Câu chuyện “bé xách đỡ mẹ” trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện

Theo dõi VGT trên

Nguyễn Siêu (tốt nghiệp xuất sắc ĐH Vassar – Mỹ, hiện làm việc tại tập đoàn truyền thông lớn Paramount Network) cho biết, bản thân cũng từng được học câu chuyện “Bé xách đỡ mẹ” mà đang bị nhiều người phê phánvô giáo dục. Tuy nhiên, chàng cựu học sinh Thực nghiệm khẳng định, bài đọc ấy không dạy cho trẻ em thói hư tật xấu, trái lại dạy chúng tư duy phản biện từ rất sớm.

Từng là một người học chương trình công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại trọn vẹn 5 năm ở trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội), trước tranh cãi của dư luận về chương trình này, Nguyễn Siêu có bài phân tích “Công nghệ giáo dục: Một cách nhìn toàn cảnh”.

Dưới đây là phần 1 của bài phân tích. Theo đó, Nguyễn Siêu chỉ rõ trải nghiệm của bản thân về một số điểm đáng lưu ý trong sách Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại trong đó, có mẩu chuyện “bé xách đỡ mẹ” đang gặp không ít phê phán, tranh cãi về tính giáo dục:

Ngày xưa tôi học trường tiểu học Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội). Chương trình tôi được giảng dạy trong suốt 5 năm 2001-2005 chính là chương trình Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại mà dư luận đang có nhiều tranh luận. Sau bài viết hôm trước giải thích tại sao chúng tôi lại học ngôn ngữ từ những hình tròn, hình vuông, tôi nhận được nhiều tin nhắn hỏi rằng ngoài những khối tròn vuông ấy thì chúng tôi còn được học gì ở trường Thực nghiệm nữa. Để đưa ra một bức tranh toàn cảnh hơn về chương trình giáo dục mà mọi người đang cho là “khác biệt” này, tôi muốn chia sẻ tất tần tật những điều dưới đây về 5 năm đi học có lẽ là vui nhất, hạnh phúc nhất, hiếu kỳ nhất của mình.

Ở trường Thực nghiệm, chúng tôi luôn tự hiểu rõ bộ sách giáo khoa mình học có rất nhiều điểm khác biệt so với các bạn trường khác. Tôi vẫn luôn thấy tự hào về điều này, mặc dù trong con mắt của nhiều người sự khác biệt là một điều mạo hiểm. Thấm thoắt 17 năm đã trôi qua từ ngày tôi bắt đầu cắp sách tới trường, nên những chia sẻ dưới đây chỉ là những mảnh ghép vụn vặt của ký ức mà tôi cố gắng lục lọi mấy ngày qua, có lẽ cũng chưa thể đầy đủ để lột tả hết một công trình giáo dục đồ sộ.

Bên cạnh đó, tôi cũng chưa một lần được học theo bộ sách đại trà của các bạn ở trường khác, nên nếu có những điểm trùng lặp, giống nhau, không đáng mang ra so sánh, mong mọi người thông cảm. Điều số 1 tới số 7 ở dưới đây nói về chương trình tiếng Việt. Từ điều số 8, tôi viết về chương trình Toán, Tiếng Anh, một số môn khác, cũng như việc trường không chấm điểm, không xếp loại, cho các bạn quan tâm.

Câu chuyện bé xách đỡ mẹ trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện - Hình 1

Nguyễn Siêu (thứ 3 từ trái sang), một người học chương trình công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại trọn vẹn 5 năm.

1. Tôi đã thi vào lớp 1 trường Thực nghiệm thế nào?

Ngày ấy, tôi không đơn giản chỉ nộp hồ sơ rồi nghiễm nhiên trở thành một học sinh Thực nghiệm. Tôi phải đăng ký dự thi cùng rất nhiều bạn khác. Bài thi không kiểm tra vốn hiểu biết, mà kiểm tra phản xạ và lối suy nghĩ logic. Chúng tôi được phát cho những mẩu giấy hình tròn, hình vuông, hình tam giác. Cô giáo sẽ đọc một bài thơ, cứ khi nghe thấy một từ nào đó được yêu cầu trước (ví dụ như khi nghe thấy từ “cò” trong một bài ca dao cô đọc), thì sẽ đặt một hình tam giác xuống bàn. Hoặc như trong bài thi của tôi, cô giáo đọc một truyện ngắn và sau đó hỏi lại là con gấu trong truyện “gừ” mấy tiếng. Đó một trong những bài thi đầu đời tôi phải vượt qua để có một suất trong ngôi trường này.

