Cậu bé liệt tứ chi mong được đi học mãi mãi
Chỉ ngồi nghe giảng, không thể chép bài nhưng học lực của Mạnh không thua các bạn cùng lớp. Ước mơ của cậu là được đi học mãi mãi, tự tay cầm bút và lật trang sách.
Trong ngôi nhà nhỏ ở xã Nghi Kiều (Nghi Lộc, Nghệ An), khi mẹ nấu cơm trưa, em gái và bạn hàng xóm chơi đùa ngoài sân thì Phạm Văn Mạnh (9 tuổi) ngồi yên trên ghế nhựa tại góc học tập. Giờ Mạnh chỉ có thể giơ hai cánh tay teo tóp, mềm nhũn ngang vai, còn chân không thể bước đi vì không còn cảm giác.
Thấy người lạ bước vào, cậu bé có khuôn mặt thông minh, lém lỉnh liền cười tươi rồi chào to. Như để giải thích cho việc phải ngồi một chỗ, Mạnh tự bạch: “Cháu không bước đi được, còn bò thì đau lắm…”.
Tiếp lời con trai, chị Nguyễn Thị Mười cho biết, Mạnh được các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương kết luận, thoái hóa cơ tủy. “Bác sĩ bảo đưa cháu về nhà tự chăm sóc vì bệnh của cháu không chữa được nữa”, chị kể.
Tư thế duy nhất Mạnh có thể ngồi ở nhà và ở lớp. Ảnh: Văn Hải.
Chào đời năm 2005 khỏe mạnh nhưng được 3 tháng thì chân tay của Mạnh mềm nhũn, teo lại. Vợ chồng chị Mười nhiều lần mang con đi các bệnh viện nhưng rồi họ lại phải đưa về tự chăm sóc.
Dù mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn uống, vệ sinh đều do bố mẹ giúp nhưng lên 4 tuổi Mạnh cũng đòi mẹ cho đến lớp cùng các bạn. Ngày hai lần, Mạnh được bố mẹ thay phiên nhau cõng đi học. Do không thể tự ngồi nên hôm nào cậu được chở bằng xe đạp thì phải có người ngồi giữ phía sau.
“Ngày Mạnh lên lớp 1 bắt đầu bập bẹ đọc từng chữ cũng là lúc vợ chồng tôi bật khóc vì quá vui mừng”, chị Mười nhớ lại, mắt rơm rớm. Rồi chị cho hay, vì cần tiền chữa bệnh cho con và nuôi gia đình nên anh Hưởng (bố Mạnh) đã vào miền Nam làm công nhân, hàng tháng gửi tiền về cho vợ.
Thấy mẹ khóc, Mạnh liền quay sang nhìn chăm chú vào cuốn sách Tiếng Việt lớp 2 rồi đọc rành mạch từng câu chữ. Như để xua đi nỗi buồn của người mình yêu quý nhất, Mạnh nhờ mẹ lật hộ sang trang tiếp theo rồi lại ê a đọc bài.
“Ngồi đọc sách cũng mỏi người lắm nhưng cháu vẫn thích. Khi nào mỏi quá thì cháu vặn mình ngó nghiêng nơi khác để đỡ đau. Mấy lần cháu tập ngậm bút để viết nhưng đau răng lắm, chưa viết được. Nhưng cháu sẽ tập bằng được…”, Mạnh nói, người vẫn ưỡn về phía trước, sát với cạnh bàn.
Video đang HOT
Sau Mạnh là 2 đứa em gái sinh đôi, cả 3 anh em đều học cùng trường. Ảnh: Văn Hải.
Ở lớp, Mạnh được cô giáo xếp ngồi ở bàn đầu, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ vào cô giáo, bạn bè và hai em gái Thanh Nga – Thanh Ngân học cùng trường.
