Cậu bé 3 tuổi nói tiếng Anh như người bản xứ
Trăn trở về tương lai tươi sáng của con, đây là cách bà mẹ trong câu chuyện dưới đây chuẩn bị hành trang cho bé, đặc biệt là vốn ngôn ngữ phong phú.
Con của mẹ không cần phải là “con nhà người ta”
Dù chỉ mới hơn 3 tuổi, bé Trần Gia Huy, tên ở nhà thường gọi là J đã có thể giao tiếp, đọc truyện tranh hay xem những bộ phim ngắn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cậu bé khá thoải mái trong việc thể hiện bản thân, J nói chuyện với mẹ bằng tiếng Anh theo một cách bản năng. Ví dụ, khi muốn mở chương trình tiếng Anh yêu thích, bé hỏi mẹ rất tự nhiên “Mommy, I want to play Kizzu, can you let me play this?” (mẹ ơi con muốn chơi Kizzu, con có thể chơi không mẹ?). J cũng có thể nhớ vị trí tất cả các nước trên thế giới, chỉ ra nước nào thuộc châu lục nào, phát âm tên nước bằng tiếng Anh và tiếng Việt cực chuẩn.
Bé J tự tin sử dụng tiếng Anh mỗi ngày
Việc J có vốn từ vựng tiếng Anh “đáng nể” ở độ tuổi đó với phát âm như người bản xứ và vẫn có thể giao tiếp tiếng Việt rõ ràng như vậy là kết quả của quá trình giáo dục khoa học, được “tiếp lửa” từ tình yêu cho con của hai vợ chồng chị Phùng Thị Lý – hiện đều đang là bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Ngay từ khi mang thai J, chị đã tìm hiểu về giáo dục sớm cũng như tìm ra cách tiếp cận phù hợp cho bé, giúp J có một nền tảng ngôn ngữ tốt từ khi bé còn nhỏ.
Gia đình hạnh phúc của bé J.
Chị Lý chia sẻ: “Mình thấy rất nhiều bố mẹ thể hiện sự ngưỡng mộ với những gia đình có các em bé 3-4 tuổi sử dụng được hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo như mình tìm hiểu, mọi bạn nhỏ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi đều là thiên tài về ngôn ngữ; điều quan trọng là bố mẹ phải áp dụng các phương pháp giáo dục sớm phù hợp và đúng thời điểm.”
Cuộc hành trình của cả gia đình
Với một công việc đặc thù và có áp lực cao như bác sĩ, việc dành thời gian chơi cùng bé là không hề đơn giản với chị Lý; chưa kể đến việcbố của J phải thường xuyên công tác xa nhà, bởi vậy chị đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc dạy và học cùng con.
Mẹ J cho biết: “Để J có thể nói được hai thứ tiếng lưu loát như hiện nay, mình đã cùng con trải qua một lộ trình học kiên nhẫn và bền bỉ. Ban đầu, mình cho bé làm quen với hình ảnh, màu sắc, từ vựng ngay từ khi J 3 tháng tuổi thông qua phương pháp tráo thẻ Glenn Doman. Đến khoảng 5 tháng là bé đã bắt đầu nhận biết, chọn đúng được các thẻ được đưa ra khiến mình rất bất ngờ. Khi J 1 tuổi, bé đã có khả năng đọc, phát âm hết các bộ thẻ chữ. Tới khi 20 tháng, J đã đọc được tên cuốn sách mà bé yêu thích.
Chị Lý áp dụng giáo dục sớm cho bé J từ khi bé mới 3 tháng.
Qua quá trình dạy con kiên nhẫn với những thành quả ban đầu, mình nhận thấy để bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tối đa, bé cần có môi trường chơi và học phù hợp. Hàng ngày, mình dành ra một khoảng thời gian nhất định để nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Anh cùng J. Từ nào J không hiểu mình sẽ cố gắng giải thích từ đó bằng ngôn ngữ cơ thể hoặc hình ảnh để bé có thể liên tưởng và tự hiểu. Ngoài ra, mình cũng đọc truyện, thơ tiếng Anh và cho bé nghe nhạc tiếng Anh để J có thể “tắm” trong môi trường tiếng Anh thường xuyên.”
Nỗ lực dạy con của chị Lý cuối cùng cũng đã được đền đáp, bé J dần dần có phản xạ với tiếng Anh một cách rõ ràng hơn khi bước vào tuổi lên 2. “Trong các chuyến đi chơi cùng với gia đình, bé bắt đầu giao tiếp với mình bằng tiếng Anh rất tự nhiên. Thậm chí, khi gặp người ngoại quốc trên đường, bé cũng không ngại ngần nói chuyện với họ, làm mình vừa ngạc nhiên lại vừa xúc động.”
Ngoài việc học cùng con mỗi ngày, vợ chồng chị Lý thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để bé có thêm vốn sống phong phú.
Cha mẹ luôn là người thầy tốt nhất của con
Đến thời điểm hiện tại khi J đã có một vốn từ khá ổn và yêu thích việc học tiếng Anh, chị Lý bắt đầu cho bé học “nâng cao” qua các phần mềm, ứng dụng học tiếng Anh có chọn lọc.
