Cậu bé An Giang gây sốc khi lớp 4 giành 7.0 IELTS, hai năm sau tự tin điều hành CLB tiếng Anh miễn phí
Cậu bé Phạm Huỳnh Quốc Anh (An Giang) dù chỉ mới học lớp 4 đã có trong tay thành tích 7.0 IELTS mà nhiều người mơ ước.
Tiếng Anh đã trở thành một công cụ quan trọng với bất kỳ bạn trẻ nào muốn có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, hay tiến xa hơn trên con đường học tập. Tuy nhiên với nhiều bạn trẻ Việt thì môn tiếng Anh cũng là một trong những nỗi ám ảnh lớn thời đi học vì không phải ai cũng có thể “thẩm thấu” được ngoại ngữ nhanh chóng và có được thành công khi học thứ tiếng này.
Vậy nên mới đây thành tích xuất sắc trong môn tiếng Anh của một cậu bé 10 tuổi khiến nhiều người không khỏi sốc. Dù mới là học tiểu học thôi nhưng em đã đạt chứng chỉ IELTS 7.0 và ngay sau đó còn thành lập một câu lạc bộ tiếng Anh miễn phí cho nhiều học sinh tiểu học và THCS.
Cậu bé đó là Phạm Huỳnh Quốc Anh – học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Cảnh (TP. Long Xuyên, An Giang). Thành tích của Quốc Anh khiến nhiều người vô cùng nể phục vì quá vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa mới tiếp xúc với ngoại ngữ ở vài câu giao tiếp cơ bản.
Ngay sau khi biết thông tin Quốc Anh đạt thành tích tốt ở kỳ thi IELTS, nhiều phụ huynh, học sinh cả nước đã chủ động liên lạc, kết nối, mong muốn được chia sẻ về cách tạo động lực học tập, kỹ năng học tập ngoại ngữ này.
Do vậy, mẹ của Quốc Anh đã hỗ trợ em thành lập Câu lạc bộ ESC (English Speaking Club) theo hình thức sân chơi trực tuyến, đến nay đã kết nối hơn 150 học sinh (từ 8 – 15 tuổi) ở nhiều tỉnh, thành phố.
Quốc Anh với câu lạc bộ tiếng Anh miễn phí.
Lúc đầu, khi mới thành lập câu lạc bộ, chị Huỳnh Kim Thanh – mẹ của Quốc Anh phải ngồi cùng con để tổ chức và ổn định lớp. Sau mỗi buổi học, chị góp ý để con biết cách sắp xếp, dẫn dắt câu chuyện, sửa lỗi và đặt câu hỏi.
Khi đã quen, chị để con tự quản lý và điều hành lớp học. “Từ khi đứng lớp, Quốc Anh trưởng thành và có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của mình. Con tự tìm kiếm, đọc tài liệu, ra chủ đề cho các bạn và các bạn đều tham gia rất sôi nổi”, chị Thanh kể.
Đến nay, sân chơi này đã hoạt động được 2 năm và Quốc Anh cũng đã lên lớp 6. Nói về sân chơi này, Quốc Anh cho hay: “Đây là một hoạt động mà em rất yêu thích, là sân chơi bổ ích để các bạn cùng đam mê học tiếng Anh có thể sinh hoạt. Qua đó, thỏa được niềm mong ước của em, đó chính là chia sẻ phương pháp, lan tỏa tình yêu, động lực học ngoại ngữ đến với cộng đồng.
Tuy nhiên, số lượng các bạn có nhu cầu quá đông, em không thể hỗ trợ hết, nên em chọn cách hỗ trợ các bạn có nền tảng tốt, sau đó các bạn cùng em lan tỏa phong trào đến nhiều bạn khác”.
Chẳng hạn, ban đầu Quốc Anh chia sẻ cho 10 bạn, sau 3 tháng, các bạn đủ kỹ năng để tổ chức nhóm sinh hoạt trực tuyến (online) cho riêng mình. Quốc Anh sẽ hỗ trợ các bạn lên chương trình, tuyển thành viên, tổ chức lớp và thường xuyên giúp đỡ nếu các bạn gặp khó khăn.
Video đang HOT
“Bên cạnh đó, thỉnh thoảng Câu lạc bộ sẽ mời thầy cô, chuyên gia tham dự, bổ sung về kiến thức, kỹ năng cho thành viên. Mỗi bạn sẽ tiếp tục lan tỏa đam mê, động lực học tiếng Anh cho học viên mới”, Quốc Anh chia sẻ.
Bên cạnh được chia sẻ về kiến thức, các bạn trong câu lạc bộ của Quốc Anh còn được chia sẻ về kỹ năng thuyết trình, hùng biện bằng tiếng Anh, làm việc nhóm, lãnh đạo, xây dựng câu lạc bộ ngoại ngữ sinh hoạt trực tiếp hay trực tuyến…
Kết thúc hơn một tiếng hướng dẫn các bạn học trong câu lạc bộ, Quốc Anh thường chạy đi chơi đá bóng cùng các bạn gần nhà hoặc chế tạo đồ chơi cho em gái.
