Cậu bé 4 tuổi bị 5 trường mẫu giáo từ chối nhận, tất cả chỉ vì cách dạy con sai lầm của cha mẹ
Đưa con trai 4 tuổi đi học mẫu giáo và bị tới tận 5 trường từ chối sau vài ngày học thử, người mẹ mới hối hận vì đã dạy con không đúng cách.
Ngày nay đa số các gia đình Trung Quốc chỉ sinh một con nên nhiều gia đình coi con như bảo bối, chiều chuộng con tới mức thái quá mà không hề lường được đó là hành động làm hại con. Một cậu bé 4 tuổi ở Trung Quốc chỉ vì ở nhà được bố mẹ, ông bà chiều chuộng, đòi gì được nấy nên đã gặp khó khi đi xin học mẫu giáo.
Đó là con trai của cô Trần. Đến trường nào học, con trai của cô cũng bị từ chối và tới nay đã 5 trường không nhận cậu bé 4 tuổi chỉ sau vài buổi học thử.
Đến trường nào học, con trai của cô Trần cũng bị từ chối – Ảnh minh họa.
Lý do là vì học ở trường nào, cậu bé cũng có thái độ tranh giành đồ chơi, đồ ăn với các bạn. Dù cô giáo có khuyên răn như thế nào cậu bé cũng không chịu, thậm chí còn quát lại cô giáo. Hóa ra, khi ở nhà, cậu bé được mọi người quá chiều chuộng. Mỗi khi không bằng lòng gì, chỉ cần hét lên là y như rằng con trai cô Trần được như ý.
Mang thói quen xấu đó đi học, cậu bé không thể nào hòa nhập được với các bạn cùng lớp. Và cuối cùng cả 5 trường học đều từ chối nhận học sinh này. Cô Trần rất hối hận vì không ngờ rằng việc chiều con của gia đình mình đã gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Video đang HOT
Những mối nguy hiểm khi cha mẹ chiều con quá mức
Thiếu khả năng sống tự lập
Do được cha mẹ bao bọc và chiều chuộng không cho trẻ làm bất cứ việc gì dẫn tới việc trẻ phụ thuộc vào cha mẹ, lười biếng, ỷ lại. Những đứa trẻ như vậy sẽ có khả năng thích nghi rất kém khi đi học. Chúng sẽ thiếu khả năng suy nghĩ và sống độc lập.
Trẻ sẽ trở nên ích kỷ
Nếu gia đình từ cha mẹ, ông bà đều nhất nhất chiều chuộng, làm theo mọi yêu cầu của trẻ trong một thời gian dài, trẻ sẽ coi mọi mong muốn của chúng là việc đương nhiên. Hậu quả là đứa trẻ sẽ sinh ra tính ích kỷ. Khi phải sống trong môi trường tập thể, trẻ sẽ lộ ra tính xấu và không thể nào hòa nhập được. Những trẻ được nuông chiều thái quá sẽ không bao giờ có khái niệm tập thể, ý thức trách nhiệm.
Muốn trẻ phát triển tốt, cha mẹ nên dạy con như thế nào?
Đừng làm hư trẻ
Nhiều gia đình trẻ là con một, cha mẹ dồn hết tình yêu thương cho con, chiều con không đúng cách từ đó dần dần làm hỏng trẻ. Do đó, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là không được nuông chiều con. Ví dụ, khi con mắc lỗi, cần nghiêm khắc với con, có hình phạt để con hiểu như thế là sai, đặc biệt khi trẻ vi phạm các quy tắc mà bố mẹ đã đặt ra.
Đặt quy tắc cho trẻ
Một trong những điều quan trọng khi nuôi dạy trẻ là quy tắc. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên đặt ra những quy tắc cụ thể, rõ ràng cho con để khi con phạm sai, bị phạt, sẽ phải tâm phục, khẩu phục.
Bình tĩnh vượt qua dịch Covid- 19: Dạy con kỹ năng sống tự lập
Kỳ nghỉ phòng tránh dịch Covid- 19 của học sinh trên cả nước đang được kéo dài đến hết tháng 3.2020. Nền nếp sinh hoạt gia đình bị xáo trộn là lẽ tất nhiên nhưng đừng vội rối rắm. Hãy biến thời gian này thành cơ hội vàng để dạy con kỹ năng sống tự lập.
