Cậu bé lớp 1 nằng nặc đòi bỏ học, liên tục khóc mếu máo: “Tất cả là tại bố mẹ”, nguyên nhân khiến cả nhà xúm xít xin lỗi
Sau một hồi dỗ dành, anh Lâm mới biết con mình đi học thường xuyên bị các bạn trêu chọc vì một lý do đặc biệt.
Anh Lâm (Trung Quốc) có con trai năm nay học lớp 1. Cậu bé hàng ngày rất ngoan ngoãn, chăm chỉ khiến vợ chồng anh cực kỳ yên tâm. Tuy nhiên vài ngày trước, con anh Lâm khi đi học về đột nhiên ném cặp sách sang một bên, vùng vằng đòi nghỉ học.
Bố mẹ càng dỗ, cậu bé càng mếu máo khóc to hơn. Không chỉ vậy, con anh Lâm còn liên tục ăn vạ: “Tất cả là tại bố mẹ! Tại bố mẹ hết”. Sau một hồi dỗ dành, anh Lâm mới biết con mình đi học thường xuyên bị các bạn trêu chọc vì có cái tên đặc biệt.
Trước khi có con, anh Lâm rất thích xem các bộ phim võ thuật. Chính vì đam mê mà khi con trai ra đời, anh liền đặt tên con là “Lâm Hảo Hán” với mong muốn con mình lớn lên có tình cảnh hào sảng như các nhân vật trong phim.
Con trai anh Lâm thường xuyên bị bạn bè trêu chọc vì cái tên quá đặc biệt. (Ảnh minh họa)
Chẳng ngờ cái tên này lại mang đến rắc rối cho cậu nhóc khi đi học. Chính giáo viên khi gọi tên cậu bé cũng nhiều lần không nhịn được cười. Vợ chồng anh Lâm sau đó phải dỗ dành, xin lôi mãi thì con mới nín khóc.
Thực tế không chỉ có anh Lâm mà nhiều bậc cha mẹ khác khi đặt tên cho con thường vì sở thích bất chợt của mình mà không nghĩ đến những “tác dụng phụ” sau này. Rất nhiều đứa trẻ có những cái tên quá đặc biệt nên gặp phải bất tiện khi bước vào độ tuổi đi học. Chẳng hạn tên quá kêu, quá dài, khó viết,… Bố mẹ hãy nhớ, cái tên sẽ theo con cả đời, vậy nên trước khi đặt bút cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng. Hãy nhớ đặt tên con như sau:
Video đang HOT
- Không có từ bất thường
Những cái tên có những từ bất thường, không thông dụng ngoài việc khiến trẻ xấu hổ còn gây ảnh hưởng trong giao tiếp. Giáo viên, bạn cùng lớp có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và gọi tên trẻ. Điều này gián tiếp khiến trẻ khó hòa nhập hơn trong môi trường tập thể.
- Ưu tiên cho những cái tên dễ hiểu, thực tế
Nhiều cha mẹ thích đặt cho con những cái tên thật kêu nhưng lại không có ý nghĩa gì. Trong một số trường hợp, cái tên có nghĩa nhưng lại là từ hiếm dùng và phải tra từ điển mới biết được. Tốt hơn hết, bố mẹ nên đặt cho con những thực tế, dễ hiểu, dễ đoán nghĩa.
Con học lớp 1 viết chữ siêu chậm và hay sai, mẹ chỉ cần bỏ đi vật dụng đơn giản này là mọi chuyện thay đổi luôn 180 độ
Có ai ngờ chỉ cần cất đi vật dụng "học sinh lớp 1 nào cũng cần" này mà tình trạng viết sai, viết chậm của con chị Vân Anh đã cải thiện hơn rất nhiều.
Rèn chữ cho con lớp 1 vốn dĩ lúc nào cũng là "nỗi khổ" của các phụ huynh thì năm nay, tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn nữa. Chương trình nặng, một ngày học 2, 3 âm tiết, đọc cả đoạn văn dài, tụi nhỏ quá tải, đuối nên về nhà càng làm biếng viết. Dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương không giao bài tập về nhà cho học sinh học hai buổi nhưng thực tế, nếu bố mẹ không kèm con học ở nhà thì nhiều bé không thể theo kịp bài.
Đặc biệt, đối với trẻ mới đến trường, học viết lại càng là một công việc rất vất vả vì vừa đòi hỏi các em phải kiên nhẫn ngồi lâu, vừa chú ý viết đúng ô ly, căn độ rộng, độ cao, khoảng cách chữ...
Bé con chị Vân Anh đang học lớp 1 và như nhiều học sinh lớp 1 khác, khó khăn nhất với cháu là tập viết. Để giúp con theo kịp các bạn, tối nào chị cũng kèm bé nắn nót từng chữ một. "Hai mẹ con toát mồ hôi hột mà vẫn không đạt, cứ viết một nét là tẩy một lần, học 1 tiếng thì thời gian tẩy xóa mất hết nửa tiếng. Lắm lúc học xong cả quyển vở toàn dấu vết của cục tẩy trông rất dơ. Có lúc thấy con viết cả nửa tiếng vẫn chưa được chục chữ, mình vừa sốt ruột, vừa mệt mỏi. Nhưng thực sự tối nào nhìn con mắm môi mắm lợi, cúi rạp người viết, thương quá mà không biết làm sao", chị Vân Anh kể.
