Cầu cạn hơn 5.000 tỷ đồng ở Hà Nội
Đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long đang thảm nhựa và lắp khe co giãn, dự kiến hoàn thiện vào đầu tháng 9.
Dự án cầu cạn vành đai 3 từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long dài hơn 5 km, sau hơn 2 năm khởi công, đến nay đã hoàn thiện trên 90% tiến độ. Các nhà thầu đã thi công trải thảm nhựa được hơn một nửa tuyến đường. Ảnh: Phạm Hùng
Cầu cạn rộng 24 m, được thiết hế hai chiều đường. Mỗi chiều có hai làn xe ôtô và một làn khẩn cấp. Đến nay nhiều đoạn phía đầu cầu Thăng Long, qua khu đô thị Ciputra (quận Tây Hồ) đến công viên Hoà Bình (quận Bắc Từ Liêm) đã hoàn thiện thảm nhựa; dự kiến trong một vài ngày tới sẽ được kẻ vạch sơn phân làn.
Mặt cầu đoạn được trải nhựa cách đây vài ngày. Ngày 13/8, ông Phạm Anh Tú – Giám đốc hiện trường dự án, đại diện chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Thăng Long – Bộ Giao thông Vận tải) cho biết nếu thời tiết thuận lợi, trong 10 ngày việc thảm nhựa sẽ hoàn tất.
Dải phân cách giữa của cầu cạn đã được lắp đặt cùng hệ thống đèn chiếu sáng. Loại dải phân cách này được thiết kế tương đồng với tuyến vành đai 3 trên cao đoạn từ Mai Dịch đến Pháp Vân đang khai thác.
Trên cầu cạn, hàng chục công nhân thi công những công đoạn cuối cùng như phun sạch các bụi bẩn ở khe co giãn, trải thảm nhựa.
Một số ít khe co giãn tại điểm đầu phía cầu Mai Dịch và điểm cuối cạnh cầu Thăng Long chưa hoàn thiện nên công nhân khoan để lắp đặt thiết bị. Dự kiến việc lắp đặt khe co giãn trên cầu thi công xong trước 20/8.
Đoạn cầu cạn đối diện cổng khu đô thị Ciputra đã hoàn thiện phần lớn các hạng mục như điện chiếu sáng, thảm nhựa, dải phân cách…Đây là đoạn có khúc cua nhiều nhất trên tuyến đường hơn 5 km.
Rãnh thoát nước ở hai đầu đường dẫn đang được hoàn thiện. Theo đại diện chủ đầu tư, với tiến độ hiện nay, dự kiến đầu tháng 9 sẽ hoàn thiện dự án và bàn giao cho các bên liên quan để nghiệm thu đưa vào hoạt động trong tháng 10.
Đoạn cầu cạn chạy qua Công viên Hoà Bình. Đây là một trong những đoạn có mặt bằng sạch từ thời điểm khởi công, nên các nhà thầu hoàn thiện đồng bộ so với các đoạn khác. Ảnh: Phạm Hùng
Ngày 13/8, nhiều đoạn phía dưới đã được mở rào để thi công dải phân cách giữa và trải thảm nhựa. Dự kiến sau khi hoàn thiện đoạn phía dưới, đường vành đai 3 phía dưới (đường Phạm Văn Đồng) mỗi bên sẽ có 6 làn xe hỗn hợp.
Ông Phạm Anh Tú – Giám đốc hiện trường dự án cho biết, với tiến độ hiện nay, dự kiến ngày 25/8 toàn bộ rào chắn phía dưới công trường sẽ được mở để phục vụ phương tiện qua lại.
Cầu cạn vành đai 3 dài 5,36 km, tổng mức đầu tư khoảng 5.343 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản. Dự án được khởi công tháng 5/2018. Đây là dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội, sẽ góp phần giải quyết ùn tắc vành đai 3 phía Bắc thành phố. Ảnh: Phạm Hùng
Toàn màn hìnhToàn cảnh cầu cạn 5.000 tỷ nhìn từ trên cao. Video: Phạm Hùng- Bá Đô
Bản đồ vị trí tuyến cầu cạn vành đai 3 Mai Dịch – cầu Thăng Long.