“Ban đầu thấy Mạnh ngồi bất động trên ghế, bạn bè trêu đùa, nhưng dần dần các em đã không kỳ thị bạn nữa”, cô Đinh Thị Duyên, chủ nhiệm lớp 2A, Tiểu học Nghi Kiều 2, cho biết.
Theo cô Duyên, dù chỉ có thể ngồi nghe giảng nhưng kiến thức Mạnh tiếp thu được không thua kém các bạn cùng lớp. Cậu đọc thạo môn Tiếng Việt, giải được các bài toán cơ bản trong sách và trên lớp cô giáo giao.
Còn cô Nguyễn Thị Minh Đức – Hiệu phó Tiểu học Nghi Kiều 2 cho hay, Mạnh rất thông minh, hòa nhập tốt.
Mọi sinh hoạt của Mạnh đều do mẹ và người thân giúp đỡ. Ảnh: Văn Hải.
Khi được hỏi về ước mơ sau này, cậu bé trầm tư vài giây rồi hồn nhiên trả lời, miệng cười tươi: “Cháu muốn đi học mãi mãi, muốn tự tay cầm bút, lật trang sách. Sau này cháu muốn làm giám đốc để được dùng máy tính”.
Theo VNE
Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest.
Gặp gỡ cô "rồng" Lê Quỳnh Anh - người nuôi mơ ước đạt 900 điểm TOIEC để được truyền cảm hứng học tập và nghị lực cuộc sống trên giảng đường EQuest.
Khi viết bài báo này, tôi ước có nhiều người được trực tiếp nghe em nói hay chia sẻ bởi ngoài tình cảm thực em dành cho EQuest, em còn có khả năng truyền cảm hứng học tập hay nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho nhiều người.
Em là ai?
Em là cô rồng Lê Quỳnh Anh sinh năm 1988 nhưng lại có vẻ bề ngoài mang phong cách tomboy với mái tóc ngắn ngủn. Nữ tuổi rồng thật tháo vát, năng động, tự chủ trong cuộc sống nhưng cũng đầy lo toan, truân chuyên, lận đận... em đúng như cái số tuổi rồng của em vậy.
Quỳnh Anh giản dị và tomboy ngoài đời
Tốt nghiệp năm lớp 12, thiếu nửa điểm mới vào được Trường sư phạm. Qua bạn bè và có lẽ cũng là duyên số may mắn em gặp được cô giáo dạy khiêu vũ - Người đã có ảnh hưởng lớn tới phương châm sống và sự nghiệp của em sau này và cũng có thể nói đó là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời em. Đến giờ, khi kể về cô, em vẫn trân trọng gọi bằng hai tiếng "sư phụ".
"Sư phụ dạy em, dù làm lĩnh vực gì, ngành gì cũng phải xuất phát từ cái tâm của mình. Mình có yêu quý, đam mê thì mới bỏ công sức ra tìm tòi, nghiên cứu và khám phá hết điểm mạnh của lĩnh vực đó. Thêm vào đó, sự nhiệt tình là yếu tố quyết định thành công, cứ dốc sức, làm hết mình, sẽ được mọi người ghi nhận. Em luôn lấy đó làm kim chỉ nam trong cuộc sống và công việc của mình" - Quỳnh Anh tâm sự.
Học khiêu vũ và thể dục thẩm mỹ chưa được một năm, với sự miệt mài chăm chỉ luyện tập, em trở thành giáo viên cho cả 2 bộ môn đó. Vừa dạy vừa học, vừa thi thố nếu có cơ hội, năm 2011 Quỳnh Anh được lọt vào top 5 của Giải khiêu vũ Hà Nội mở rộng. Thật không may, sau đó em phát hiện ra em bị chấn thương cột sống do công việc mang lại. "Lúc đó sư phụ khuyên em phải học tiếng Anh để có một công việc nhẹ nhàng hơn và với sức khỏe như thế em cũng đã suy nghĩ một cách nghiêm túc" - Quỳnh Anh cho biết.