Câu chuyện bé xách đỡ mẹ trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện - Hình 2

2. Chúng tôi học khối vuông, khối tròn, vì trong tự nhiên con người phát âm trước khi biết viết chữ

Trong bài viết trước, tôi đã giải thích tại sao học sinh lớp 1 ở trường Thực nghiệm lại chỉ từng hình vuông, hình tròn, rồi đọc vanh vách một câu thơ. Nếu sách giáo khoa đại trà dạy chữ viết trước (và bắt đầu bằng chữ “e”), thì trường Thực nghiệm dạy về âm trước, do thuận theo tự nhiên thì chúng ta biết nói trước khi biết viết. Ký hiệu mỗi “tiếng,” tức đơn vị ngữ âm hoàn chỉnh được phát ra, bằng hình tròn, hình vuông là để chúng tôi nhận biết nếu mắt nhìn thấy 8 tiếng, thì miệng cũng phải phát ra 8 tiếng, 8 âm thanh. Hình khối cũng chỉ là “vật thay thế” cho “vật thật,” tức âm thanh, một triết luận cơ bản của ngôn ngữ và truyền thông.

Video đang HOT

Đây chỉ là những bài học đầu, trước khi học sinh Thực nghiệm bắt đầu học cụ thể về mặt chữ, rồi mới học về nghĩa. Khi học về âm, điều quan trọng là làm thế nào để học sinh “quên” đi nghĩa, khiến chúng tập trung 100% vào cách phát âm, rồi sau khi nắm chắc kiến thức ngữ âm thì mới học tiếp các khía cạnh khác của ngôn ngữ. Đó chính là phương pháp căn bản của khoa học giáo dục mà có lẽ nhiều người không hiểu.

Câu chuyện bé xách đỡ mẹ trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện - Hình 3

Khi đã bạn biết tới tận ngọn ngành của một thứ gì đó và bạn muốn truyền đạt điều này cho ai đó, bạn luôn muốn truyền đạt tất cả mọi thứ một lúc, giải thích thật cặn kẽ để họ có thể hiểu được một vấn đề từ A tới Z. Tuy nhiên, học sinh tiểu học không suy nghĩ như vậy. Muốn giảng dạy một vấn đề phức tạp như ngôn ngữ, phải đi thật chậm, thật dần dần, phải dạy riêng rẽ từng thứ một. Đây là tại sao “giáo dục” là một ngành, chứ không phải ai muốn “dạy” là cũng “dạy” được. “Giáo dục” cần phương pháp.

Một ví dụ là tôi học Hoá cấp 2, có những hợp chất với sắt (tại sao có cả FeS lẫn FeS2) tôi thấy được viết không giống quy tắc được học khi cân bằng phương trình hoá học, nhưng lúc ấy cô giáo bảo cứ biết là như vậy, tới cấp 3 mới bắt đầu học về hoá trị với số oxi hoá, lúc ấy mới hiểu lý do đằng sau những cái “bất quy tắc” kia. Có những cái phải để từ từ, theo thời gian rồi dần dần học sẽ hiểu, không thể một dạy một lúc được luôn. Trong trường hợp này cũng vậy, để tập trung vào “âm,” học sinh cần quên phần “nghĩa” tạm thời. Những hình vuông, hình tròn sinh ra để thay thế cũng một phần vì mục đích này.

3. Khối vuông, khối tròn trở nên hữu ích cho việc tách vần

Từ việc sử dụng hình khối để “đại diện” cho “tiếng,” chúng tôi bắt đầu “đặt” tiếng vào hình khối để phân tách chúng ra. Chúng tôi đặt tiếng “ba” vào một hình chữ nhật, kẻ hai vạch thẳng song song để tách âm “b” và âm “a” ra (nhìn hình minh hoạ bên dưới).

Câu chuyện bé xách đỡ mẹ trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện - Hình 4

Đây là một cách học phát âm giàu tư duy hình ảnh, và chính vì nó mà tôi phát âm tiếng Việt rất nhanh.

