Cậu bé nhút nhát thành Quán quân Olympia kỳ thi tháng
Tư câu be rụt rè, ít nói, Quyên tư tin đăng ký tham gia Đường lên đỉnh Olympia, nhơ nhưng kiên thưc, ky năng hoc đươc ơ trương.
Trở thành thí sinh của Đường lên đỉnh Olympia là ước mơ từ nhỏ của Nhân Quyền.
Yêu thích “Đường lên đỉnh Olympia” từ nho, Trần Nhân Quyền – hoc sinh trương TH School (Ha Nôi) hâu như không bo sot bât ky chương trinh phat song nao cua đai. Câu ao ươc môt ngay nao đo se đưng trên buc vinh quang như cac quan quân cua chương trinh đa lam.
Đê thưc hiên giâc mơ, Quyên không ngưng cô găng hoc tâp va nâng cao cac ky năng. Tuy nhiên, vơi ban tinh nhut nhat, nam sinh không dam đăng ky đê thư sưc.
Mai cho đên khi theo hoc tai trường TH School, thây anh chị lớp trên va các bạn trong trường năng động, tự tìm kiếm cơ hội để thử sức tại các sân chơi trí tuệ cả trong và ngoài nước, nam sinh băt đâu manh dan hơn. Đươc ban be va thây cô đông viên, Quyên quyêt đinh đăng ky tham gia đê thoa ươc mơ cua minh.
“Em được truyền cảm hứng để thực hiện những điều mình muôn”, chang trai chia se va cho biêt kha bât ngờ khi gianh chiêc vong nguyêt quê ngay lân đâu tiên thư sưc ơ ky thi Đường lên đỉnh Olympia thang 12/2017 vưa rôi.
Vơi khả năng tính toán chuẩn xác, vốn tiếng Anh vượt trội, Nhân Quyền trả lời đúng 8/12 câu hỏi vòng thi vòng thi đầu tiên với 80 điểm.
Quyền cũng là thí sinh vượt chướng ngại vật thành công ở phần thi thứ 2 với đáp án “Mạc Đĩnh Chi” được suy luận ngay từ hình ảnh đầu tiên của chương trình. Hai phần thi Tăng tốc và Về đích, Nhân Quyền vẫn giữ điềm tĩnh, tự tin và giành điểm số gần như tuyệt đối vơi 260.
Chia se vê thanh công bươc đâu cua minh trong hanh trinh chinh phuc ươc mơ lên đỉnh Olympia, nam sinh cho biêt, sau hơn môt năm học tập tại TH School, khả năng tiếng Anh của câu tiến bộ hẳn va la môt trong nhưng thê manh giup Quyên chiên thăng. “Bên cạnh đó, cách tư duy phản biện, tổng hợp vấn đề, phương pháp học chủ động là những yếu tố giúp em thành công tại cuộc thi”, Quyên nói.
Video đang HOT
Môi trường học tập mới giup Quyền từ một cậu bé nhút nhát trở thành cậu học sinh tự tin và điềm đạm.
Theo Nhân Quyền, việc tham gia các cuộc thi như Đường lên đỉnh Olympia cũng là một cách học. Thầy cô và nhà trường luôn khuyến khích bọn em chủ động tìm kiếm và phấn đấu tham gia các hoạt động yêu thích. Qua các cuộc thi em có cơ hội rèn giũa kỹ năng, bồi đắp sự tự tin của chính mình.
Việc tự học, chủ động tìm kiếm thông tin và làm việc nhóm giúp Quyền tiếp thu kiến thức tôt hơn.
Ơ TH School, học sinh được tiếp cận với những phương pháp học hoàn toàn mới với tính hiện đại và đề cao sự chủ động. Thầy cô là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo. Việc học tập thực sự nằm ở sự chủ động của mỗi học sinh.
Tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm… la những cách thức mới giúp hoc sinh tiếp nhận kiến thức dễ dàng và sâu sắc hơn so với những phương pháp giáo dục cũ.
Theo Giadinh.net
8 đặc điểm của môn Vật lý trong Chương trình giáo dục phổ thông
PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Chủ biên Chương trình môn Vật lý trong Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, chương trình môn Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông có 8 đặc điểm quan trọng.
