‘Cậu bé thần đồng’ người Tày học 2 ngày lên 3 lớp
Cậu bé người dân tộc Tày ở miền quê heo hút Định Hóa, Thái Nguyên mới 3 tuổi đã đọc chữ vanh vách.
Tròn 5 tuổi cậu được đặc cách học lớp 1 do chính Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký; chỉ trong hai ngày đầu tiên đi học, cậu đã lên 3 lớp – từ học sinh lớp 1 thành học sinh lớp 3…
3 tuổi biết đọc, 5 tuổi làm ra mô hình toán
Thần đồng ấy chính là Hoàng Thân, cậu bé đã trở thành một hiện tượng kỳ lạ giữa vùng đất đại ngàn của chiến khu Việt Bắc. Năm 2003, khi mới 3 tuổi, Thân đã có thể đọc chữ vanh vách, không chỉ là bảng chữ cái in khổ lớn hay những quyển truyện tranh trẻ nhỏ in chữ to mà ngay cả những dòng chữ nhỏ in trên các loại vỏ bao, Thân cũng đọc dễ dàng.
Đúng trong cái năm định mệnh ấy, một người bạn chiến đấu cũ của ông ngoại Thân là ông Cung Văn Hóa lên nhà thăm bạn, đang ngồi hút thuốc uống chén trà với mấy người bạn cựu chiến binh thì bỗng thấy cậu bé Thân tay cầm vỏ bao thuốc lá chạy đến bảo: đây này, bao thuốc viết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, sao các ông vẫn hút. Thấy lạ, ông Hóa liền đem ra một loạt những dòng chữ khác để thử, không ngờ cậu bé lên 3 đều đọc được.
Ông Hóa vô cùng ngạc nhiên liền hỏi ông Hoàng Đình Tay, ông ngoại Thân: Này ông ơi, trên này không điện đóm, xa trường, mỗi nhà cách nhau cả quả đồi mà sao nó lại biết đọc thế. Ông Tay bảo, không biết sao gần đây cứ vớ được gì là nó đọc thành tiếng luôn.
Cậu bé Hoàng Thân.
Lúc ấy, hoàn cảnh gia đình em thật neo đơn, ba mất sớm, em ở với ông ngoại đã già. Ông Tay gia đình đông con, cả thảy có tới 11 người con, mẹ Thân là con gái thứ 7. Hai ông cháu sống trong nghèo khó, tần tảo rau cháo nuôi nhau. Phát hiện ra khả năng đặc biệt ấy, người bạn chiến trường năm xưa đã bàn với ông ngoại Thân, đưa em xuống Hà Nội thì mới có điều kiện phát triển. Thế là năm 3 tuổi em bắt đầu xuống Hà Nội ở cùng ông Hóa. Một người già đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy và một đứa trẻ lên 3 sống cùng nhau từ bấy đến nay, ông Hóa khi ấy đã phải tự chăm sóc, nuôi nấng đứa trẻ như một người mẹ. Chiều chiều, ông đạp xe chở cậu bé lên Thư viện Quốc gia nên ngày ấy cậu bé đã đọc cả những quyển sách toán, sách văn học.
Người ông nuôi kỳ diệu, người bạn chiến đấu cũ của ông ngoại bé Thân – ông Cung Văn Hóa năm nay 75 tuổi, nguyên là bộ đội quan trắc pháo cao xạ những năm 1952-1960, sau chuyển ngành làm giáo viên trường Trung cấp Thủy lợi (nay là trường Đại học Thủy lợi). Sau đó ông chuyển công tác sang Bộ Văn hóa – Thông tin rồi nghỉ hưu. Ông là người gốc làng Đại Kim, Hà Nội.
Ông Hóa kể: “Một hôm tôi chở cháu đến Bưu điện Bờ Hồ, cô bé bán hàng liền bảo sẽ đi lấy thử một tập báo cáo có nhiều từ chuyên môn khó xem thế nào. Không ngờ, cháu đọc vanh vách luôn”. Khi lên 5 tuổi, Hoàng Thân còn biết làm những phép tính cộng trừ nhân chia, hơn hẳn những bạn bè cùng trang lứa. 5 tuổi, sống trong điều kiện kinh tế eo hẹp, cậu bé Thân vẫn không hổ là một thần đồng khi biết nhặt những vỏ nắp thuốc mà ông Hóa uống hằng ngày để tự chế cho mình một bộ đồ học tập thông minh.
