọn. Về mặt lý thuyết, bộ sách hôm nay đa dạng hơn, phong phú hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức từ các nước tiên tiến hơn. Nhưng, thực tế, người dân nói chung và phụ huynh nói riêng hiện nay vẫn không tin. Và hẳn nhiên, việc mất niềm tin này không phải vô cớ.
Thay lời kết
Những chuyện tôi kể ở trên là những điều tôi suy nghĩ mãi trong hơn một tháng qua, khi tôi tạm biệt con trai ở chỗ đợi xe bus và đi bộ về nhà. 30 năm, cũng một cung đường, có 2 chú bé cùng một đất nước, cùng một thành phố, cùng một họ, cùng một dòng máu và cùng đi học nhưng 2 bước chân có những tâm thế và bối cảnh khác nhau hoàn toàn. Câu chuyện của hai cha con nhưng thực chất nó cũng là câu chuyện chung của cả nền giáo dục sau 30 năm.
Có những thứ tốt lên nhưng cũng có những thứ khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tôi không biết 30 năm nữa, liệu cũng trên cung đường này, con trai tôi có lại dẫn con của nó đi học như tôi hôm nay hay không. Tôi hy vọng khi đó, những điểm mới, điểm tốt của giáo dục hôm nay sẽ tiếp tục được cải thiện và những vấn đề tôi nêu ra trong bài này sẽ không xấu hơn hoặc tốt hơn cả là sẽ được giải quyết.
Hưng Yên: Lan tỏa phong trào đổi mới dạy học
Với sự quan tâm đầu tư của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên, việc đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá được lan tỏa rộng rãi trong toàn ngành GD-ĐT tỉnh Hưng Yên.
Thầy trò trường THPT Ân Thi (Hưng Yên) thi đua dạy tốt học tốt
Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa
Ông Nguyễn Duy Hưng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đặc biệt quan tâm đến Giáo dục. Ngân sách chi cho GD-ĐT tăng hàng năm, công tác XHH giáo dục với sự tham gia đóng góp của toàn xã hội.
Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ở các nhà trường được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh xây mới được hơn 3600 phòng học với tổng kinh phí đầu tư trên 1200 tỉ đồng. 100% các trường THCS THPT được trang bị máy chiếu màn chiếu đa năng phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
Dù số lượng trường học ở các cấp học bậc học giảm do thực hiện chủ trương sáp nhập hợp nhất cơ sở GD nhưng mạng lưới GD Hưng Yên vẫn phát triển về quy mô đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tỉ lệ trẻ nhà trẻ đến trường đạt trên 41,5%, trẻ mẫu giáo 99,2%, 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp một, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6.
Hưng Yên đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục cả về tư tưởng, đạo đức cùng năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD. Đến nay tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn bậc mầm non đạt 74%, tiểu học trên 96%, THCS 75%, THPT 23,5%.
Với sự quan tâm đầu tư của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, ngành GD ĐT Hưng Yên đã đạt được những kết quả tự hào. Hưng Yên là tỉnh thứ 8 của cả nước đạt chuẩn giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2. Việc đổi mới hình thức dạy học cũng như kiểm tra đánh giá được lan tỏa rộng rãi trong toàn ngành.
Trong đó bậc mầm non dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ khám phá trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm học bằng chơi, chơi mà học. Các cơ sở GDPT thực hiện đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, giúp học sinh phát triển tư duy, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục toàn tỉnh đẩy mạnh hình thức giáo dục STEM, phát động phong trào nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Nhiều học sinh Hưng Yên đạt giải cao trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia, nhiều GV HS đã có những sáng tạo tích cực, có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Công tác kiểm tra đánh giá học sinh cũng được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, chú trọng vào khả năng sáng tạo, chuyển từ đánh giá kết quả học tập cuối kì sang đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức. Học sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá.
Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước cải thiện, giáo dục mũi nhọn khởi sắc. Hàng năm tỉ lệ học sinh Hưng Yên tốt nghiệp THPT luôn cao hơn tỉ lệ bình quân chung của cả nước. Hàng năm có 54,22% thí sinh tốt nghiệp THPT đỗ đại học, trong đó có nhiều em đỗ thủ khoa. Tỉ lệ HSG quốc gia luôn vượt chỉ tiêu đề ra, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi cấp quốc gia và quốc tế.