Từ đây, chúng tôi được học là một “tiếng” có thể có hai phần, là “phần đầu” và “phần vần.” Tiếp theo, trong “phần vần,” chúng tôi tiếp tục kẻ hai vạch thẳng để tách thành 3 phần: “âm đệm,” “âm chính” và “âm cuối.” Ví dụ như từ “Loan” (tên mẹ tôi), “L” là phần đầu,” “O” là âm đệm, “A” là âm chính, “N” là âm cuối. Chúng tôi được học là trong 4 phần trên, một tiếng có thể mất âm đầu, âm đệm và âm cuối, nhưng luôn có âm chính, không thể thiếu được. Dấu thanh cũng được đặt lên phía trên của mô hình chữ nhật này để thay đổi cách phát âm.

Đây là một cách học phát âm giàu tư duy hình ảnh, và chính vì nó mà tôi phát âm tiếng Việt rất nhanh. Mỗi khi nhìn vào một “tiếng,” tôi đầu hình dung trong đầu mô hình này và có thể phát âm được ngay lập tức. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn chia sẻ về phương diện cá nhân rằng nhờ cách học này mà tới hiện nay tôi tư duy hầu hết mọi thứ đều bằng hình ảnh. Tôi ghi nhớ một kỷ niệm bằng hình ảnh. Tôi phân tích truyền thông bằng hình ảnh. Tôi thậm chí cũng dùng một ấn tượng hình ảnh để ghi nhớ âm thanh. Tôi không biết lối tư duy hình ảnh này có vượt trội hơn những lối tư duy khác hay không, nhưng nó khiến cá nhân tôi đánh giá một sự vật, sự việc nhanh nhẹn hơn, cuộc sống cũng dễ dàng hơn nhiều phần.

4. Đánh vấn “ie” là “ia” là theo âm chứ không phải theo chữ

Ngoài hình vuông, hình tròn, một trong những điều mọi người tranh cãi là tại sao lại đánh vần “iê” là “ia” mà không phải là “i-ê.” Theo như tôi đã viết ở trên, triết lý Công nghệ giáo dục là dạy âm thanh trước, chữ viết theo sau và phục vụ cho âm thanh.

Câu chuyện bé xách đỡ mẹ trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện - Hình 5

Đánh vần vì thế dựa vào âm thanh chứ không phải dựa vào cách viết. Theo đó, “iê” không phải là hai nguyên âm, mà là một nguyên âm đôi, vì chúng ta không bao giờ để chúng đứng một mình không có âm cuối. Ví dụ như chúng ta viết “Sia” chứ không bao giờ viết “Siê,” và để viết “Siê” thì phải có một âm cuối, ví dụ như “Siêu” thì nó mới tồn tại. Vì thế, “iê” chỉ là một thể dạng khác của nguyên âm “ia” chứ không phải một thực thể của riêng nó. Cách đánh vần “iê” vì thế cũng là “ia,” chứ không phải là “i-ê.” Trong mô hình chữ nhật mô tả “tiếng” ở bên trên, “iê” cũng được viết cùng nhau trong ô “âm chính,” chứ không phải viết “i” ở âm đệm và “ê” ở âm chính, vì chúng đi liền nhau trong một “nguyên âm đôi”.

Nguyên âm đôi cũng là một trong những điều chúng tôi học cuối cùng, và cũng là khó nhất, trong phần ngữ âm này, nhưng chúng thực sự không hề khó một khi bạn hiểu bản chất vấn đề. Người lớn có thể thấy khó hiểu vì họ quen khái niệm “đánh vần” tức là “đọc” lại chữ viết, tức là chữ có trước, âm thanh có sau. Công nghệ giáo dục quan niệm ngược lại. “Đánh vần” là đọc bật lên một âm thanh, độc lập khỏi con chữ, vì âm thanh có trước, chữ chỉ để ghi lại âm thanh mà thôi.

5. “Gà qué”, “đi bể”, “quả muỗm” dạy cách trân trọng sự khác biệt của mỗi địa phương

Nhiều người tự hỏi, tại sao lại dạy trẻ em những từ mà nó còn không biết nghĩa là gì. Ví dụ, “bể” là từ địa phương, tại sao lại dạy trẻ một phương ngữ không quen thuộc? Thứ nhất, như đã nói ở trên, chương trình này dạy cách phát âm đầu tiên, và trong quá trình học âm, chúng ta chưa quan trọng ngữ nghĩa.