“Ngày ấy, cháu nó cứ tự nhặt những nắp nhựa ở vỏ hộp thuốc mà tôi uống để làm (tất cả 100 nắp) bộ mô hình học toán thông minh. Bộ mô hình ấy có thể giúp trẻ học bảng cửu chương, thực hiện được 4 phép tính cộng trừ nhân chia một cách dễ dàng và tính được diện tích một số hình cơ bản theo những cách mới, nhanh”, ông Hóa kể. Bộ đồ học tập đặc biệt ấy đã mang lại cho cậu bé giải đặc biệt trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2005. Ý tưởng của cậu bé được Ban Tổ chức cuộc thi đánh giá cao bởi tính ứng dụng và phổ biến rộng rãi, có thể áp dụng dễ dàng vào các môn học trong nhà trường.
Từ lớp 1 lên lớp 3 trong hai ngày
Ngày càng ngạc nhiên trước khả năng kỳ diệu của cháu, ông Hóa liền mua bộ sách giáo khoa lớp 1 về cho cháu, ai ngờ chỉ sau vài ngày cậu bé đã học xong toàn bộ chương trình lớp 1. Ông Hóa tiếp tục mua bộ sách lớp 2, rồi đến lớp 3 nhưng cũng chỉ vài ngày là Thân học xong.
“Lúc ấy, tôi nghĩ đắn đo lắm, cho cháu đi học mẫu giáo thì không ổn nên cuối cùng tôi quyết định cho Thân đi học lớp 1 khi mới 5 tuổi. Nhưng quy định không cho phép trẻ em học sớm hơn tuổi nên tôi lên tận Bộ GD&ĐT gặp ông Trịnh Quốc Thái là Vụ trưởng Vụ Tiểu học, ông Thái liền mở hẳn một hội đồng ra bài kiểm tra, cháu làm rất nhanh và đúng. Nhưng cuối cùng, Vụ vẫn không dám quyết vì không có quy định cho trẻ 5 tuổi được đi học lớp 1″, ông Hóa kể lại.
Người ông nuôi lại lặn lội cầm đơn gõ cửa các cơ quan giáo dục. Cuối cùng, những chuyến đạp xe khắp Hà Nội bất kể mưa nắng của ông cũng được đền đáp khi Thân được chấp nhận học vượt lớp. Quyết định cho Thân học vượt lớp như vậy do đích thân Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Đặng Huỳnh Mai xem xét. Đó có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất trong nền giáo dục Việt Nam những năm ấy. Thân trở thành cậu học sinh được Bộ GD&ĐT bảo trợ.
Video đang HOT
Thần đồng khiến nhiều người sửng sốt vì khả năng ghi nhớ của mình.
Nhưng điều kỳ lạ xảy ra ngay sáng ngày đầu tiên đi học đã khiến các thầy cô giáo trường Tiểu học Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) không khỏi sửng sốt – khả năng của cậu vượt xa trình độ của những người bạn trong lớp. Ngay chiều hôm đó, chính các thầy cô giáo lại là người đề nghị đưa Thân lên lớp 2. Ngồi ở lớp 2 chỉ sau một buổi sáng đầu tiên đi học, tức là vượt đến hai lớp rồi nhưng đến sáng hôm sau, các thầy cô lại đề nghị đưa cậu lên học ở lớp 3. Chỉ trong hai ngày, cậu bé thần đồng ở vùng quê Việt Bắc đã lên tới 3 lớp. Dường như khả năng của em không chỉ dừng ở đó, nhưng người ông nuôi quyết định cho Thân dừng ở lớp 2 để em được sống những năm tháng tuổi thơ.
Xót xa phòng trọ chật hẹp…
Tài năng thiên bẩm là thế nhưng có lẽ bất kỳ ai bước vào căn phòng nơi hai ông cháu đang sinh sống, sẽ không khỏi xót xa. Đó là một căn phòng trọ chật hẹp, tối tăm, ẩm thấp chỉ rộng chừng hơn chục mét vuông ở phường Định Công, quận Hoàng Mai. Căn phòng chỉ đủ kê cái giường nhỏ cùng bộ bàn ghế cũ kỹ. Đó vừa là bàn ăn cơm của hai ông cháu, là bàn tiếp khách mỗi khi có người ở quê xuống thăm, vừa là bàn học của cậu bé Thân. Tất cả mọi chi phí từ thuê nhà đến ăn uống, sinh hoạt của hai ông cháu chỉ trông vào đồng lương hưu hơn 3 triệu đồng/tháng của ông Hóa. Căn phòng trọ nhỏ bé, chật hẹp là thế nhưng trên tường thì kín mít các loại bằng khen, giấy chứng nhận, các mô hình sáng tạo do Thân làm ra.
