Cậu Á khoa ngoi lên từ học lực yếu kém
“Con thấy học qua mạng tốt hơn nhiều, hiệu quả hơn nhiều – con thích học qua mạng” là lời tâm sự của Vĩnh Bảo (1997) với mẹ sau 2 tháng học trực tuyến.
Hoàng Đình Quang – Á khoa ĐH Ngoại thương – cơ sở phía Bắc năm 2012 với 28.5 điểm, cậu chia sẻ câu chuyện thú vị trên con đường chinh phục ngôi vị á khoa từ một học sinh từng bị chỉ trích vì học kém.
“Mình từng là một học sinh học rất yếu”
Quang thừa nhận mình từng là một học sinh học rất yếu khi học cấp một và đầu cấp hai. Quang tâm sự:”Khi đó chẳng hề có ai quan tâm hay động viên mình cả, chỉ toàn là những lời chỉ trích, tuổi thơ mình lớn lên mà chẳng có lấy một người bạn thân, điều đó càng làm bạn cô đơn và ngày càng sống khép kín và dần dần trở thành kẻ kì dị trong mắt mọi người”.
Cơ hội đến với Quang vào năm học lớp 8, khi bạn được đi thi học sinh giỏi Hoá cấp huyện, tuy điểm không cao song vẫn có giấy gọi tập huấn tại huyện để thi tỉnh. Khi đó bạn đã xác định mình phải cố gắng để làm một điều gì đó. Suốt mùa hè, Quang đã tập trung rèn luyện kĩ năng làm Hoá và mọi điều trở nên dễ dàng dần. Bạn dần trở nên tự tin hơn vào bản thân và trở nên say mê học Hoá. Bài kiểm tra đầu tiên, Quang xếp thứ 3 toàn huyện và giành được học bổng ở tháng đó và được thầy giáo khen
“Có lẽ đó là ngày mà bạn hạnh phúc nhất vì chưa bao giờ mình được khen vì học tốt cả. Mình cảm thấy mình có thể làm tất cả mọi thứ chỉ cần mình có nghị lực và biết vươn lên. Do ôn tập trước nên học Hoá càng trở nên dễ dàng hơn và bạn ngày càng quyết tâm hơn nữa” – Quang nhớ lại.
Nhờ nỗ lực, cố gắng, Quang đã giành một trong 5 giải nhì tỉnh trong cuộc thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 và được vào thẳng lớp chọn của trường Quỳnh Côi. Quang cho biết, đó quả là niềm vinh dự mà bạn chưa từng nhận được.
Kiến thức phần nhiều do tự học
Video đang HOT
Lên cấp 3 Quang bắt đầu thích thú học toán. Bạn đọc ngấu nghiến từng cuốn sách toán mình tìm mua được với sự đam mê. Đặc biệt, khi được tiếp xúc với Toán học tuổi trẻ, Quang đã vô cùng thích thú trước một sân chơi lớn như vậy và dần thấy say mê môn học này. Bạn đã tự đặt báo về đọc để tiếp cận với những bài toán thú vị cùng những lời giải mà mình cho là thật sự tuyệt vời. Sau đó khi đến nhà một người bạn, được thấy sự đồ sộ các tài liệu ở trên mạng, Quang đã thường xuyên đến nhà người bạn đó để lấy tài liệu trên mạng về làm. Mặc dù nhà người bạn khá xa chừng 4 km song một tuần ít nhất Quang cũng 3-4 lần đến nhà bạn học, 7 tối mới về nhà.
Quang tâm sự: “Ban đầu việc học Toán của mình khá vất vả, có những bài phải đọc đến hàng chục lần mà có khi vẫn không nhớ nổi cách giải, nhưng dần dần mình học tốt hơn và đã có kiến thức khá vững vàng về môn toán.
