Catalonia hướng đến ly khai Tây Ban Nha
Theo Đài RTBF, nghị viện Catalonia vừa thông qua nghị quyết về quyền tự chủ của vùng đất này đối với Tây Ban Nha.
Nghị quyết công nhận công dân vùng này có quyền “lựa chọn tương lai chính trị của địa phương”. Đây được xem là tiền đề để đảng cầm quyền CiU có thể tổ chức trưng cầu dân ý vào cuối năm 2014 về việc ly khai khỏi Tây Ban Nha, bất chấp Madrid nhiều lần lên tiếng phản đối.
Một số đảng cực hữu nhận định đây là “ tuyên bố ly khai” đầu tiên của Catalonia, một trong những vùng giàu có nhất Tây Ban Nha. Khủng hoảng nợ công cùng các chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc khiến người dân vùng này cảm thấy bị “áp bức kinh tế” nên dần quay lưng lại với Madrid.
Theo nghị quyết mới, để tiến tới ly khai, chính quyền Catalonia, sau trưng cầu dân ý, còn phải thực hiện nhiều cuộc đàm phán với chính phủ Tây Ban Nha, EU và cộng đồng quốc tế.
Theo TNO
"Mong các hiệu trưởng tôn trọng uy tín"
Thông điệp mới của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phát đi tại hội nghị triển khai "Chiến lược phát triển giáo dục" và "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục"sáng 23/1.
Hội nghị được tổ chức tại 6 điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Vinh, Thái Nguyên, Cần Thơ và Đà Nẵng.
Video đang HOT
Thiếu đủ thứ, nhiều hạn chế
Đất dành cho trường học thiếu, thiết bị dạy học ngay ở các quận nội thành cũng thiếu là chia sẻ của ông Phạm Văn Đại, phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Đề cập đến Nghị định 115 về việc các cơ sở giáo dục có quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm song ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên chia sẻ thực tế việc triển khai ở cấp huyện còn nhiều bất cập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu
Địa phương muốn luân chuyển giáo viên nhưng không làm được vì thẩm quyền không có, cơ sở vật chất (nhà công vụ) không có, hiện tỉnh mới đáp ứng được 40% nhà công vụ cho giáo viên.
Từ 6 đầu cầu trên cả nước tham gia hội nghị đều chung ý kiến đầu tư cho giáo dục đặc biệt là vấn đề chính sách, tài chính còn nhiều hạn chế.
Năm qua, tỉnh Điện Biên có 100 tỷ cho xây dựng phát triển. Muốn kiên cố hóa trường lớp nhưng đành chịu, hiện mới làm được 50%, "Hầu hết HS phải học 2 ca, thậm chí 3 ca nói chi đến những mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục đến 2020".
Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải Trần Đắc Sử cùng lãnh đạo một số trường ĐH thở than: "Nguồn thu chủ yếu của trường là học phí. Muốn nâng chất lượng phải đầu tư nhưng chỉ tiêu lại không được tăng hoặc phải giảm. Giảng viên thu nhập thấp nên phải "chạy sô" lo cho cuộc sống. Thiếu kinh phí nên vấn đề nghiên cứu khoa học càng khó khăn".
Tiêu cực tràn vào trường học
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Xuân Trạch không khỏi xót xa: "Tiêu cực đã tràn vào trường học. Có thể thấy việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ hiện nay còn bất cập. Nhiều người "học giả" để lấy bằng thật, chỉ cần có tấm bằng mà không coi trọng học để tích lũy kiến thức cho mình".
Các đại biểu bàn luận về chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội góp lời: "Việc đánh giá kết quả học tập ở các trường có sự chênh lệch, trường chặt trường lỏng. SV trường tôi ra trường chỉ bằng khá. SV trường khác đầu vào kém nhưng tốt nghiệp nhiều bằng giỏi. Cũng may là xã hội vẫn đặt niềm tin vào SV sư phạm".
Từ đầu cầu Nghệ An, phó hiệu trưởng Trường ĐH Vinh Phạm Minh Hùng cho rằng Nhà nước cần cụ thể hóa chính sách để thu hút HS giỏi vào sư phạm, tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Hiện nay nhiều ngành của sư phạm đầu vào thấp, nhiều trường sư phạm đào tạo đa ngành.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ, Chính phủ phải làm chặt quy hoạch mạng lưới trường học và dự báo nguồn nhân lực
Khuyến khích trả lương theo năng lực
Tiếp thu ý kiến từ cơ sở, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết Bộ đã hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới: ĐH, CĐ trình lên văn phòng Chính phủ.
"Vấn đề tiền lương, Chính phủ đang xây dựng chế độ tiền lương mới, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra" - lời Bộ trưởng.
Vấn đề cân đối tài chính để kiên cố hóa trường lớp theo Bộ trưởng "phải vài kế hoạch 5 năm mới có thể giải quyết. Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương ưu tiên đầu tư cho mầm non 5 tuổi để thực hiện phổ cập; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khó khăn. Trong quá trình phân bổ cần tránh dàn trải, phân tán để sớm đưa vào sử dụng".
Liên quan đến chất lượng các trường ĐH, CĐ,TCCN, Bộ trưởng mong các hiệu trưởng tôn trọng thương hiệu, uy tín.
Về đổi mới chính sách sử dụng nhân lực trong khu vực nhà nước từ khâu tuyển dụng, trả lương, thăng tiến, Phó Thủ tướng khuyến khích các đơn vị "trả theo năng lực". Đồng thời, Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ có giải pháp cụ thể.
Phó Thủ tướng cũng đưa 4 giải pháp khắc phục những tồn tại trên. Thứ nhất, giải pháp phải khiến cho các trường thấy muốn tồn tại thì phải vươn lên.
Thứ hai phải thường xuyên đổi mới, đánh giá: SV đánh giá GV, GV đánh giá lãnh đạo, cấp dưới đánh giá cấp trên. Thứ ba là chính sách đối với cán bộ trong trường không bình quân. Làm sao thu nhập với GV phù hợp với đóng góp chứ không phải thâm niên hay vị trí làm việc. Cuối cùng môi trường giáo dục phải tăng cường dân chủ hóa.
"Chúng ta chưa hài lòng với chất lượng nhân lực. Nguyên nhân do tư duy giáo dục chậm đổi mới, nặng về hành chính, chưa tạo được sự chủ động. Điều đó thể hiện sức ỳ lớn của ngành cần phải thay đổi" - Phó Thủ tướng chốt lại.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Các kỳ thi 2013 sẽ đổi mới khâu kỹ thuật Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, Bộ chính thức triển khai đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa - nghệ thuật. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tăng cường bảo mật thông tin chống tiêu...