Cắt tóc mới, cậu bé 8 tuổi bị cấm ra sân chơi cùng các bạn
Người mẹ sốc khi biết nhà trường cấm con trai ra sân chơi chỉ vì cậu bé có kiểu đầu mới.
Mới đây, chị Essex Claire Mitchell, 28 tuổi ở Chicago, Mỹ chia sẻ bài viết nói rằng con trai bị cấm ra sân chơi vào giờ ăn trưa vì có kiểu đầu mới.
Sự việc xảy ra vào thứ Hai vừa qua. Học viện Silver End gọi điện cho Claire trao đổi về kiểu tóc mới của cậu con trai. Ngoài ra, trường cũng nói rằng cậu bé không được phép ra sân chơi vào giờ nghỉ vì kiểu tóc không phù hợp.
Kiểu tóc mới bị cho là không phù hợp của con trai cô Essex Claire Mitchell.
Bà mẹ bốn con cho biết, ban đầu nhà trường gọi để thông báo về kiểu tóc mới của cậu con trai lớn Alfiee. Khi cô nói rằng Declan – đứa con trai khác của mình cũng có mái tóc tương tự thì nhà trường nói rằng sẽ cấm cả 2 anh em.
“Tôi nhận được cuộc gọi vào lúc 2h30 chiều thứ Hai từ nhà trường thông báo rằng con trai lớn Alfiee sẽ không được ra sân trường để chơi với các bạn cho đến khi tóc mọc dài trở lại”, Claire nói.
Cả 2 con trai của Claire mới chuyển đến Học viện Silver End, Witham vào tháng 5 và đang bắt đầu ổn định ở môi trường mới.
Claire cho biết, Alfiee buồn bã khi biết mình bị nhà trường phạt. Cậu bé thậm chí còn không thể ngủ ngon. “Alfiee thức đến 11h30 đêm vì lo lắng và không muốn đến trường ngày hôm sau”, Claire cho biết.
Cô nói thêm rằng, trước đó, các con trai của cô nhiều lần để kiểu tóc này ở trường cũ và không có vấn đề gì. Thậm chí, các giáo viên còn khen kiểu đầu này rất đẹp. Kiểu tóc được cạo mỏng ở hai bên và đằng sau, giữ phần mái dài rất phổ biến hiện nay.
Video đang HOT
Hiện ngày nào bà mẹ trẻ cũng đến trường vào buổi trưa và giờ nghỉ để đón các cậu con trai về nhà.
Ngôi trường nơi 2 cậu bé đang theo học.
“Bây giờ tôi lại có thêm việc là đón chúng vào giờ ăn trưa và giờ giải lao. Trong khi đó, tôi còn có một đứa con sáu tháng tuổi và bao nhiêu việc cần làm ở nhà. Ngoài ra, đứa con gái của tôi còn bị tự kỷ và bây giờ nó cũng đòi tôi phải đón về nhà vào buổi trưa giống 2 anh trai”, Claire phàn nàn.
Cô cố gắng thuyết phục giáo viên chủ nhiệm để cho cậu bé ra ngoài sân chơi, cậu bé có thể đội mũ để những đứa trẻ khác không nhìn thấy, nhưng vô vọng.
Ông Simon Webb, Hiệu trưởng Học viện Silver End cho biết, khi cha mẹ đưa con cái đến đăng ký nhập học, nhà trường đều đưa ra một bản thỏa thuận giữa gia đình và nhà trường để phụ huynh thông qua.
Bản thỏa thuận sẽ thống nhất các vấn đề như đồng phục, hành vi ở trường và những hỗ trợ mà nhà trường có thể cung cấp cho phụ huynh và tư vấn cho phụ huynh.
“Thỏa thuận đó sẽ được ký trước khi học sinh nhập học. Tôi nghĩ trong trường hợp này, cha mẹ cho con cắt tóc theo kiểu dáng ‘không phù hợp’ với học viện và khiến cậu bé nổi bật hơn các kiểu tóc của bạn bè khác.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện này. Thay vì đình chỉ học như các trường cấp 2, chúng tôi chỉ không cho cậu bé ra sân chơi và ngồi trong thư viện hoặc lớp học với người giám sát”, hiệu trưởng chia sẻ.
Theo Mirror/VTC
Nghịch lý từ các khoản đóng góp ở nhà trường
Có trường thu được nhiều quỹ từ các Mạnh Thường Quân khá dồi dào nhưng năm học nào cũng nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kêu gọi phụ huynh đóng nhiều khoản.
Qua theo dõi thông tin phản ánh trên báo, đài về tình trạng lạm thu các khoản đóng góp đầu năm diễn ra ở nhiều trường nhiều năm gần đây, tôi nhận thấy rõ sự nghịch lý của vấn nạn này.
Ở những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... hầu hết hệ thống trường phổ thông công lập được Nhà nước, địa phương đầu tư, xây dựng khá khang trang và nguồn kinh phí mua sắm, chi tiêu hằng năm cũng tương đối thoải mái.