Thứ hai, những người chỉ trích điều này có lẽ quên mất, đi học là để tiếp thu những điều mới, chứ không phải chỉ làm quen với những thứ quen thuộc. Tôi nhớ hồi học tới từ “bể,” tôi cũng thắc mắc hỏi cô, thì được giải thích “bể” là một từ đồng nghĩa với “biển,” có những địa phương khác dùng. Một giây sau, tôi hiểu ngay, thích thú, chứ không õng ẹo không chịu học như một vài câu chuyện trên mạng.

Đây là kiến thức mới, mình đến trường để học cái mới, chứ tại sao lại đòi chỉ học những cái quen thuộc? Nhờ học được từ “bể” mà tôi mới à ra, tại sao người ta lại gọi là “nem cua bể.” Nó dạy cho tôi hai điều: một là cách liên kết giữa những từ đồng nghĩa với nhau, để biết nhiều hơn, tăng vốn từ cho mình, và hai là biết rằng Việt Nam có rất nhiều địa phương khác nhau, nhiều tỉnh thành khác nhau, nhiều phương ngữ khác nhau, từ đó hiểu thêm rằng không phải ai cũng nói giống mình, dùng từ giống mình, biết cách trân trọng sự khác biệt.

6. Câu chuyện “bé xách đỡ mẹ” dạy tư duy phản biện

Tôi cũng từng được học câu chuyện “Bé xách đỡ mẹ,” hiện đang bị nhiều người phê phán là vô giáo dục, dạy cho trẻ em thói hư tật xấu. Tôi có thể chia sẻ trong trải nghiệm của tôi, là tôi đã từng đọc câu chuyện này ở trường Thực nghiệm, và tới ngày hôm nay vẫn chưa một lần vô ơn với ai. Hồi đó, khi đọc câu chuyện này, tôi chỉ cười. Tôi cười vì tôi hiểu thằng bé ranh ma, láu cá. Tôi cười vì tôi biết đây chỉ là một câu chuyện cười thâm thúy mà thôi.

Câu chuyện bé xách đỡ mẹ trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện - Hình 6

Bài đọc “Bé xách đỡ mẹ” trong sách Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại đang gây tranh cãi về tính giáo dục.

Ở 6 tuổi, tôi nghĩ một đứa trẻ con đã hiểu đủ để biết đây không phải là cách cư xử nhà trường đang khuyến khích. Ở 6 tuổi, một đứa trẻ con đã đủ thông minh để biết đây chỉ là một truyện cười. Trong trường Thực nghiệm, chúng tôi chưa bao giờ được các cô bắt đọc một câu chuyện và yêu cầu, “Hãy làm đúng y hệt những gì người ta làm”. Không, những bài đọc trong sách Thực nghiệm không mang tính chất giáo lý, mục đích không phải để khiến trẻ công nhận là đúng và học theo.

Những bài đọc này khuyến khích trẻ tự hỏi bản thân mình, cái gì ở đây hay, cái gì không hay, cái gì buồn cười, tại sao lại buồn cười. Đây là mấu chốt của Tư duy phản biện. Ở trường Thực nghiệm, chúng tôi đã được học tư duy phản biện từ rất sớm như thế. Chúng tôi không học theo kiểu cái gì nhà trường giảng thì mình tự coi là đúng. Chúng tôi học cách tự đưa ra đánh giá, nhận xét của mình.

(Còn tiếp phần 2…)

Nguyễn Siêu

(Từ New York, Mỹ)

Theo Dân trí

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ về "sự tích" dạy đọc ô vuông, hình tròn

Sáng 8/9, GS Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của chương trình Công nghệ giáo dục đang gây tranh cãi với cách đánh vần "ô vuông, hình tròn" đã có buổi trao đổi về giáo dục trong thời đại 4.0.

GS Hồ Ngọc Đại - chủ biên của cuốn sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục hiện đang gây xôn xao dư luận đã có những chia sẻ về lịch sử hình thành của Giáo dục thực nghiệm tại Việt Nam.