“Bên cạnh việc giao tiếp thường xuyên bằng tiếng Anh hoặc đưa J ra ngoài chơi để gặp các du khách nước ngoài, mình cũng cùng J học tiếng Anh mỗi ngày qua các phần mềm dạy tiếng Anh được thiết kế theo phương pháp giáo dục sớm. Các chương trình này được phát triển đặc biệt để cha mẹ có thể cùng bé học tiếng Anh dễ dàng với các hệ thống nội dungsinh động và bài bản với nhiều hình ảnh, âm thanh thú vị, giúp các bé như J học và tiếp thu tốt hơn. Mình thấy rằng những chương trình học tiếng Anh như này khá hữu ích và hỗ trợ cho các bố mẹ rất nhiều trong quá trình dạy con.”
Bé J học cùng phần mềm học tiếng Anh Kizzu.
Cuộc sống hiện đại đặt ra cho các bậc phụ huynh nhiều áp lực, tuy nhiên thời nào thì bố mẹ cũng luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất bằng tình yêu thương con vô bờ bến. Mọi ông bố bà mẹ đều có thể trở nên vĩ đại trong mắt các con, giúp con phát triển vượt bậc từ những năm tháng đầu đời; quan trọng là bố mẹ phải luôn kiên nhẫn và đồng hành cùng con trong từng hành trình phát triển.
Minh Thư
Theo Dân trí
Học tiếng Nhật: Công thức đơn giản nhất về trường âm!
Trong tiếng Nhật trường âm được coi là đặc trưng bởi nó không có trong tiếng Việt, tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác. Vậy, trường âm là gì, tại sao trường âm lại quan trọng, bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây nhé!
Học tiếng Nhật: Công thức đơn giản nhất về trường âm!
Qua video vừa rồi, bạn đã hiểu về trường âm rồi chứ, chúng ta hãy cùng ôn tập lại nhé!
Trường âm là được hiểu là những nguyên âm kéo dài, có độ dài gấp đôi của 5 nguyên âm [] [] [] [] [] (a,i, ư, ê, o).
Ví dụ như âm (a) được phát âm là một âm tiết nhưng nếu viết là () lại được phát âm là hai âm tiết và được đọc dài hơn.
Tương tự, khi ta thêm các chữ [] [] [] [] vào sau những chữ thuộc cột tương ứng thì thay vì đọc hai chữ, chúng ta chỉ cần đọc kéo dài âm đứng trước là được. Ngoài ra, trường âm có thể làm thay đổi nghĩa của từ.
Ví dụ như từ (obasan) có nghĩa là cô, bác, nhưng khi gấp đôi âm (a) ta sẽ được từ (Obaasan) lại chỉ có nghĩa là Bà.
Từ (Yuki) để nguyên có ý nghĩa là tuyết nhưng nếu gấp đôi âm u bạn được từ (Yuuki) mang nghĩa dũng cảm.
Từ (Toru) có nghĩa là lấy, thêm âm o sẽ chuyển thành từ (Tooru) có nghĩa là đi qua.
Vì trong tiếng Nhật có hai bảng chữ cái là Hiragana và Katakana nên cách đọc và cách viết trường âm lại được chia làm hai trường hợp khác nhau :
Trường âm trong bảng Hiragana
Khi thêm trường âm vào các từ theo bảng chữ cái Hiragana bạn cần phải chú ý các quy tắc sau:
Trường âm cột a () là chữ a (), vì vậy, khi biểu thị trường âm chúng ta chỉ cần gấp đôi âm a ()
Trường âm của cột (), () chúng ta chỉ cần thêm (), () vào sau âm đó.
Trường âm cột () chúng ta sẽ thêm () vào sau âm (). Tuy nhiên, trường âm của cột () có một vài trường hợp đặc biệt đó là thay vì thêm âm () chúng ta lại gấp đôi âm (). Ví dụ như từ () có ý nghĩa là "Vâng, ừ".
Trường âm cột () chúng ta thêm () vào sau ví dụ như từ Trường cấp 3 () (koukou). Với một vài trường hợp đặc biệt, chúng ta thêm () vào sau âm () ví dụ như từ To lớn () (ookii).
Trường âm trong bản Katakana
Trường âm trong bảng Katakana đơn giản hơn so với bảng Hiragana, để biểu thị trường âm trong chữ Katakana người ta thường kí hiệu bằng dấu gạch ngang ( - ) ở phía sau các nguyên âm hoặc âm ghép. Cách đọc vẫn là kéo dài âm trước đó.
Lấy ví dụ như từ (Ko- hi- ) có nghĩa là café hay từ (No-to) là quyển vở.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có được các khái niệm cơ bản và hiểu tầm quan trọng của trường âm trong tiếng Nhật. Phát âm đúng không chỉ giúp bạn giao tiếp tốt hơn mà nó còn giúp bạn nói tiếng Nhật tự nhiên và chuẩn nhất.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Cách đọc đúng tên của các ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng trên thế giới Bạn đang đọc sai hết tên của loạt ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng trên thế giới rồi, xem clip sau để học cách đọc đúng nhé. Bạn có là fan hâm mộ của ca sĩ, diễn viên hay tỷ phú nào trên thế giới không? Bạn có chắc mình đọc và phát âm đúng tên của tất cả họ không? Phat...