Quốc Anh cùng em gái
Được biết, để có được thành tích tốt như vậy thì ngay khi mới lên 2 tuổi, Quốc Anh đã được mẹ cho tiếp xúc với tiếng Anh qua các ứng dụng miễn phí trên mạng như Youtube. Ưu điểm của các ứng dụng này là mang tính giải trí nên khi xem, cậu bé tỏ ra hứng thú như đang tham gia vào các trò chơi. Tuy nhiên, mẹ của em luôn biết cân đo đong đếm thời lượng sử dụng thiết bị công nghệ một cách hợp lý.
Đến năm 3 tuổi, Quốc Anh bắt đầu sử dụng các ứng dụng đọc sách online, nghe truyện tiếng Anh có trình độ từ thấp lên cao. Mẹ Quốc Anh nhận ra rằng con trai có khả năng bắt chước và nhớ lâu nên sau một thời gian cậu bé cũng gom nhặt được một số vốn từ kha khá.
Lên 4 tuổi, Quốc Anh được khuyến khích nói nhiều hơn bằng cách cho em được nói về những chủ đề mà em thích, ngoài ra gia đình còn cho em tham gia câu lạc bộ tiếng Anh để tăng thêm sự tự tin.
Theo chia sẻ của mẹ Quốc Anh, khi cậu bé thích siêu nhân thì mẹ sẵn sàng cho em cùng trao đổi về đề tài này bằng tiếng Anh. Chị cũng không ngại để em bắt chước các câu nói trong phim nước ngoài, tìm hiểu sách khoa học.
Kinh nghiệm đạt 7.5 IELTS từ người nghe Tiếng Anh như "vịt nghe sấm": Nằm lòng 3 điều này thì khó mấy cũng thành dễ ợt
Rèn luyện kỹ năng Nghe môn Tiếng Anh không là điều quá khó nếu bạn "nằm lòng" những nguyên tắc đơn giản: Trước - Trong - Sau khi luyện nghe.
"Đánh lụi" là cách mà học sinh, sinh viên thường làm đối với phần thi Nghe trong bài kiểm tra. Nghĩa là nghe loáng thoáng rồi đánh bừa hoặc cũng có người tích đại vào dù nghe chẳng hiểu gì. Đa số học sinh, sinh viên thường cố lấy điểm ở phần ngữ pháp và đọc hiểu, còn phần nghe thì đành ngậm ngùi "bó tay".
Trương Bảo Phúc - nam sinh một trường đại học trên địa bàn Hà Nội cũng rơi vào tình trạng trên, cậu bạn này học Tiếng Anh rất kém, đặc biệt là kỹ năng Nghe. Nhưng với mục tiêu tốt nghiệp đại học nhận tấm bằng Giỏi và nhận chứng chỉ IELTS đã trở thành động lực giúp Bảo Phúc "cày" Tiếng Anh quên ăn quên ngủ. Với kế hoạch chi tiết, cậu bạn đã cải thiện kỹ năng Nghe cấp tốc khiến bạn cùng lớp thán phục.
Hãy cùng học hỏi kỹ năng giúp đạt 7.5 IELTS phần Nghe từ Bảo Phúc nhé!
Đừng khiến việc nghe Tiếng Anh trở thành cơn ác mộng
Kỹ năng Nghe trong Tiếng Anh là nỗi ám ảnh với nhiều người bởi họ thường rơi vào tình trạng: Nghe không hiểu gì, nghe câu được câu mất, khó nghe tiếng bản địa,... Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng này một cách thông minh, tập nghe có chọn lọc, tránh nghe thiếu thông tin bởi có thể dẫn đến hiểu lầm.
Kỹ năng Nghe trong Tiếng Anh là công cụ giao tiếp cần thiết trong xã hội. (Ảnh minh họa)
Bảo Phúc cho rằng một số nguyên nhân gây khó khăn trong việc nghe - hiểu Tiếng Anh gồm có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Đầu tiên, về nguyên nhân khách quan, chúng ta dễ dàng thấy người bản xứ nói nhanh, nói nuốt chữ, nối chữ, sử dụng các từ lóng hoặc các từ không thông dụng khiến việc nghe trở nên khó khăn. Ngoài ra, môi trường xung quanh có nhiều tiếng ồn cũng khiến nội dung nghe bị đứt quãng. Việc người nghe không nắm được chủ đề cuộc nói chuyện hoặc bài nói không quen cũng là một điều gây cản trở.
Bảo Phúc chia sẻ: "Còn về nguyên nhân chủ quan do người nghe chưa có nhiều kỹ năng cùng vốn từ vựng sâu rộng. Kiến thức hạn chế cũng khiến việc nghe Tiếng Anh như gặp ác mộng vậy!".