Cô giáo trẻ và những sáng tạo ấn tượng về môn Vật lý ở Hải Dương
Trong nhà trường phổ thông, môn Vật lý giúp học sinh có được những tri thức phổ thông cốt lõi của Vật lý học và ứng dụng của chúng trong cuộc sống. Cụ thể, chương trình môn Vật lý được định hướng xây dựng với 8 đặc điểm cơ bản.
Tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản, phân hóa ở trung học phổ thông
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục vật lý được phân bố ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau, thông qua các môn học: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2 và lớp 3); Khoa học (lớp 4 và lớp 5); Khoa học tự nhiên (Trung học cơ sở); Vật lý (trung học phổ thông).
Ở trung học phổ thông, Vật lý là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng của học sinh. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp này, môn Vật lý giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, củng cố các phẩm chất, kỹ năng cốt lõi, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học.
Giúp phát triển năng lực học sinh, có tính hướng nghiệp
Chương trình môn Vật lý giúp học sinh đạt được các phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; đồng thời nhận biết đúng được một số năng lực, sở trường của bản thân và lựa chọn được một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực mà môn học đề cập.
Kiến thức được tiếp cận theo quan điểm mới
Thiết kế chương trình chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt; bước đầu tiếp cận với một số nội dung hiện đại mang tính thiết thực, cốt lõi.
Chú ý thích đáng đến việc phát triển năng lực thông qua thực hành
Bên cạnh việc sử dụng các mô hình vật lý và toán học, chương trình chú trọng thích đáng đến việc hình thành năng lực tìm tòi khám phá các thuộc tính của đối tượng vật lý thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau.
Chương trình coi trọng việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vật lý vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực trên nền tảng những năng lực chung và Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng vào một số ngành nghề cụ thể.
Ngoài nội dung giáo dục cốt lõi còn có các chuyên đề
Cùng với các nội dung giáo dục cốt lõi có thời lượng 70 tiết/năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều tri thức vật lý được học thêm 35 tiết chuyên đề/năm học. Trong các chuyên đề này; một số có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức và năng lực đáp ứng yêu cầu phân hóa ở cấp trung học phổ thông; một số nhằm tăng cường hoạt động thực hành, vận dụng thực tế, giúp học sinh phát triển tình yêu, sự say mê, ham thích tìm hiểu khoa học, định hướng nghề nghiệp.
Đ ổi mới phương pháp giáo dục là yếu tố quyết định để phát triển năng lực học sinh
Các phương pháp giáo dục của môn Vật lý góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý (Năng lực vật lý) cũng như góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Chương trình được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tùy theo yêu cầu cần đạt, có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề.
Đánh giá kết quả giáo dục là một khâu then chốt trong phát triển năng lực học sinh
Đánh giá kết quả giáo dục là hoạt động xem xét, so sánh mức độ đạt được của mỗi học sinh theo yêu cầu cần đạt của môn học, tìm ra nguyên nhân, dự đoán năng lực phát triển còn tiềm ẩn ở học sinh. Đánh giá là một bộ phận hợp thành quan trọng của quá trình giáo dục. Nó cho phép thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh, nhằm tạo các cơ hội và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của môn học.
Trong nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh, chương trình tạo điều kiện để chú trọng tập trung đánh giá các thành phần của năng lực vật lý. Bên cạnh đánh giá kiến thức, coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm và các kỹ năng thực hành vật lý. Do hình thức trắc nghiệm khách quan không phù hợp cho đánh giá kỹ năng thực hành nên chương trình quan tâm hợp lý đến việc sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh (ví dụ sản phẩm của các dự án học tập) cũng như các đánh giá mang tính tích hợp (ví dụ STEM).
Có tính đến các đối tượng và khu vực khác nhau
Chương trình có cấu trúc nội dung cũng như yêu cầu cần đạt về cơ bản là giống nhau cho tất cả các vùng, miền. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện những kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá đối tượng vật lý, giáo viên có thể chủ động tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm và thực hành một số nội dung mang sắc thái riêng của địa phương mình.
Theo Dân Trí
Khi trường học là nơi truyền cảm hứng Trường học là nơi truyền lửa, là động lực giúp cho cậu bé nhút nhát năm nào "dám" thực hiện ước mơ của mình và biến ước mơ đó thành sự thật. Câu chuyện về một học sinh vốn chỉ sống hướng nội, không tự tin thể hiện bản thân đã vụt sáng trong cuộc thi tháng Đường lên đỉnh Olympia, một cuộc...