Năm nay, em 10 tuổi nhưng đã là học sinh lớp 7 trường tiểu học Đại Kim. Em là thành viên của 3 đội tuyển: Toán, Anh và Tin học của trường; 3 môn học trên Thân đều có điểm trung bình xấp xỉ 10 phẩy. Thân thuộc diện học sinh đặc biệt được bảo trợ bởi Bộ GD&ĐT nên em được miễn tất cả các khoản đóng góp trong nhà trường, sách giáo khoa và vở của em được Bộ GD&ĐT cấp. Sau 7 năm hai ông cháu tần tảo nuôi nhau trong khốn khó, đến nay đã có một doanh nhân hảo tâm Thái Nguyên đứng ra nhận làm người đỡ đầu cho Hoàng Thân, giúp em có điều kiện phát triển sau này. Năm nay, em cũng là đại biểu chính thức đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8.
Sau khi đoạt giải trong cuộc thi sáng tạo với mô hình học toán thông minh, cậu bé Thân còn dự thi 4 lần nữa tại Cuộc thi sáng tạo trẻ và đều đoạt giải: Đó là mô hình Rừng vàng, đoạt giải Ba; từ chiếc bản đồ Việt Nam, cậu dùng màu, kết hợp với những bóng đèn nhỏ và hệ thống điện để cảnh báo tình trạng cháy rừng và lũ lụt hiện nay. Mô hình Chiến dịch Điện Biên phủ, cũng đươc cậu làm từ bản đồ Điện Biên, gắn bóng đèn các màu để diễn tả diễn biến trận đánh. Năm 2009, Hoàng Thân mang đến cuộc thi mô hình: Phương pháp học toán bằng hình ảnh động; năm 2010 này, cậu bé lại sáng tạo nên mô hình về Hệ mặt trời và các hành tinh của nó.
Theo Gia đinh va xa hôi
Theo chân thiếu nữ vùng cao đi chợ tình
1h sáng, từng tốp cô gái 13-15 tuổi đi trên đường, theo sau là ánh mắt đa tình của các chàng trai, trong một vài hẻm tối, những đôi tình nhân đã tìm thấy nhau đang âu yếm hoặc giận dỗi.
Valentine đặc biệt của người dân tộc
Tôi đến Mộc Châu (Sơn La) khi đêm màn đã buông xuống, thị trấn vùng cao chìm trong mờ sương và se se lạnh. Khác với những đêm bình thường, đêm nay không gian nơi đây sáng bừng ánh điện để chào mừng lễ hội chợ tình duy nhất trong năm của người H'mông diễn ra vào rạng sáng 1-2/9.
Từ nhiều năm nay, chợ tình Mộc Châu là nơi hẹn hò, nơi tìm vợ, tìm chồng của các chàng trai, cô gái H'mông. Không chỉ vậy, theo nhiều người dân địa phương, chợ tình còn là thời gian mà những đôi vợ chồng "được phép ngoại tình", họ kể lại rằng, vào đêm đó, có những người phụ nữ địu con đi hẹn hò với người yêu cũ, cũng có các ông chồng lang thang giữa dòng người để chờ đợi mối tình đầu dang dở thưở xưa.
Đêm 31/8, rạng sáng 1/9, thanh thiếu niên vùng cao đã đổ về và vui chơi ở thị trấn Mộc Châu
Đêm trước của phiên chợ tình, tại trung tâm thị trấn Mộc Châu, lẫn vào những cô gái H'mông duyên dáng là trang phục của các dân tộc anh em khác như Thái, ... Thậm chí, có cả những người H'mông nhuộm tóc vàng, đeo kính đen rất sành điệu. "Đó là người H'mông của Thái, Lào đấy. Chợ tình Mộc Châu không chỉ là lễ hội của người Sơn La mà người H'mông trên khắp cả nước, từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái hay Lào, Thái... cũng đổ về" - một người bản địa ở đây cho biết.
