Cất cánh – Nấc thang cuộc đời: Cảm hứng từ những câu chuyện dám ước mơ, dám thực hiện
Cất cánh tháng 10 với chủ đề Nấc thang cuộc đời mang đến cho người xem nguồn cảm hứng về sự nỗ lực, dám mơ ước, dám thực hiện, vượt qua giới hạn bản thân và vươn lên.
Bốn nấc thang cuộc đời của một người gồm: nấc thang đầu tiên là một phiên bản giống với ai đó, nấc tháng thứ 2 là khi đi tìm chính bản thân mình, nấc thang thứ 3 là khi cố gắng để vươn tới những phiên bản tốt của chính bản thân và nấc tháng thứ 4 là khi có những thành tựu, thành quà được ghi nhận. Dù ở lứa tuổi nào, mỗi người đều đang có quá trình nỗ lực đi những nấc thang của bản thân. Chương trình Cất cánh tháng 10 có chủ đề “Nấc thang cuộc đời”, với sự tham gia của khách mời bình luận – nhà báo Phùng Huy Thịnh, cùng các diễn giả Vũ Phương Thanh, NTK Lan Hương, đạo diễn – NSƯT Bùi Như Lai.
Các khách mời trong Cất cánh tháng 10.
“Nữ siêu nhân” không ngừng chinh phục thử thách
Cách đây 4 năm, một cô gái Việt Nam đã trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên vượt qua 1.000 km từ 4 sa mạc khắc nghiệt nhất. Đó chính là vận động viên Vũ Phương Thanh. Thời điểm đó, đây có lẽ là giới hạn lớn nhất mà cô gái ấy từng nghĩ mình có thể đạt được.
Sau 4 năm, Vũ Phương Thanh là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Swissultra 2022, trở thành quán quân thế giới giải The Untra Triathlon, một trong những giải đua 3 môn phối hợp khắc nghiệt nhất hành tinh. Vũ Phương Thanh đã hoàn thành xuất sắc phần thi 38km bơi, 1.800 km đạp xe và 422 km chạy bộ, với tổng thành tích là 328 giờ 27 phút 55 giây, để lên ngôi vô địch nữa. Một giới hạn nữa được Phương Thanh chinh phục nhưng trên tất cả là tinh thần bứt phá với những thách thức ngày càng lớn để mang dấu ấn của Việt Nam ra thế giới.
Chia sẻ về quá trình hoàn thành những nấc thang cuộc đời mình, Vũ Phương Thanh nói: “Với phương châm sống luôn là phiên tốt nhất của chính mình, tôi luôn mong tiếp cận với những giải, thử thách khó, xa hơn, độc đáo hơn để tháo bỏ giới hạn bản thân và vươn lên tầm cao mới”.
“Đây không phải những bậc thang cuối cùng của tôi” – Vũ Phương Thanh bộc bạch – “38km bơi, 1.800 km đạp xe và 422 km chạy bộ, mọi người có thể nghĩ những thách thức này khó. Nhưng nó sẽ không khó nếu mọi người chia nhỏ. Nếu nhìn lên, bạn sẽ không thể thấy bậc thang kết thúc ở đâu, không thấy đỉnh nhưng có thể nhìn được bậc tiếp theo, hãy làm thật tốt nó… Từng bước, từng bước một, không bao giờ bỏ cuộc. Đó là cách tôi tiến tới vạch đích”.
Người phụ nữ truyền bá văn hóa Việt qua tà áo dài
Đó là một người phụ nữ yêu đến tận cùng và luôn khát khao những tà áo dài Việt Nam được hiện diện và kiêu hãnh không chỉ trên quê hương mà còn khắp các sàn diễn thời trang danh giá thế giới. Cô là nghệ nhân ưu tú Lan Hương.
Video đang HOT
Năm 2004, áo dài Lan Hương đã tỏa sáng trên sân khấu triển lãm Vân Hồ và vinh dự được chọn làm lễ phục cho các Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 và APEC. Năm 2010, dịp Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội, cặp đôi áo dài thêu 1.000 hình rồng, phượng của nhà thiết kế Lan Hương không chỉ được trưng bày phục vụ khách thăm quan đến từ khắp thế giới mà được công nhận kỷ lục Việt Nam. Từ một cô bé vùng sơn cước trở thành nhà thiết kế nổi tiếng, nghệ nhân ưu tú Lan Hương đã trải qua từng nấc thang của cuộc đời mình, và không mềm mại như tà áo dài mà cô đam mê.
“Những khó khăn đã xây dựng cho tôi con đường thành công của hiện tại. Áo dài đã cất cánh cho tôi bay xa. Từng được đi tới những kinh đô thời trang trên khắp thế giới, tôi cảm thấy những nơi đó rất thân quen với mình. Lục lại ký ức, tôi chợt nhận ra tôi đã từng đến Paris trong những khi tôi gánh sắn nặng vai leo dốc, tôi từng đến Milan khi phải chịu rét buốt lội bùn lấy rau nuôi lợn. Đó là sự tưởng tượng khi tôi còn rất nhỏ và giờ đã hiện thực hóa được nó. Tôi là một minh chứng sống cho việc dám ước mơ”, nhà thiết kế Lan Hương tâm sự.