Có những bài trước đây mình chỉ học thuộc cách giải thôi nhưng sau một thời gian mình đã có thể biết tại sao họ lại có thể nghĩ ra lời giải đó và cũng có khi nghĩ ra cách giải ngắn hơn. Có lẽ việc học của mình thực sự tiến bộ khi được đọc tài liệu “Cách sáng tạo bài toán” của thầy Nguyễn Tài Chung, trong đó hướng dẫn cách ra đề toán vè phương trình và hệ phương trình, mình thực sự thấy vô cùng thú vị.
Từ đó mỗi khi làm một bài toán nào có cách giải đặc biệt bạn lại cố nghĩ ra con đường dẫn đến lời giải đó và sau đó nghĩ ra những bài toán của riêng mình, thực sự mình rất vui. Cũng vì vậy, mình học toán chủ động hơn và khả năng về toán đã cải thiện rất nhiều. Mình thực sự rất tự hào vì những kiến thức có được trong ba năm cấp ba phần nhiều là do tự học mà có bởi mình không hề tham gia lớp học thêm nào cả.”
Không chỉ với môn toán mà với môn hoá và lý bạn cũng tự mình tạo ra đề bài để rèn luyện thêm. Quang từng tạo ra một đề hoá của riêng mình, bạn đã nhờ thầy xem và sau đó thầy đã cho cả lớp làm trong kì ôn thi đại học. Quang cho rằng, đây là một cách rèn luyện tư duy tốt học cách học tập chủ động và khoa học.
Bí quyết học các môn tự nhiên
Để học tốt các môn tự nhiên, theo Quang, phải học kỹ lý thuyết. Toán thì học kỹ sách giáo khoa, lý học thuộc sách lớp 12, hoá học thuộc 3 cuốn sách cấp ba, đặc biệt không bỏ sót bất cứ điều gì trong sách, khi học chú ý xâu chuỗi các kiến thức thành hệ thống cho dễ học, nắm vững toàn bộ kiến thức, liên hệ giữa các môn học với nhau.
Học các phương pháp giải hoá kĩ càng, đặc biệt các phương pháp khá trừu tượng như qui đổi hay trung bình, biết rõ các phương pháp đó được nghĩ ra như thế nào và khi nào dùng được, khi nào không dùng được để tránh mắc phải sai lầm khi làm toán hoá. Đặc biệt không học và ghi nhớ các phương pháp giải nhanh hoá do mục tiêu của việc học là hiểu kiến thức và biết vận dụng chứ không phải để thi lấy điểm cao bằng mọi giá, khi học quá nhiều chương trình giải nhanh mà không hề chú ý đến bản chất hoá học của bài toán hoá sẽ khiến cho hoá học trở nên khô khan, việc học trở nên máy móc và không hề hiệu quả. Hoá học đã mất đi “vẻ đẹp tuyệt vời” của nó trước những học sinh lúc nào cũng chỉ chăm chăm học cách giải nhanh đễ đạt đáp án đúng bằng mọi giá.
Tham khảo các tài liệu trên mạng, phải cố gắng làm cho ra chứ không phải mới nghĩ một lúc không ra là đã đbạn lên mạng để hỏi mọi người, đó là cách học lệ thuộc và chắc chắn sẽ không đat hiệu quả cao. Nếu chỉ cần nắm vững kiến thức thì có thể tự giải 99% số các bài trong cả ba môn Toán, Lý, Hóa mà chỉ cần tự học lấy chứ cũng không cần đi học thêm.
Trích thư của Hoàng Đình Quang – Á khoa ĐH Ngoại thương (cơ sở 1) 2012
Theo TTVN
Thủ khoa học giỏi, chơi đàn và nấu ăn ngon
Tự học, tự tìm tòi, học thật sâu và nhớ thật lâu - đó là những bí quyết tạo nên kỳ tích của chàng học trò trường huyện Trần Anh Tùng, tân thủ khoa Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Tin vui Trần Anh Tùng đoạt danh hiệu thủ khoa, với tổng điểm 3 môn thi là 27 điểm, vào ĐH Bách khoa Đà Nẵng (Khoa Công nghệ Thông tin), đã nhanh chóng lan truyền khắp làng quê Thăng Bình (Quảng Nam).