Cô Trần Thị Thúy - giáo viên bộ môn Tiếng Anh Trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên) có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, lọt top 50 giáo viên toàn cầu
Phát triển giáo dục toàn diện, tăng cường hội nhập quốc tế
Cùng với truyền tải kiến thức, các nhà trường chú trọng giáo dục đạo đức lối sống cho HS thông qua việc đổi mới các môn GD thể chất, GD quốc phòng an ninh, các hoạt động tri ân tưởng nhớ các bậc tiền bối cách mạng, các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các bạn khó khăn. Bên cạnh đó sự ra đời của các CLB văn hóa thể thao trong các nhà trường cũng giúp cho học sinh phát huy năng khiếu, tạo sân chơi lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.
Sở GD&ĐT Hưng Yên cũng khuyến khích các nhà trường liên kết với nhau hoặc hợp tác với các trường ĐH, CĐ, các đối tác nước ngoài trong đào tạo nghiên cứu khoa học. Điển hình là chương trình hợp tác với Sở GD&ĐT Incheon của Hàn Quốc bồi dưỡng cho hơn 200 GV theo mô hình giáo dục thông minh đã thực hiện thành công ở nước bạn.
Thời gian qua, ngành GD-ĐT Hưng Yên chú trọng ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy. Tất cả các đơn vị đều sử dụng phần mềm quản lí nhân sự, hệ thống sinh hoạt chuyên môn trực tuyến, hệ thống ngân hàng câu hỏi, phần mềm soạn bài giảng e-learning, sản xuất chương trình dạy học trên truyền hình.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, ngành GD-ĐT Hưng Yên còn gặp một số khó khăn như thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc mầm non, tiểu học; cơ sở vật chất ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu và chưa đồng bộ; một số địa phương như Văn Lâm, Yên Mỹ, Văn Giang, Mỹ Hào có tỉ lệ dân số cơ học tăng nhanh nên xảy ra tình trạng thiếu phòng học, phòng chức năng tại một số nhà trường.
Ông Nguyễn Văn Phê- Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết: Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, ngành GD Hưng Yên tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi với căn bản GD-ĐT, thực hiện tốt chỉ thị 05 đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa GDPT giai đoạn 2021-2025.
Để làm tốt việc đó, ngành tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Trong đó tiếp tục nâng cao năng lực tự chủ của các cơ sở giáo dục, quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, làm tốt công tác hợp tác quốc tế, vận dụng các mô hình giáo dục tiên tiến của các nước vào các cơ sở giáo dục trong tỉnh; làm tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong đổi mới giảng dạy và quản lí của các nhà trường.
Đẩy mạnh giáo dục STEM trong nhà trường: Từ lớp học ra cuộc sống Để thầy, trò có thêm cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ, khơi dậy đam mê nghiên cứu, ứng dụng kiến thức vào thực tế, TPHCM tiếp tục đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường học, tuỳ vào điều kiện của các trường. HS Trường THCS Lê Quý Đôn (Quận 3) thực hành trong phòng STEM. Ảnh: P.Nga Những điểm sáng Cách...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

NSND Thanh Nam: "Tía" Mai Phương, xuất thân nhà nông, U70 ở biệt thự 1000m2
Sao việt
17:31:12 28/04/2025
Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025
Sau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con trai
Sao châu á
17:06:19 28/04/2025
Đang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụng
Tin nổi bật
17:04:44 28/04/2025
Châu Âu tham gia cuộc đua khoáng sản giữa các siêu cường
Thế giới
17:01:26 28/04/2025
Nhóm OPlus: "Vợ không giữ tiền của chúng tôi từ lâu rồi"
Nhạc việt
16:58:55 28/04/2025
Thiếu nữ Việt được gọi là "bạch nguyệt quang trong truyền thuyết": 5 tuổi đã vào showbiz, 14 tuổi cao 1m70, visual đỉnh
Netizen
16:57:55 28/04/2025
DANAFF III tôn vinh "Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh"
Hậu trường phim
16:56:32 28/04/2025
Cửa chính nên bố trí mở ra ngoài hay hướng vào trong nhà để chuẩn phong thủy?
Trắc nghiệm
16:56:04 28/04/2025
Một nàng hậu đang có sự thăng hạng nhan sắc mạnh mẽ, đã vậy còn ngày càng mặc đẹp
Phong cách sao
16:55:44 28/04/2025