Bỏ túi bí kíp "vàng" để cải thiện kỹ năng Nghe
Trước khi nghe
Đầu tiên, Bảo Phúc chia sẻ chúng ta cần học cách phát âm Tiếng Anh chuẩn bởi nghe và nói là 2 kỹ năng có mối quan hệ tương trợ. Để nghe và nhận diện được từ vựng trong cuộc hội thoại, người học cần rèn cách phát âm chính xác. Hãy chủ động nghe - nói thường xuyên để trau dồi và mở mang nhiều điều thú vị. Ngoài ra, cần chủ động sửa lỗi phát âm giúp giảm bớt trở ngại khi nghe.
"Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid - 19 phức tạp khiến học sinh, sinh viên không thể đến trường. Tuy nhiên, học trực tuyến không có nghĩa là tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm. Ngược lại, người học cần tự tin hơn qua ứng học Zoom và bày tỏ quan điểm, đưa ra thắc mắc nhiều hơn. Điều này giúp giảm tâm lý lo sợ, rụt rè", cậu bạn nói.
Suy nghĩ về thông tin sắp nghe giúp bạn hình dung được chủ đề và từ vựng liên quan. (Ảnh minh họa)
Điều thứ hai, bạn cần dự đoán nội dung trước khi nghe. Một phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả là không bao giờ tiếp nhận thông tin khi chưa có bất kỳ khái niệm gì về nó. Nói cách khác, trước khi nghe, bạn nên tập thói quen dự đoán nội dung của mẩu tin. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi: "Họ sẽ nói gì?", "Họ định làm gì?", điều này thúc đẩy não bộ hoạt động hết công suất để tìm câu trả lời.
Việc dự đoán không phải luôn chính xác nhưng khi suy nghĩ về chủ đề bài nghe, tất cả những từ vựng liên quan và kiến thức nền sẽ được tập hợp, giúp cho giai đoạn phía sau diễn ra thuận lợi.
Trong khi nghe
Bảo Phúc chia sẻ kinh nghiệm từ chính bản thân, việc đầu tiên, bạn cần lắng nghe ý chính của cả bài và lắng nghe nội dung cụ thể. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 khái niệm này và dùng một ý nào đó nghe được để suy ra toàn bộ nội dung chính của bài. Để phân biệt, bạn hãy chọn một ý nghe được và đặt nó ở vị trí trong bài (mở bài, thân bài, kết bài). Nếu ở bất kể vị trí nào, nội dung đó cũng khớp với nội dung xung quanh thì bạn đã tìm được ý tổng thể.
Xác định ý chính và những chi tiết của bài nghe qua sơ đồ tư duy. (Ảnh minh họa)
Cậu bạn cho biết: "Hãy tập thói quen ghi chú bởi sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều chi tiết. Hãy ghi thật nhanh ra nháp hoặc dùng những từ viết tắt, ký hiệu để mô phỏng. Khi làm bài test , hãy cố gắng đọc hết các câu hỏi và gạch dưới từ khoá nhanh nhất có thể. Điều này giúp xác định được những điều phải nghe và những nội dung có thể lướt qua.
Tiếp theo, bạn phải phát hiện từ ngữ báo hiệu. Trước khi nói, sẽ có tín hiệu như: "Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu 3 giai đoạn chính trong quá trình...". Như vậy, đằng sau từ "tiếp theo", "nói cách khác", chúng ta có thể nghe được nội dung cần thiết".
Sau khi nghe
Sau khi nghe, hãy không ngừng suy luận ý nghĩa. Đôi khi ngôn ngữ không trực tiếp thể hiện thông điệp của người nói và buộc ta phải suy luận thông qua mối quan hệ xã hội và bối cảnh bài hội thoại.
Đọc và nghe lại thường xuyên là cách học từ vựng theo chủ đề.
Để dễ dàng đoán được "thông điệp ngầm", hãy chọn những nội dung gần gũi với đời sống hằng ngày như một bộ phim, gameshow, show truyền hình thực tế để rèn luyện. Thực ra, đây cũng là cách giúp bạn vừa học vừa được thư giãn.
"Tiếp theo, bạn cần nghe lại và đọc lại bản chữ viết. Đây là cách tuyệt vời để biến âm thanh trở nên quen thuộc. Khi đã quen dần với nhịp độ, cách phát âm đa dạng của người nói trong mọi hoàn cảnh, hãy đọc lại bài để học thêm từ vựng theo chủ đề. Khi vừa nghe vừa đọc lại sẽ giúp não bộ liên kết âm thanh ngôn từ, giúp ôn lại và củng cố từ vựng. Đồng thời học thêm được nhiều từ mới dưới dạng âm thanh", Bảo Phúc nói.
Việt Nam có chứng chỉ Vstep, sao các trường Đại học chỉ ưu tiên xét tuyển IELTS? Tôi thấy các trường đại học xét tuyển bằng IELTS là tâm lý "sính" hàng ngoại, trong khi ở khía cạnh giáo dục thì chúng ta không thể coi đó là hàng hóa được. Nếu như 2 năm trước, hầu hết các trường đại học dành phần lớn chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, thì...