Nhận thấy cục tẩy khiến con khá "ỷ lại" và mất quá nhiều thời gian, chị có một quyết định khá "táo bạo" là cất luôn cục tẩy. Ai ngờ, hành động có vẻ "ngược đời" này lại đem lại kết quả ngoài mong đợi.
Chị kể: "Học mà bỏ cục tẩy đi con viết nhanh và cẩn thận hẳn các mẹ ạ. Hai hôm nay mình cất tẩy không cho bé dùng. Nếu bé viết sai gạch chữ đó đi viết lại. Vì bị hạn chế dùng tẩy nên đã suy nghĩ kỹ hơn trước khi viết, vì vậy cũng ít sai hơn. Thấy khác hẳn về tốc độ và vở cũng sạch hơn. Dù khoảng cách chữ chưa chuẩn lắm nhưng với mình thế là ok. Vì chỉ đọc là bạn ấy có thể tự viết các chữ mà bạn đã được học trên lớp rồi".
Nhờ cất đi cục tẩy, bé nhà chị Vân Anh viết nhanh và cẩn thận hơn hẳn.
Kinh nghiệm hay này của chị Vân Anh nhận được rất nhiều sự đồng tình từ các mẹ có con học lớp 1. Mẹ Kim Loan hưởng ứng: " Chuẩn luôn. Em cũng không cho ngựa nhà em dùng tẩy từ đầu. Sai em không có sửa và tẩy, bắt bỏ qua chữ sai đấy viết tiếp. Vài lần thấy viết cẩn thận không sai nữa".
" Cũng giống mình, mình còn cất cả chuốt viết chì nữa cơ", bạn Trang Phạm chia sẻ.
Giúp con khắc phục khó khăn khi vào lớp 1
Dù đã vào học hơn 1 tháng nhưng trên nhiều nhóm dành cho phụ huynh có con vào lớp 1, nhiều bố mẹ vẫn than trời vì con không tập trung, không chịu viết bài. "Ngồi học có tý mà hết chuốt bút chì, uống nước, uống sữa, đi vệ sinh, vứt rác, làm rớt viết cúi xuống nhặt.... nhiều lúc muốn nổi điên luôn", một phụ huynh bày tỏ.
Nói về vấn đề này, các chuyên gia tâm lý cho biết, khi mới vào đầu năm học, nội dung các bài viết chưa nhiều, trẻ vẫn háo hức vì được học trường mới, lớp mới. Càng về sau, nội dung các bài học sẽ nhiều lên, con phải viết bài nhiều hơn, đòi hỏi tốc độ viết nhanh hơn nên con không viết kịp bài ở trên lớp. Trên lớp bị cô giáo phê bình, về nhà bố mẹ bắt ép hoàn thành bài, tình trạng này có thể khiến bé hoang mang, chán nản.
Vì vậy, ban đầu, cần làm sao cho các con hứng thú với con chữ, sao đó luyện dần dần, từng ít một, từ những điều đơn giản, cơ bản nhất như cầm bút sao cho đúng để đỡ mỏi tay và không bị dây bẩn, rồi tư thế ngồi, đến các nét móc, nét gạch dễ trước rồi mới tới chữ hoàn chỉnh sau.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể:
Tạo thói quen ngồi bàn học cho con bằng cách đặt một lịch học cố định trong ngày cho bé, thời gian đầu có thể mỗi ngày 20 phút, sau đó tăng dần lên. Ban đầu nên cho bé ngồi vào bàn để làm những việc bé thích sau đó dần dần chuyển sang nhiệm vụ học.
Khen ngợi và động viên bé thường xuyên: Khi con ngồi học bạn nên ngồi cạnh để động viên tinh thần cho bé sau đó dần tách ra. Lúc đầu bạn động viên khi bé viết được một chữ, cứ mỗi chữ một lời khen, sau đó bạn động viên khi bé viết được 3 chữ, một hàng và dần dần là một trang giấy.
Tránh để con bị làm phiền: Thời gian học của bé bạn đã quy ước với bé thì cần cố gắng thực hiện tuyệt đối, vì vậy bạn nên sắp xếp các công việc nhà sao cho hợp lý, tránh các hoạt động làm phiền bé vào giờ học.
Trao đổi với giáo viên tránh dùng những biện pháp gây căng thẳng và lo sợ cho trẻ như hù dọa, trách phạt khi bé không hoàn thành bài viết trên lớp. Khi dạy con ở nhà, bạn cần lựa theo ý thích để xen kẽ vừa học vừa chơi của con chứ không theo kiểu bắt ép, nhồi nhét. Đừng so sánh với những bé khác vì bé có quyền được học theo tốc độ của riêng mình và mỗi đứa trẻ có những thế mạnh ở những lĩnh vực khác nhau.
Phụ huynh 'nhảy dựng' trước sách giáo khoa mới, nhưng lại thản nhiên khi trẻ xem đủ trò vô bổ trên điện thoại, ipad Bộ sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều đang là chủ đề nóng trên khắp các trang mạng xã hội. Từ những bậc phụ huynh có con đang theo học lớp 1 cho đến những người đã trở thành ông bà nội ngoại, cả những bạn trẻ chưa lập gia đình cũng xôn xao bàn tán về bộ sách này. Từ cách ghép...