12h đêm 31/8, dưới ánh đèn đường mờ ảo, từng tốp thiếu nữ nắm tay nhau đi trên đường, mỗi bước chân đều phát ra tiếng lẻng xẻng từ đồ trang sức được đính trên áo, váy.
Họ nằm ngủ ở ngay vỉa hè hoặc các bậc thềm nhà
Đến khoảng 2-3h sáng, thị trấn dần dần chìm vào giấc ngủ, họ ngủ ở bất kỳ nơi nào, từ các bậc tam cấp ở sân vận động, trước thềm nhà, bên sạp quần áo hay có thể là cạnh một thân cây nào đó. Tất cả như đang nín thở để chờ đợi một ngày mới.
Và ngày hôm sau, sự dịu dàng trong tình yêu của người H'mông tỏa ra trên mọi nẻo đường. Có lẽ vào ngày Valentine của người dưới xuôi không thể mang lại một điều lãng mạn bay bổng của tình yêu như nơi đây.
Trên con đường tấp nập người qua lại, ánh nắng rực rỡ nhảy múa trên từng chiếc váy hồng, tím, đỏ..., rất dễ dàng bắt gặp những đôi tình nhân tay trong tay đi trên đường với gương mặt sáng ngời hạnh phúc. Ánh mắt họ dường như chỉ nhìn thấy nhau, chỉ để trao nhau, xung quanh, mọi thứ chỉ là một thứ hư ảo.
Các chàng trai sẽ bám sát "đối tượng" của mình ở mọi lúc mọi nơi.
"Không tặng quà đâu, chỉ cần đi chơi với nhau là vui rồi" - một thiếu nữ 15 tuổi nói khi được hỏi những ngày nay họ có tặng quà đặc biệt gì cho người mình yêu hay không.
Đứng bên vỉa hè để chờ chồng đang mua kem, cô gái có tên Vàng Thị Xia cho biết cô và chồng đến với chợ tình Mộc Châu không phải để hẹn hò với người yêu cũ mà để vui chơi.
Đêm nay, chồng cô sẽ ở bên cô, cùng ăn thắng cố, cùng đi dạo, cùng mua một vài món đồ. "Ngày hôm nay thì yêu nhau hơn, chồng mình cứ hỏi mình có vui không suốt" - Vàng Thị Xia nói trong ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Chợ tình không chỉ là ngày hội của những người chưa kết hôn mà còn là khoảng thời gian lãng mạn của các cặp vợ chồng người H"mông
Đêm không ngủ của những người đang yêu
Đêm 1/9, rạng sáng ngày 2/9, khi các chương trình ca nhạc và màn bắn pháo hoa chào mừng Tết độc lập đã kết thúc, dòng người đổ về các trục đường chính trên thị trấn. Chợ tình lúc này diễn ra ở bất kỳ đầu trên thị trấn, trên đường, dưới mái hiên nhà, trong ngõ bé, dưới gốc cây...
Trời càng gần về sáng, những người buôn bán bắt đầu mệt mỏi và nằm ngủ lăn lóc bên vệ đường, một số thiếu nữ ngồi ngủ gục bên nhau. Sự náo nhiệt nhường chỗ cho sự lãng mạn dịu dàng. Các thiếu nữ lại tiếp tục đi bên nhau, môi hồng chum chím, nụ cười duyên, đứng bên cạnh hoặc đi theo sau họ là những chàng trai mới lớn.
Đêm 1/9, rạng sáng 2/9 là thời gian chính của chợ tình Mộc Châu
Những cô thiếu nữ đi trong đêm với tiếng lẻng xẻng của trang sức và bước chân hồi hộp của các chàng trai ở sau.
2h30 sáng, một tốp 7 chàng trai, cô gái đứng khuất trong ngõ, chứng kiến cảnh dung dằng giận hờn của một đôi. Trong lúc đó, trong những ngõ nhỏ, lẩn quất với bóng tối chập chờn là từng đôi đang âu yếm nhau. Trên đường, những cái nắm tay nhau đã nhiều hơn, những dáng người đã sát bên nhau lâu hơn.
