Cậu bé lớp 8 thổi niềm đam mê lịch sử vào tranh vẽ
10 bức tranh lịch sử của Đỗ Khang Duy, cậu bé 13 tuổi đang được triển lãm tại Trung tâm Triển lãm số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã đưa người xem từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Triển lãm lịch sử “10 trận chiến nổi tiếng thế giới” có lẽ là một triển lãm đặc biệt tại Việt Nam. Khó có thể ngờ rằng tác giả của triển lãm với chủ đề khó và tưởng chừng như khô khan này lại là một cậu bé 13 tuổi đang học tập và sinh sống tại Hà Nội.
Đam mê với lịch sử, Đào Khang Duy – học sinh lớp 8 trường Quốc tế Mỹ St.Paul (Hà Nội) đã tự tìm hiểu các tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, trên các thư viện và internet, về các trận chiến nổi tiếng có tác động thay đổi cục diện thế giới.
Cậu học trò lớp 8 nhận định lịch sử là một chủ đề bất tận với vô vàn màu sắc
Nói về ý tưởng chuyển tải các sự kiện lịch sử thành tranh, Duy chia sẻ: Lịch sử là một chủ đề bất tận với vô vàn màu sắc. Có nhiều cách để mô tả lịch sử như là “phong phú”, “mong manh”, “cổ xưa”, “hoang dã”, hoặc có thể là “không thể diễn tả được”. Lịch sử rất quan trọng bởi những lợi ích mà nó đem lại, từ bản sắc văn hóa đến dự đoán tương lai dựa trên các sự kiện trong quá khứ. Tuy có vai trò to lớn như vậy, lịch sử lại thường không được nhiều người đánh giá cao.
Môt trong nhưng nguyên nhân dân đên điêu nay la do cach thưc đưa lich sư đên vơi công chung chưa đươc hâp dân. Phân đông moi ngươi trươc tiêp cân vơi lich sư ơ trương, tim hiêu thông qua sach giao khoa. Tuy nhiên nhưng sach giao khoa nay lai không thê hiên lich sư theo một cach thu vi. Thông tin đươc trinh bay vơi nhiêu đoan văn dai dong. Trong cac tiêt hoc, giao viên giang bai vê môt sư kiện nao đo trong thơi gian dai rôi kêt thuc vơi viêc yêu câu hoc sinh tom tăt lai cac sư kiên. Điêu nay khiên hoc sinh thây rât nham chan.
“Vì thế, con muốn giới thiệu lịch sử theo một cách mới. Hầu hết các sử gia đều cố gắng khách quan khi đưa ra thông tin nhưng con lại tin rằng điều quan trọng hơn là khiến mọi người trước hết hứng thú với một sự kiện. Nếu họ không muốn đọc tác phẩm, làm thế nào họ có thể đánh giá nó hoặc thậm chí nghĩ đến nó”, cậu bé nhấn mạnh.
Các thông tin về sự kiện được trình bày bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, vừa giúp khán giả hiểu được nội dung, đồng thời giúp họ nâng cao khả năng tiếng Anh
Duy đã chon ra 10 sư kiên lich sư tiêu biêu, sắp xếp từ cổ đại đến hiện đại, từ châu Âu đến Việt Nam. Trong đo, tiêu chí để Duy chọn lựa một trận chiến vào danh sách chính là tầm ảnh hưởng của nó đến với cục diện thế giới, sự phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia lúc bấy giờ.
Đê hoan thanh y tương đôc đao cua minh, Duy cung vơi 3 hoa sĩ Hoàng Thanh Bình, Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Quang Tùng nô lưc, cô găng lam viêc trong suôt 1 năm.
Đánh giá về dự án, GS.TS Phạm Hồng Tung – Viện trưởng Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong khi giới trẻ đang có nhiều biểu hiện quay lưng với môn lịch sử thì triển lãm tranh của em Đào Khang Duy thực sự là một điều rất đáng quý và đáng khích lệ.
Video đang HOT
GS Phạm Hồng Tung khen ngợi ý tưởng của Đào Khang Duy
GS.NGND Vũ Dương Ninh – Chuyên gia đầu ngành về lịch sử quốc tế của Việt Nam cũng đã dành đôi lời viết về dự án của Duy: “Phải có sự ham thích đặc biệt về lịch sử cùng với sự hiểu biết về bối cảnh từng thời kỳ, với con mắt nhận xét tinh tế về trang phục, vũ khí, con người của mỗi thời đại, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các họa sĩ. Đào Khang Duy đã đạt được ý nguyện về một triễn lãm nhỏ nhắn, xinh xắn đậm chất sử học.
Mong sao triển lãm này sẽ gợi mở cho nhiều bạn cùng trang lứa với Duy thỏa mãn niềm ham mê môn Sử bằng những con đường khoa học và nghệ thuật khác nhau tùy theo ý thích và năng khiếu của mỗi người. Lời chúc nhiệt liệt dành cho Đào Khang Duy và các em học sinh yêu thích lịch sử”.