Xuất thân từ vai trò một giáo viên dạy Toán vào những năm 60, GS Hồ Ngọc Đại nhận ra sự bất cập trong phương pháp dạy học và truyền đạt kiến thức cho học sinh phổ thông thời điểm bấy giờ. Theo ông, giáo dục đã có những thất bại nhất định, cần phải có sự thay đổi về cả phương pháp và nội dung trong giáo dục phổ thông. Năm 1968, ông là một trong hai người được cử sang Liên Xô để học tập kiến thức cũng như tiếp thu các phương pháp học tập mới.

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ về sự tích dạy đọc ô vuông, hình tròn - Hình 1

GS Hồ Ngọc Đại.

"Sự vượt trội của chương trình thực nghiệm là lấy học sinh làm trung tâm, tất cả những kiến thức đều được các em tiếp thu một cách trực quan. Ví dụ dạy phép nhân cho học sinh tiểu học: Thay vì dạy từ phép cộng, tôi sử dụng cốc nước nhỏ và to cho trực quan. Cứ 1 cốc nước to bằng 3 cốc nước nhỏ, cho học sinh đổ 15 cốc nước nhỏ vào ca, thì đúng bằng 5 cốc nước to vào ca. Học sinh lúc này tự suy ra được 5x3 sẽ bằng 15", GS Hồ Ngọc Đại kể lại.

Thấy phương pháp này hiệu quả, GS Hồ Ngọc Đại còn thử áp dụng dạy Đại số cho học sinh lớp 1 tại Liên Xô thì các em đều có thể giải được phương trình 1 ẩn, 2 ẩn, kết quả một nghiệm, vô nghiệm.

"Học sinh tiểu học suy nghĩ rất đơn giản, nếu phương pháp sai thì các em không thể nào hiểu được. Tôi làm giáo dục là tác động tới đời sống của người khác, vì thế tôi phải có trách nhiệm với chương trình của mình", GS Đại khẳng định.

Theo GS Đại, phương châm giáo dục cũ noi gương thánh hiền, nền giáo dục hiện đại phải tự phát triển, noi gương chính bản thân nó. "Trước đây có 5% dân số đi học, thì giáo dục thế nào chả được. Hiện nay 100% đi học thì phương pháp phải khác, không thể giữ cái cũ mãi được", GS Đại nói.

Trước đó, cách đánh vần của chương trình Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục nhận phải sự phản ứng trái chiều từ phía dư luận. Đặc biệt với cách chia tiếng trong một câu ra thành các hình vuông, tròn gặp sự phản ứng dữ dội vì nhiều phụ huynh cho rằng quá khó hiểu với học sinh tiểu học.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, cựu học sinh của chương trình công nghệ giáo dục lại đứng ra cho rằng phương pháp dạy này logic, ngắn gọn và dễ hiểu.

Theo Dân Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024
Nữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếngNữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếng
06:34:36 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính

Pháp luật

09:49:42 19/12/2024
Lúc đó ngọn lửa bùng lên rất dữ dội nên không có cơ hội để thoát ra bằng cửa chính , anh Vũ Văn Khanh, người may mắn thoát nạn trong vụ cháy 11 người tử vong ở Hà Nội, bàng hoàng kể.
Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Sức khỏe

09:14:13 19/12/2024
Biotin rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất acid béo, rất cần thiết cho sức khỏe của da. Thiếu hụt biotin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như viêm da hoặc phát ban đỏ, có vảy.
Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Nhạc việt

09:11:34 19/12/2024
Tối 18/12, Hoàng Dũng đã phát hành sản phẩm âm nhạc Cuối tuần (1825) , tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình nghệ thuật.
Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hậu trường phim

09:06:10 19/12/2024
Dàn diễn viên phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ gồm Trấn Thành, Lê Giang, Uyển Ân, Tiểu Vy, Kỳ Duyên... tung bộ ảnh mừng Giáng sinh khiến công chúng rần rần
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Góc tâm tình

08:58:30 19/12/2024
Tôi nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân ấy chỉ để chiều lòng bố mẹ, nhưng không ngờ, người chồng tôi lấy lại hết lòng yêu thương, chiều chuộng, cho tôi một cuộc sống hạnh phúc ngoài mong đợi.
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Sao châu á

08:56:25 19/12/2024
Hyun Bin tham dự show truyền hình sau 13 năm. Tại đây, tài tử đã có nhiều chia sẻ về sự nghiệp và cuộc sống gia đình với Son Ye Jin.
Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Du lịch

08:45:45 19/12/2024
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Thế giới

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.