Người đàn ông giữ thang của những mảnh đời yếu thế
Những câu chuyện như của Vũ Phương Thanh hay nhà thiết kế Lan Hương đã là minh chứng cho thấy rằng vượt qua giới hạn chính là cách để tiến đến bước tiếp theo của cuộc đời. Còn câu chuyện của đạo diễn – NSƯT Bùi Như Lai không chỉ là sự tiến lên những nấc thang của chính mình mà còn trở thành một chiếc vững chãi cho những người khác dựa vào.
Nếu đã xem các vở diễn Đừng đợi tới ngày mai, Được là chính mình, Tôi ơi đừng tuyệt vọng… thì sẽ thấy bất ngờ khi các diễn viên trong vở diễn đều là những người yếu thế, từng bị tổn thương trong xã hội. Họ là diễn viên không chuyên nhưng được đạo diễn Bùi Như Lai đưa hình ảnh cuộc đời mình lên sân khấu. Họ diễn mà như không viên về chính đời mình.
Là một nghệ sĩ nổi tiếng từ khá sớm, được biết đến là một nghệ sĩ sân khấu đương đại năng động, luôn tìm tòi những lối đi mới mẻ, đạo diễn Bùi Như Lai là trưởng đoàn kịch 1 của Nhà hát Tuổi trẻ, hiện là Trưởng khoa Sân khấu, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Đạo diễn Bùi Như Lai luôn là nghệ sĩ của nhiều khát vọng trong việc chinh phục những đỉnh cao mới, không ngừng làm mới chính mình và quan trọng hơn là giúp người khác bước lên bậc thang của chính họ.
“Với tôi, mỗi ngày hãy cố gắng tiến trên một nấc thang nhỏ. Sau một tuần, chúng ta sẽ tiến thêm một nấc thang lớn hơn. Mỗi năm chúng ta sẽ có một nấc tháng đáng tự hào. Cộng nhiều năm lại, chúng ta sẽ có nấc thang đáng để sống”, đạo diễn Bùi Như Lai chia sẻ.
Cùng lắng nghe những câu chuyện của các diễn giả Cất cánh tháng 10 qua video dưới đây:
Cất cánh tháng 8: Những hy sinh thầm lặng để gieo mầm hy vọng
Chương trình Cất cánh tháng 8 với chủ đề Mầm hy vọng đã mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khi lắng nghe những câu chuyện xúc động về sự hy sinh cao cả.
Mẹ đỡ đầu: Hành trình tìm lại nụ cười, hạnh phúc cho các con sau đại dịch
Tháng 8 một năm về trước, Cất cánh đã lên sóng trong một bối cảnh chưa từng có tiền lệ. Tất cả những câu chuyện đều không được kể trên đường băng, mà trực tiếp từ tâm dịch - những câu chuyện từ chính những F0, những người từng ngày từng giờ giúp F0 vượt qua cửa tử.
Những F0 đó có những người nằm trong số hàng vạn đồng bào đã không qua khỏi. Những đứa trẻ bỗng dưng trở thành trẻ mồ côi.
Tháng 8/2022, cùng với những đứa trẻ khác, các em đang chuẩn bị bước vào một năm học mới. Những "mầm hy vọng" vẫn đang nỗ lực, khao khát vươn lên dù vắng bóng mẹ cha nhưng các em vẫn nhận được rất nhiều tình yêu thương từ các "Mẹ đỡ đầu".
Chương trình "Mẹ đỡ đầu" do TW Hội LHPN Việt Nam phát động đã kết nối, vận động hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do COVID-19 và mồ côi do các nguyên nhân khác. Những người phụ nữ, với vai trò người mẹ chăm sóc con cái của mình, giờ lại tiếp nối hành trình yêu thương trở thành Mẹ đỡ đầu của các em nhỏ mồ côi.
Đến với chương trình Cất cánh tháng 8, khách mời diễn giả - Trung tá Nguyễn Ngọc Thúy - Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an Thành phố Cần Thơ không khỏi xót xa khi chứng kiến những những người vợ bỗng chốc góa chồng, những đứa con trơ trọi vì mất đi người thân... Chị cũng là một trong những người mẹ đỡ đầu của những đứa trẻ mồ côi do COVID-19.
"Chương trình của chúng tôi nhằm dành trọn tình yêu thương, sự hỗ trợ, chăm sóc, đỡ đầu bảo trợ cho các cháu đến năm 18 tuổi. Giúp các con trưởng thành trong một môi trường tốt, một môi trường toàn diện từ gia đình và cộng đồng. Chương trình Mẹ đỡ đầu của chúng tôi được triển khai sau 9 tháng thì Hội Phụ nữ Công an Thành phố Cần Thơ đã nhận đỡ đầu được 51 trẻ. Để chăm lo cho các con, ngoài vật chất chúng tôi còn động viên tinh thần thông qua những chuyến đến thăm để chia sẻ lắng nghe tâm tư tình cảm của các con", chị Thúy chia sẻ.