Điều chỉnh 16 tuyến xe buýt phục vụ thi công dự án sửa chữa cầu Thăng Long
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc phân luồng phương tiện được thực hiện thí điểm từ ngày 28/7 - 8/8, sau đó chính thức cấm cầu Thăng Long để thi công từ ngày 8/8.
Sẽ có 16 tuyến xe buýt bị ảnh hưởng theo phương án tổ phân luồng chức giao thông gồm 15 tuyến buýt trợ giá số 07, 35B, 46, 53A, 53B, 56A, 58, 60B, 61, 64, 93, 95, 109, CNG04, 112 và 1 tuyến không trợ giá số 212.
Trong đó: Tổng công ty vận tải Hà Nội có 5 tuyến (tuyến số 53A, 53B, 93, 95, 112); Công ty cổ phần xe điện Hà Nội có 4 tuyến (tuyến số 07, 35B, 56A, 109); Công ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến có 4 tuyến (tuyến số 58, 60B, 61, CNG04); Công ty cổ phần vận tải Thương mại và Du lịch Đông Anh có 1 tuyến (tuyến số 46); Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân có 1 tuyến (tuyến số 64); Công ty cổ phần xe khách Hà Nội có 1 tuyến (tuyến số 212).
Đối với các tuyến buýt lộ trình đi theo hướng từ Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng đi cầu Thăng Long đề xuất điều chỉnh theo hướng Phạm Văn Đồng rẽ đường ĐT1 (cổng phía nam công viên Hòa Bình) đi theo đường nội bộ Khu đô thị Tây Hồ Tây ra đường Võ Chí Công đi cầu Nhật Tân.
Đối với các tuyến buýt đang hoạt động có điểm đầu cuối tại Nam Thăng Long đi theo đường Đỗ Nhuận, đường nội bộ Khu đô thị Tây Hồ Tây ra đường Võ Chí Công đi cầu Nhật Tân. Riêng đối với các tuyến buýt có sức chứa nhỏ, đề xuất điều chỉnh lộ trình đi Phạm Văn Đồng rẽ vào Nguyễn Hoàng Tôn đi Võ Chí Công và cầu Nhật Tân.
Đối với tuyến buýt có lộ trình đang hoạt động trên đường Hoàng Quốc Việt, rẽ Phạm Văn Đồng đi cầu Thăng Long đề xuất điều chỉnh đi Hoàng Quốc Việt đến Võ Chí Công đi cầu Nhật Tân.
Đối với tuyến buýt có lộ trình đang hoạt động trên đường An Dương Vương, rẽ đường dẫn lên cầu Thăng Long đề xuất điều chỉnh đi Âu Cơ - An Dương Vương rẽ Võ Chí Công đi cầu Nhật Tân.
Đối với các tuyến buýt có lộ trình đi theo hướng từ Võ Văn Kiệt hoặc đường nội bộ KCN Bắc Thăng Long đi cầu Thăng Long đề xuất điều chỉnh theo hướng đi theo đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - cầu Nhật Tân.
Đối với tuyến buýt có lộ trình đi theo đường Vân Trì - Hoàng Sa - đường 6km (Vĩnh Ngọc) - đường dẫn lên cầu Thăng Long - cầu Thăng Long đề xuất điều chỉnh theo hướng đi Vân Trì - Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - cầu Nhật Tân...
Chính thức cấm các phương tiện trên tầng 2 cầu Thăng Long từ ngày 8/8 Tổng Cục Đường bộ sẽ tổ chức phân luồng giao thông thử từ ngày 28/7 và chính thức cấm các phương tiện di chuyển trên tầng 2 từ ngày 8/8 để phục vụ sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau một thời gian khai thác, mặt đường cầu Thăng Long với đặc điểm kết cấu phức...