“Cậu bé vàng” của Việt Nam: 17 tuổi đã giỏi vượt trội, được tuyển vào lớp đào tạo nhân tài, tốt nghiệp Havard, giờ có công việc cực đỉnh
Đây chính là niềm tự hào của Toán học Việt Nam.
Nhắc đến các thế hệ từng thi Olympic Toán quốc tế IMO thì không thể nào thiếu cái tên Lê Hùng Việt Bảo. Đây chính là nam sinh từng giành hai Huy chương Vàng liên tiếp trong các kỳ thi IMO 2003 và 2004 cho đội tuyển Việt Nam, cùng hàng loạt thành tích khủng khác. Nhìn vào profile của Lê Hùng Việt Bảo, ai cũng ngỡ ngàng và khâm phục trí tuệ của chàng trai này.
Sinh ra trong gia đình tri thức, từ nhỏ đã bộc lộ trí tuệ hơn người và một loạt thành tích siêu khủng
Lê Hùng Việt Bảo sinh năm 1986 trong một gia đình tri thức. Bố anh là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành Toán học Lê Hùng Sơn, người huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Mẹ của anh là Tiến sĩ Phạm Thị Việt Uyển, từng công tác tại Đại học Bách Khoa.
Thuở nhỏ, Lê Hùng Việt Bảo sống tại Đức và từng đạt giải nhất kỳ thi Toán của trường. Năm lớp 5, anh về Việt Nam, học tập tại trường Tiểu học Lê Văn Tám (phường Bách Khoa – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lê Hùng Việt Bảo từng khiến thầy giáo Toán của trường tiểu học Lê Văn Tám kinh ngạc vì hoàn thành tới 20 bài tập ngay trong buổi nhập học.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng quà cho Lê Hùng Việt Bảo.
Ngay trong năm đầu tiên học ở Việt Nam, Việt Bảo đã đạt Học sinh xuất sắc với tổng kết môn Toán là 9,5 điểm, Tiếng Việt là 8,5. Sau đó, anh học tiếp tại trường THCS chuyên Nguyễn Trường Tộ và đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi HSG cấp quốc gia như: Năm lớp 6 đoạt giải Ba, năm lớp 7 đoạt giải Nhì, năm lớp 8 và lớp 9 đoạt giải Nhất. Năm 2001, Lê Hùng Việt Bảo theo học lớp chuyên Toán của trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
Video đang HOT
Năm 2003, khi mới học lớp 11, Việt Bảo đã đạt Giải ba toán quốc gia lớp 12. Điểm tổng kết trung bình môn của anh trong hai năm lớp 10 và lớp 11 cũng đạt trên 9,0. Cũng trong năm 2003, anh được chọn đi thi IMO tại Nhật Bản và đạt số điểm tuyệt đối 42/42, qua đó giành Huy chương Vàng. Lê Hùng Việt Bảo cũng lọt top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc và được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải, được Chủ tịch nước Trần Đức Lương khen và tặng quà.
Năm 2004, Lê Hùng Việt Bảo tiếp tục đi thi IMO tại Hy Lạp và tiếp tục giành Huy chương Vàng với 36/42 điểm. Dù giành Huy chương Vàng nhưng anh vẫn buồn rười rượi vì kết quả điểm không cao do bài toán thứ 7 quá khó.
Năm 2004, Lê Hùng Việt Bảo được tuyển thẳng vào lớp “Cử nhân Toán tài năng” của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Được biết, đối tượng được học chương trình tài năng đều là những sinh viên xuất sắc, đạt giải cao trong các kỳ thi giải quốc gia, tham gia đội tuyển Olympic quốc tế. Ngoài ra chương trình chọn thêm những học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh và các học sinh giỏi của các tỉnh. Các học sinh này phải trải qua kì sát hạch chuyên môn đặc biệt và qua phỏng vấn trực tiếp.
Năm 2016, Lê Hùng Việt Bảo lọt vào danh sách Gương mặt dưới 30 tuổi tiêu biểu nhất châu Á của tạp chí Forbes.
Sau đó, Lê Hùng Việt Bảo theo học tại Đại học Cambridge, Anh và 3 năm liền đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc nhất ngành Toán toàn trường. Anh cũng học lên Tiến sĩ tại ĐH Havard và lấy bằng vào tháng 3/2014.
Từ năm 2015 đến năm 2017, anh là L.E. Dickson Instructors (đây là một chức danh ở trường Đại học Chicago dành cho người sắp, hoặc vừa mới hoàn thành luận án Tiến sĩ) tại khoa Toán Đại học Chicago, Mỹ. Năm 2016, Lê Hùng Việt Bảo lọt vào danh sách Gương mặt dưới 30 tuổi tiêu biểu nhất châu Á của tạp chí Forbes.
Thông tin về Lê Hùng Việt Bảo trên website chính thức của Đại học Northwestern.