Quỳnh Anh cùng với bạn bè thầy cô ở EQ
Và ước mơ trở thành giảng viên EQuest
Em nói, em như người "cuồng học" tiếng Anh ngay từ những ngày đầu. Những bài giảng trên lớp, những bài tập về nhà đều được em "xới đi, xới lại", các bài học dường như không đủ so với sức học của em. Kết quả là sau khi học trình độ "vỡ lòng" của lớp tiếng Anh căn bản (FAE Intro của EQuest), em đủ điểm để lên thẳng lớp B nhưng em vẫn chọn cách học đủ cả 4 khóa FAE A, B, C, D.
Cô bạn trong lớp FAE
Học hết 4 khóa cơ bản, em học tiếp 4 khóa Ngữ pháp tại EQuest. Thời gian này em vừa đi học, vừa đi dạy kèm gia sư tiếng Anh cho các em học sinh cấp 2 và vẫn dạy cả khiêu vũ. Thời gian như kín mít, nhưng em luôn tìm thấy niềm vui trong từng công việc. "Khiêu vũ là đam mê, như máu chảy trong huyết quản của em, khi nào không thể nhảy và dạy nhảy được nữa, em mới ngừng. Còn tiếng Anh em xác định đó là nghề sẽ theo em suốt đời" - Quỳnh Anh chia sẻ.
Quỳnh Anh mềm mại khi khiêu vũ
Ban đầu Quỳnh Anh cũng chỉ nghĩ học tiếng Anh để trở thành hướng dẫn viên du lịch, nay đây mai đó, thỏa sức tung hoành của tuổi trẻ. Thế rồi, chính những thầy cô của EQuest đã truyền cho em cảm hứng, tiếp cho em thêm sức mạnh để giấc mơ được đứng trên bục giảng như trước đây em đã từng chọn có dịp trở về.
Đó là cô Vũ Kim Loan, thầy Hạ Mạnh Quyết, cô Nguyễn Thương Thảo và cô Ngô Minh Trang... những người luôn cho em niềm vui, cảm hứng trong học tập. Em nhìn thấy sự chỉn chu trong cách chuẩn bị bài giảng, em nhìn thấy sự tận tâm, hết lòng vì học sinh của thầy cô mình. Chính những điều này đã giúp em rất nhiều khi em đi dạy kèm các em nhỏ, em phấn đấu làm sao để đạt được sự chu đáo và cẩn thận được như thầy cô của em; giảng khi nào trò phải hiểu được bằng hết mới thôi. Chính các thầy cô ở EQuest là những người đã cho em những bài học sư phạm đầu tiên và đắt giá.
Sắp tới em sẽ tham gia lớp TOIEC, học theo mô hình Super Score, kết hợp giữa việc học trên lớp và luyện tại Trung tâm với sự trợ giúp 1-1 (một giáo viên - một học viên) để đạt được kết quả như mong muốn. Hiện tại khởi điểm của em là TOIEC 650 và em sẽ cố gắng đạt được 900 TOIEC sau 2 - 3 khóa và tới cuối năm sau, năm 2014 mục tiêu của em là sẽ trở thành giảng viên của EQuest. Quỳnh Anh cho biết, em muốn trở thành một giáo viên thật tốt như các thầy cô ở EQuest mà em đã từng học, họ trẻ nhưng dạy rất hay, nhiệt tình và tâm huyết.
Xuân 2014 đang đến gần, cầu chúc cho ước mơ của Quỳnh Anh trong năm mới sẽ trở thành hiện thực, chúc em gặp nhiều may mắn!
Theo TTVN
'Chắp cánh' ước mơ du học cùng Meritas Các trường thuộc quản lý của tập đoàn giáo dục quốc tế này đều có bề dày kinh nghiệm trong việc đưa học sinh của mình vào những trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Vào đầu tháng 10 vừa qua, tập đoàn giáo dục quốc tế Meritas - nơi sở hữu nhiều trường học chất...