Cha mẹ cần dạy con kỹ năng sống tự lập - Nguyễn Loan
Nếp sinh hoạt thường ngày từ trước tết đến nay hầu như bị đảo lộn vì quỹ thời gian rảnh rỗi khá nhiều. Nhưng nếu cứ "thả rông" việc ăn ngủ thì chẳng mấy chốc ăn sáng thành ăn trưa, ngủ tối thay cho giấc chiều. Vậy nên, dù du di để các cháu có thể "nướng" thêm tí thời gian nhưng lịch trình dậy sớm vẫn phải duy trì mỗi ngày, có như thế mới có thể tận dụng khoảng thời gian ấy để dạy con rèn chuyện ăn, chuyện học.
Chia sẻ việc nhà giữa các thành viên trong gia đình luôn là chất keo gắn kết tình thân một cách ý nghĩa và thiết thực nhất. Lâu nay, bố mẹ luôn mang tâm lý sợ con làm hư, làm hỏng và làm chậm rồi dần dà hình thành thói quen làm thay con, làm hộ con tất tần tật mọi thứ. Bố mẹ quên mất rằng chỉ khi chúng ta sẵn sàng "buông tay" con, đặt niềm tin vào con và hướng dẫn con thực hành đúng phương pháp thì bọn trẻ mới có cơ hội "lớn" - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Ngủ dậy phải biết xếp chăn mùng gối màn, ăn xong phải đem chén đũa bỏ gọn vào chậu rửa, rửa tay theo quy trình 6 bước hướng dẫn... Từ những việc nhỏ đầu tiên đó, các con dần dà làm quen với những công việc khác tùy theo lứa tuổi: quét nhà, lau nhà, dọn góc bàn học, nhặt rau, vo gạo, trông em, tưới cây...
Những công việc trên tuy nhỏ nhưng nếu không tập tành, trui rèn thì trẻ sẽ không bao giờ thành thục. Đặc biệt là bọn trẻ thường "cả thèm chóng chán" nên khi giao nhiệm vụ cho các con, chúng ta cần phải phân công công việc cụ thể, khuyến khích trẻ làm bằng sự say mê, có thưởng có phạt để động viên các con nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình.
Vui chơi là hoạt động chiếm thời gian nhiều nhất trong kỳ nghỉ của bọn trẻ. Cha mẹ đừng lo ngại việc trẻ ham chơi đùa quên mất nhiệm vụ học tập, bởi chơi cũng là cơ hội trẻ được học kỹ năng giao tiếp, hợp tác, thỏa hiệp và sáng tạo.
Nếu có thể, bạn hãy cùng ngồi xuống với bọn trẻ, nắm tay các con chơi trò "chi chi chành chành", "kéo cưa lừa xẻ", "gánh gánh gồng gồng"... Bạn đừng ngần ngại khoác lên mình tấm vải màn xanh đỏ để cùng các con hóa thân thành người mẫu trên sàn catwalk. Bạn hãy cởi bỏ vẻ đạo mạo thường ngày để dang tay múa hoặc lắc lư tập thể dục trong một lớp học tưởng tượng nhé!
Bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi bắt gặp ánh mắt say mê và khuôn miệng tươi rói của các con bi bô theo các bài đồng ca trong tiếng cười khanh khách không ngớt. Rồi bắn bi, lắp ráp mô hình, giật cờ, cờ vui, cá ngựa... tất tần tật đều có thể kéo bọn trẻ xích lại gần nhau.
Và tất nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng chen ngang vào trò chơi của bọn trẻ, hãy dạy con tự lập trong cách lựa chọn trò chơi, xoay xở với trò chơi và sáng tạo ra trò chơi mới. Chúng ta sẽ bất ngờ với sức sáng tạo không giới hạn của bọn trẻ đến mức thốt lên "Á... à...". Bạn hãy thử nhé!
Bà mẹ Hà Nội tiết lộ phương pháp giúp con trai chưa vào lớp 1 đã đọc chữ vanh vách, đơn giản đến mức không ngờ Nhờ có phương pháp dạy đặc biệt mà cả 2 con của chị Hương đều đọc chữ lưu loát từ trước khi học lớp 1. Con bắt đầu vào lớp 1 là bước ngoặt lớn, cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và toàn diện. Không ít cha mẹ đã chủ động dạy con trước một số kiến thức như chữ cái, con...