Từ khi triển khai Chương trình đến nay, Hội Phụ nữ Công an thành phố Cần Thơ đã phối hợp tham mưu nhận bảo trợ chi phí học tập, mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể đến năm 18 tuổi cho 51 em. Với đùm bọc từ cộng đồng cùng các mẹ đỡ đầu, các em nhỏ mồ côi sớm tìm được một điểm tựa trong cuộc sống.
Hành trình đi đến phép màu của bác sĩ Lê Thanh Truyền
Tháng 8/2022 là thời điểm đánh dấu năm thứ 20 của học bổng "Tiếp sức đến trường" trao cơ hội tiếp cận tri thức cho 22.000 tân sinh viên. Và đến với đường băng cất cánh tháng 8, khán giả vô cùng hạnh phúc, tự hào khi chứng kiến sự thành công của một vị bác sĩ trẻ từng là một trong hàng ngày sinh viên được nhận học bổng từ quỹ "Tiếp sức đến trường".
7 năm trước, nhiều bạn đọc báo Tuổi trẻ đã rơi nước mắt trước câu chuyện của anh chàng tân sinh viên Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh "nghèo hơn cả nghèo".
Mẹ bỏ đi khi Truyền mới hơn 1 tuổi, em trai tròn 2 tháng tuổi, cha Truyền lâm bệnh nằm liệt nhiều năm rồi qua đời. Nhưng Truyền chưa bao giờ từ bỏ ước mơ của đời mình.
Từng nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" của Tuổi trẻ năm 2015, bảy năm sau, Truyền đã là bác sĩ và đang làm việc tại Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Anh nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn và trắc trở đã qua để hoàn thành giấc mơ.
Trải qua 19 năm, chương trình "Tiếp sức đến trường" đã gieo mầm hy vọng cho cả một thế hệ đã lần lượt ra đời, lớn lên, vượt mọi khó khăn để học tập, trưởng thành, để hôm nay được đứng trước cánh cửa rộng mở của tương lai. 19 năm ấy, "Tiếp sức đến trường" cũng dần lớn, cũng vượt khó, cũng trưởng thành...
Khởi đầu từ sự lay động và mong muốn sẻ chia với cảnh đời nghiệt ngã của một bạn trẻ đã hai lần đậu đại học mà vẫn không được đến giảng đường và rồi 19 năm, "Tiếp sức đến trường" đã tiếp sức đến hơn 22.000 tân sinh viên.
22.000 tấm vé lên chuyến tàu đến tương lai được trao đi, hẳn nhiên hàng ngàn bạn trẻ vốn đã thông minh, chăm chỉ, nghị lực, quyết tâm của những năm ấy nay đã đến được tương lai rực sáng của mình.
Hàng ngàn cuộc đời đã thay đổi. Hàng ngàn gương mặt cha mẹ với những nếp nhăn nhọc nhằn chi chít đã giãn ra trong tự hào.
Những trái tim xanh của các chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy
Nếu không có hy vọng, không có những cánh tay chìa ra đúng lúc, chúng ta khó có thể vượt qua và vươn lên.
Những trái tim xanh của người lính PCCC đã ngừng đập để cứu sống đồng bào mình. Mới đây nhất là vụ cháy xảy ra ngày 1/8 tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, 3 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh, cứu sống 8 người dân.
Xuất hiện trong chương trình Cất cánh tháng 8, thầy giáo - Trung tá Ngô Văn Anh - Phó Trưởng Khoa chữa cháy, Đại học Phòng cháy chữa cháy đã chia sẻ về sự hy sinh của những đồng đội mình và cả những niềm hy vọng.
"Chưa có một tháng 8 nào lại có nhiều sự cố cháy nổ phức tạp như năm nay. Thiệt hại do cháy gây ra quá khủng khiếp, mất mát do cháy gây ra quá đau thương. Đó là những vết bỏng nặng từ chân đến tay của chiến sĩ Trần Tiến Đạt khi tham gia chữa cháy tại Hoàng Mai, Hà Nội. Đó là sự mất mát của 3 mẹ con ngày 7/8 tại Đà Nẵng... Và đau đớn tột cùng hơn là sự hy sinh anh dũng của 3 đồng chí Đội PCCC và CNCH Công an quận Cầu Giấy Hà Nội ngày 1/8/2020. Khi các đồng chí đã cứu được 8 người thoát khỏi lưỡi hái tử thần từ trong đám cháy", Trung tá Ngô Văn Anh xúc động chia sẻ.
"Sự hy sinh của các đồng đội chúng tôi không hề uổng phí, mà đã đem lại mầm hy vọng cho những người khác - đó là những nạn nhân, những người được các đồng chí cứu ra".
Những người cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẵn sàng hy sinh cả bản thân để bảo vệ tài sản, tính mạng và sự bình yên cho nhân dân.
Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc Với chủ đề "Hành trình tiếp nối", Cất cánh tháng 7 sẽ mang những câu chuyện tốt đẹp, nhân văn của những người đang góp phần gìn giữ truyền thống của dân tộc. Tháng 7 là tháng tri ân những thương binh, liệt sĩ đã hi sinh máu thịt của mình để bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó,...