Từ tháng 9/2017 đến tháng 7/2018, Lê Hùng Việt Bảo được mời làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton. Hiện tại, anh đang giữ chức vụ phó giáo sư (assistant professor) tại Đại học Northwestern. Trên trang web chính thức của trường cho biết, Lê Hùng Việt Bảo hiện đang nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý thuyết số, hình học đại số và lý thuyết biểu diễn.
Màn pha chế 'bốc lửa' giúp thầy giáo 9X giành giải Nhất toàn quốc
Nhận được số điểm 90.3/100 với bài giảng về "Pha chế cocktail Flaming Lamborghini", anh Trương Trí Thông đã giành giải Nhất tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề toàn quốc năm 2021.
Màn pha chế 'bốc lửa' của thầy giáo Kiên Giang tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục toàn quốc năm 2021
Anh Trương Trí Thông sinh năm 1994, hiện công tác tại khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang. Trong một chuyến đi thực tập khi đang theo học ngành Du lịch, Trường Đại học Cần Thơ, anh Thông bắt đầu để ý đến nghề pha chế.
"Mình rất thích thú khi nhìn thấy người pha chế tung hứng cốc điêu luyện, tạo ra những ly rượu đẹp mắt và có hương vị đặc biệt. Thời đại học mình tranh thủ đi học thêm về nghề pha chế và phụ việc tại các cửa hàng", anh Thông chia sẻ.
Tốt nghiệp thủ khoa năm 2018, anh Thông đi làm pha chế tại một khách sạn nổi tiếng ở Cần Thơ. Nhưng một cơ duyên khác lại đến, cuối năm 2018 anh Thông nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang và được lựa chọn. Kể từ đó đến nay anh gắn bó với nghề giáo, phụ trách giảng dạy 2 môn nghiệp vụ nhà hàng và nghiệp vụ pha chế.
"Thời gian đầu giảng dạy mình gặp vài khó khăn về tác phong sư phạm. Nhưng nhờ thầy cô trong khoa hướng dẫn nhiệt tình và đi học thêm các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nên mình nhanh chóng khắc phục được".
Theo anh Thông, dạy nghề có đặc thù là thực hành nhiều nên giáo viên phải sát sao, chỉ dẫn học sinh từng bước. Tại lớp thực hành, anh kết hợp mô phỏng quầy pha chế để học sinh nhập vai như một nhân viên.
Ngoài ra anh Thông còn lồng ghép chia sẻ thêm những trải nghiệm cá nhân trong nghề, nói về tình huống có thể xảy ra khi đi làm và cách xử lý như thế nào. Anh cho biết, chương trình học nghề pha chế sẽ chia thành các cấp độ từ cơ bản tới nâng cao và để đạt trình độ kỹ thuật cao đòi hỏi học sinh cần sự đam mê và chăm chỉ luyện tập.
Anh Thông tâm niệm là người giáo viên dạy nghề không chỉ truyền nghề mà truyền cả đam mê để tiếp thêm cho học sinh động lực theo đuổi đến cùng và đạt được nhiều thành công khác.
Nhắc về kỷ niệm đặc biệt nhất trong suốt thời gian đi dạy, anh Thông cho hay: "Lớp trung cấp đầu tiên mình giảng chỉ vỏn vẹn 10 học sinh nhưng các em rất ngoan và tiếp thu nhanh, có nhiều bạn tiềm năng. Vừa tốt nghiệp các em đều thông báo đã tìm được công việc yêu thích và ổn định".
Tại trường, anh Thông còn được biết đến là một giảng viên trẻ năng nổ trong hoạt động ngoại khoá và tham gia nhiều dự án nghiên cứu khoa học, đạt thành tích cao nhất trong Hội giảng nhà giáo giáo viên nghề nghiệp cấp trường. Đồng thời, anh cũng vinh dự mang về giải Nhất duy nhất trong 7 giáo viên đại diện cho tỉnh Kiên Giang tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021.
Nói về lý do chọn bài giảng "Pha chế cocktail Flaming Lamborghini" dự thi, anh Thông cho biết: "Đây là một kỹ năng khó nhất trong pha chế nhưng thể hiện được sự đẳng cấp và mang tới trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Đặc biệt nhất ở phần kết hợp giữa kỹ thuật xếp tháp ly và rót rượu đang cháy tạo nên màn biểu diễn bốc lửa, bắt mắt".
Sinh viên các trường thuộc Đại học Đà Nẵng đi học trực tiếp thế nào? Đại học Đà Nẵng thống nhất phương án tổ chức cho sinh viên các trường đi học trực tiếp trở lại, riêng Phân viện Kon Tum thực hiện theo hướng dẫn của địa phương. Ngày 27/11, Đại học Đà Nẵng ban hành công văn gửi các trường thành viên kế hoạch tổ chức cho sinh viên đi học trực tiếp trở lại. Theo...