Thế nhưng ở những nơi này lại thường xảy ra chuyện lạm thu, với hàng loạt khoản thu trên trời, khoản thu vô lý, chủ yếu bắt buộc phụ huynh phải nộp đúng, nộp đủ, không tuân thủ nguyên tắc tự nguyện theo quy định của cấp trên.
Vấn nạn lạm thu trong trường học (Ảnh minh họa: baoquangninh.com.vn).
Trong khi đó, các địa phương, điều kiện kinh tế còn khó khăn, chậm phát triển ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhiều điểm trường còn tạm bợ, tranh tre, nứa lá, lễ khai giảng của thầy và trò trông thật thảm hại-đến nhói lòng (hình ảnh ở một điểm trường thuộc xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng), nước sạch, nhà vệ sinh (gọi là) cho học sinh và giáo viên tại hàng chục điểm trường thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cũng trở nên xa vời bao nhiêu năm nay... bấy lâu cũng hiếm có chuyện phụ huynh bức xúc, phẫn nộ về nhà trường lạm thu các khoản đóng góp đầu năm.
Nơi trường lớp khó khăn, thiếu thốn trăm bề thì thực hiện nghiêm túc quy định về thu, chi tài chính của Nhà nước.
Nơi phố thị văn minh, trường lớp tương đối đủ đầy, khang trang thì lại thi nhau vẽ ra đủ "chiêu" để lạm thu tiền bạc của phụ huynh học sinh.
Phụ huynh ở các thành phố, vùng kinh tế phát triển đã quá chán ngán và chóng vánh đầu óc mỗi khi tham dự họp phụ huynh học sinh đầu năm, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thông báo đủ loại khoản tiền nộp, từng có trường đưa ra con số trên chục triệu đồng.
Nhà trường ở nơi kinh tế phát triển, đâu có biết rằng, trong một lớp học, bên cạnh nhiều phụ huynh có điều kiện tốt thì vẫn còn không ít phụ huynh khó khăn, lao động chân tay vất vả, chạy gạo từng bữa, nuôi cả gia đình giữa thời vật giá đắt đỏ.Nhiều phụ huynh ở các vùng nông thôn, miền núi... vẫn còn cái cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi đi họp phụ huynh, vì nhà trường chỉ thu những khoản theo quy định bắt buộc của Nhà nước và vì lẽ khác, nhà trường quá thấu hiểu nỗi khổ, cái nghèo của nhiều phụ huynh ở đây.
Đối với họ, số tiền đóng góp một lúc lên đến hàng triệu đồng quả là quá sức chịu đựng để kham nổi.
Tôi được biết những trường phổ thông, nhất là bậc trung học phổ thông (tập trung ở các thành phố tỉnh lẻ, thành phố lớn) có truyền thống, bề dày thành tích, nhiều thế hệ học trò thành đạt trên mọi lĩnh vực, hàng năm, nhân những sự kiện thành lập trường, các khối, lớp... thường đóng góp, hỗ trợ hàng trăm, hàng tỉ đồng cho ngôi trường mà mình từng học tập.
Quỹ này được huy động để làm quỹ học bổng, để nhà trường xây dựng, mua sắm thiết bị mới, sửa chữa, cải tạo phòng ốc, cơ sở vật chất đã hư hỏng, xuống cấp. Có nhà trường đã quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ này.
Tuy nhiên, có nhà trường, có Hiệu trưởng lại mập mờ, thiếu minh bạch trong chi, tiêu. Điều đáng nói, có nhà trường tích lũy và sử dụng được khoản Mạnh Thường Quân này khá dồi dào nhưng năm học nào cũng nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kêu gọi phụ huynh từng lớp đóng góp đủ khoản... khiến phụ huynh và các cựu học sinh bức xúc và hoài nghi...
Đầu năm học sau, Hiệu trưởng gọi điện vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng gợi mở, nhắc đóng góp quỹ trường, một số cựu học sinh từng tích cực, nhiệt thành đã lựa lời từ chối khéo và chuyển sang hình thức hỗ trợ, trao học bổng trực tiếp cho con em trong khối, lớp gặp khó khăn - học giỏi.
Thêm một góc khuất nữa được tiết lộ để giúp bạn đọc, các phụ huynh hiểu rõ hơn về bức tranh thu - chi tiền bạc từ các khoản đóng góp của phụ huynh, cựu học sinh... ở một số nhà trường phổ thông hiện nay.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Taeyong (NCT) chính thức lên tiếng xin lỗi nạn nhân bị bắt nạt hồi trung học Nam thần tượng nhà SM Entertainment đã bị cáo buộc chê bai ngoại hình của nữ sinh, bạo lực học đường và kì thị đồng tính khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hồi tháng 9/2019, tin tức Taeyong (NCT) thường xuyên bắt nạt bạn bè, kì thị đồng tính bỗng rầm rộ lên khắp các trang mạng xã hội. Sau khi tranh...