Ngay bên ngoài ngõ, ngồi bên nhau trên bậc tam cấp của một ngôi nhà, một chàng trai thổi khèn, ánh mắt đắm đuối nhìn cô gái. Đôi ba người dừng lại nhìn họ với ánh mắt ngưỡng mộ, và rồi tất cả tản ra, bởi dù diễn ra ở nơi đông người, nhưng người H'mông rất tôn trọng thế giới riêng tư của những người yêu nhau tại chợ tình.
&'Vợ chồng đấy, không phải người yêu cũ đâu, vợ chồng thì ngồi gần nhau, còn gặp người yêu cũ thì ngồi xa hơn'- một cô gái đã có chồng người H'mông nhận xét.
Cách đó một quãng, bên cạnh chợ thị trấn Mộc Châu, Trắng Á Vửa, 15 tuổi, chàng trai có gương mặt đen nhẻm nhưng đôi mắt sắc sảo cho biết nhà ở cách thị trấn Mộc Châu 15km, Vửa đi xe máy xuống từ chiều 31 và đi chơi đến tận tối 1/9. Lúc này, Vửa vừa nhận được tin nhắn của người yêu: &'Mình có người yêu rồi, mình hẹn nó đêm nay sẽ gặp nhau ở đây. Người yêu mình 15 tuổi, bọn mình yêu 1 năm rồi'- Vửa cho biết.
Theo sau tốp trai bản của Vửa là cậu bé Thò A Chứ mới 14 tuổi, Chứ đi cùng với 4 bạn khác, trong đó có 3 bạn đã tìm thấy người yêu, còn Chứ vẫn chưa. Cậu bé cho biết đây là lần đầu tiên em tự đi chợ tình với bạn, trời thì đã gần sáng rồi mà Chứ vẫn chưa dám ngỏ lời với một cô gái nào vì em rất nhút nhát.
Một trong những đôi tìm được tình yêu tại chợ tình
Trong cái lạnh của sương đêm, tôi hỏi một cô gái đang đứng bên lề đường: "Em tìm được người yêu chưa", cô gái e ấp trả lời "chưa", lúc đó, một cậu nhóc đứng bên cạnh nháy mắt: "Người yêu ở đây rồi, cần gì tìm nữa", cô gái quay lại &'lừ mắt' khiến anh chàng im bặt.
&'Em tên gì', tôi hỏi tiếp nhưng cô gái cười &'Không có tên', cậu nhóc phía sau lại láu lỉnh: &'Bố mẹ sinh ra ai mà không có tên, nói tên cho chị ấy đi'...Đến đó, tôi đi tiếp, để lại đằng sau tiếng thỏ thẻ của anh chàng bé nhỏ đang cố gắng làm quen với cô gái có má lùm đồng tiền xinh xinh.
Mong được chứng kiến một chợ tình mộc mạc hơn Phiên chợ tình vùng cao thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước, tuy nhiên, một số người khi đến đây đã có sự hụt hẫng vì chợ tình không thể hiện rõ nét &'nguyên thủy' của nó. Ngày xưa, tại chợ tình, những chàng trai sẽ &'bắt vợ' hoặc tìm người yêu bằng thể hiện tài năng của mình như thổi khèn, hát... Ngày xưa, những người đàn ông, đàn bà có gia đình, xuống chợ tình nằm sương chịu gió để mong mỏi gặp lại người yêu cũ. Trong đêm tối, người ta sẽ có thể nghe tiếng thảng thốt của những người xa nhau lâu ngày gặp lại. Sau này, những chàng trai khôn hơn, họ thu âm những bài hát, tiếng khèn của mình vào băng Cassett, sau đó đi chợ tình chỉ việc mở ra cho các cô gái nghe. Và mấy năm gần đây thì chiếc điện thoại di động được đưa ra để những cô nàng xem một bài hát hoặc tiếng khèn. Người ta cũng đến chợ tình nhiều hơn vì mục đích vui chơi, mua bán trong khi ý niệm đi tìm một người yêu cũ cũng không còn nhiều.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gian nan hành trình tìm con chữ của trẻ nghèo thôn Muốn Vượt hơn 7km từ thị trấn Cành Nàng đến xã Điền Quang và gần 4km leo dốc đường đất đá lởm chởm, ngoằn nghèo, tôi đã đặt chân tới thôn Muốn - một trong những huyện nghèo nhất của huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa. Người đầu tiên tôi gặp khi đặt chân lên vùng đất này là cô bé Nương, 13...