10 bức tranh được trưng bày trong triển lãm của Đào Khang Duy:
Trận chiến Gaugamela (01 -10-331TCN)
Trận chiến Zama (Tháng 10, năm 202 TCN)
Trận chiến Pharsalus (09 -08 – năm 48 TCN)
Trận chiến Lepanto (07-10-1571)
Trận chiến Vienna (12-09-1683)
Trận chiến Waterloo (19-06-1815)
Trận đầu tiên của Marne (09-1914)
Trận chiến Stalingrad (1942 -1943)
Trận đổ bộ Normandy (1944)
Trận Mậu Thân (1968)
Theo congly
Thủ khoa khối C của Nghệ An: "Học vừa đủ để còn chơi"
Thất bại trong kỳ thi Học sinh giỏi tỉnh không khiến Nguyễn Thanh Phong buồn mà trái lại, cho em những kinh nghiệm quý báu. Theo Phong, không nên đồn sức lực vào học một cách thái quá mà dành thời gian nghỉ ngơi để kiến thức có thể "ngấm" được sâu hơn.
Với 27,75 điểm, trong đó 9,75 điểm Lịch sử; 9,5 điểm Địa lý và 8,5 điểm Ngữ văn, Nguyễn Thanh Phong (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) trở thành thủ khoa khối C của tỉnh Nghệ An trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Nguyễn Thanh Phong - thủ khoa khối C tỉnh Nghệ An trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
Là cựu học sinh lớp chuyên Sử, bởi vậy, không quá bất ngờ khi Nguyễn Thanh Phong đạt 9,75 điểm môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 (Nghệ An không có thí sinh nào đạt điểm 10 môn này).
Tuy nhiên, Phong khiêm tốn chia sẻ: "Em cũng khá là bất ngờ với kết quả này. Trong 3 môn thì môn Ngữ văn em không có gì nổi trội nên điểm 8,5 cũng là kết quả ngoài dự tính. Riêng với môn Địa lý thì em có chút nuối tiếc, nếu có nhiều thời gian và đọc kỹ đề hơn thì có lẽ điểm số sẽ tốt hơn".
Trong khi hầu hết các bạn nam chọn khối Khoa học tự nhiên thì Phong lựa chọn Khoa học xã hội. Chàng trai này tâm niệm "chỉ cần yêu thích và đam mê và biết nuôi dưỡng đam mê với các môn học này là đủ".
Học ban C nhưng Phong không học "gạo" hay cắm đầu vào học thuộc lòng mà có phương pháp rất khoa học. "Lúc học thì em tập trung cao độ để cố gắng lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Học phải đi đôi với thư giãn bởi nếu quá căng thẳng thì đầu óc khó tiếp thu.
Ngoài việc học trong sách giáo khoa qua bài giảng của thầy cô, Phong tham khảo thêm tài liệu trên mạng và sách tham khảo, đặc biệt là đối với môn Lịch sử. Em thường trao đổi bài vở với thầy cô và các bạn bởi mỗi lần trao đổi là một cách để củng cố kiến thức cũng như suy luận về vấn đề một cách tốt nhất", Phong chia sẻ.
Nguyễn Thanh Phong đã từng đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thất bại. Lần đó, để chuẩn bị cho kỳ thi, Phong tập trung toàn bộ sức lực để ôn thi nên khi vào làm bài em đã không có tinh thần tốt nhất, bởi vậy kết quả không được như ý muốn.
Phong thuộc nhóm "thiểu số" trong lớp chuyên Lịch sử có tới 29/34 là nữ. Tuy nhiên chàng trai này đã dẫn đầu tỉnh về điểm xét tuyển đại học khối C tại kỳ thi năm nay
Thất bại đó không khiến cho Phong buồn mà đã cho em những kinh nghiệm quý, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018. Theo Phong, không nên đồn sức lực vào học một cách thái quá khiến mình bị quá tải mà phải dành thời gian nghỉ ngơi để kiến thức có thể "ngấm" được sâu hơn.
Với tổng điểm khối C 27,75 điểm, Nguyễn Thanh Phong sẽ xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội bởi trở thành luật sư là ước mơ từ nhỏ của chàng trai này. Về sự liên quan giữa 2 "tình yêu" là Lịch sử và Luật sư, Phong cho biết: "Theo em Lịch sử không phải là những con số, những sự kiện trong quá khứ mà nó tiếp diễn, tác động đến cả hiện tại.
Ví như với vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông hiện nay, chúng ta có đủ cứ liệu lịch sử cũng như cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với những cứ liệu lịch sử đó, trên cơ sở Luật biển quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, chúng ta sẽ bảo vệ tốt chủ quyền của mình bằng giải pháp hòa bình, em nghĩ đó sẽ là một giải pháp tốt", thủ khoa khối C tỉnh Nghệ An chia sẻ.
Với thành tích dẫn đầu khối C toàn tỉnh, Nguyễn Thanh Phong được bố mẹ thưởng một chuyến du lịch Sài Gòn "xả hơi" trước khi bắt đầu cuộc hành trình mới của mình.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Ngành sư phạm chất lượng cao được "đặt hàng" nhưng vẫn không có thí sinh Mặc dù đã được tỉnh Thanh Hóa "đặt hàng" và có nhiều chế độ ưu đãi trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên, một số ngành đại học sư phạm đào tạo chất lượng cao vẫn khó tuyển sinh. Đặc biệt, đến thời điểm này, có ngành vẫn chưa tuyển được sinh viên nào. Thanh Hóa là tỉnh...