Tin vui không chỉ đến với riêng Tùng mà cả gia đình, bạn bè, thầy cô đều hạnh phúc với niềm vui của cậu học trò trường huyện vừa đạt thành tích mà nhiều người mơ ước.
Cách đây 3 năm, khi mới bỡ ngỡ bước vào ngưỡng cửa Trường THPT Tiểu La (Thăng Bình), cậu học trò tên Tùng đã phải gánh một cú sốc tinh thần rất lớn. Người mẹ, vốn là chỗ dựa tinh thần rất lớn cho cả gia đình Tùng, không may mắc bệnh ung thư, qua đời. Tùng chới với với nỗi đau mất mát đó.
Cha Tùng, ông Trần Văn Luật, giáo viên một trường trung học ở huyện Thăng Bình đã giúp các con của mình vượt qua nỗi đau đó bằng việc ra sức ngày đêm chăm lo, động viên tinh thần các con. "Tôi hướng các cháu sống hướng về phía trước, để mẹ các cháu an lòng ra đi", ông Luật trần tình.
Tùng giải trí bên cây đàn guitar sau những giờ học căng thẳng
Nhờ sự chăm lo của cha, cộng với việc hiểu được hoàn cảnh gia đình sẽ rất chật vật với đồng lương giáo viên của cha và số nợ khi mẹ lâm bệnh vẫn còn đó, Tùng đã cố gắng đứng dậy. Nhớ lời cha luôn răn dạy: "Học, đó là điều quan trọng nhất", Tùng đã dành toàn bộ thời gian của mình để đầu tư cho việc học.
Không phụ lòng người mẹ đã mất và sự quan tâm của cha, Tùng luôn dẫn đầu lớp về điểm số các môn tự nhiên. Giải ba môn lý cấp tỉnh năm 12 là phần thưởng đặc biệt đầu tiên em muốn dâng tặng cho mẹ. Mới đây nhất, trong hai đợt thi thử đại học khảo sát ở trường, Tùng đều giành được tổng điểm 3 môn trên 28 điểm, là thủ khoa toàn trường trong kỳ thi này.
Bí quyết học tập của Tùng là tinh thần tự học, tự tìm tòi. Hè năm ngoái, Tùng đã tự hoàn tất chương trình các môn tự nhiên mà em dự định thi đại học trong sách lớp 12.
Có gì không hiểu, Tùng trực tiếp đến hỏi thầy cô và trao đổi với bạn bè, đến khi tìm ra lời giải riêng cho chính mình mới thôi.
"Em nghĩ, kiến thức trong sách giáo khoa hết sức quan trọng. Để làm bài tốt thì phải nắm thật vững các kiến thức trong đó. Những công thức, kiến thức mới em đều áp dụng phương pháp học hiểu sâu, nhớ thật lâu", Tùng chia sẻ.
Ngoài giờ học, Tùng tự giải trí với cây đàn guitar. "Em cũng là một cây văn nghệ của lớp đấy chứ không phải là mọt sách đâu nghe", Tùng hồ hởi cho biết.
Ba Tùng thì khoe, không chỉ học giỏi, ngoan ngoãn, cậu con trai này còn nấu ăn rất ngon.
Theo Thanh Niên
Zimbabwe: Cô bé 14 tuổi đỗ đại học Maud Chifamba - người Zimbabwe, 14 tuổi - vừa trở thành sinh viên của trường đại học danh tiếng nhất nước này. Hành trình đầy nghị lực của cô bé mồ côi để đặt chân vào giảng đường mơ ước đang được giới truyền thông đưa tin đậm nét. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Chegutu, miền trung Zimbabwe, Chifamba mất...