Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ hơn 70 tỷ đồng
Có lãi trở lại trong quý III nhưng kết quả này không bù đắp được số lỗ trong 2 quý trước đó, khiến kết quả kinh doanh 9 tháng của Royal Casino Hạ Long lỗ hơn 70 tỷ đồng sau thuế.
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia (chủ sở hữu và vận hành Royal Casino Hạ Long) cho biết, 3 tháng quý III, casino này đạt hơn 84 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 47% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệu quả kinh doanh được cải thiện khi biên lãi gộp đã tăng từ 3,5% kỳ trước lên hơn 29,1% kỳ này, giúp casino này thu về 25 tỷ đồng lãi gộp sau 3 tháng. Cũng nhờ vậy mà ông chủ casino Royal Hạ Long đã ghi nhận khoản lợi nhuận hơn 8 tỷ đồng sau thuế, trong khi cùng kỳ lỗ 15 tỷ.
Theo ban lãnh đạo, doanh thu quý III tăng so với cùng kỳ do công ty đã sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, quảng cáo nhằm thu hút khách hàng tới chơi bài và lưu trú.
Ngoài ra, công ty cũng phải sử dụng mọi biện pháp cắt giảm chi phí như tiết kiệm điện nước, cắt giảm nhân công để tiết giảm chi phí hoạt động.
Bên trong sòng bài của Royal Casino Hạ Long. Ảnh: RIC.
Đây cũng là quý mà casino này chấm dứt được đà thua lỗ của 2 quý liên tiếp từ đầu năm. Tuy vậy, khoản lợi nhuận hơn 8 tỷ không đủ bù đắp kết quả thua lỗ trong 2 quý liền trước đó của Royal Casino Hạ Long.
Video đang HOT
Cụ thể, tính chung 9 tháng, casino lớn nhất Quảng Ninh ghi nhận hơn 163 tỷ doanh thu, giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền thu từ sòng bạc đóng góp khoảng 60 tỷ đồng, còn lại là doanh thu đến từ cho thuê biệt thự và khách sạn. So với kỳ vọng đạt 15 triệu USD doanh thu, tương đương gần 350 tỷ đồng cả năm nay, casino này mới hoàn thành chưa tới 50% kế hoạch.
Sau khi trừ chi phí, Royal Casino Hạ Long vẫn ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 70 tỷ đồng từ đầu năm. Nếu tính cả số lỗ những năm trước đó, hiện tại, casino này đang lỗ lũy kế gần 256 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán.
Đáng chú ý, đóng vai trò là mảng kinh doanh chủ đạo nhưng hoạt động sòng bạc của casino này lại lỗ gần 84 tỷ đồng và là nguyên nhân chính khiến cả công ty thua lỗ.
Theo lý giải từ lãnh đạo công ty, sòng bạc là hoạt động trò chơi có thưởng mang tính chất thời vụ, doanh thu phát sinh phụ thuộc nhiều vào số lượng khách và tiền trả thưởng nên kết quả không ổn định.
Ngoài ra, lượng khách giảm khiến hai đại lý lớn của công ty là Long Bay và Tập đoàn Giải trí Kim Long phải thu hẹp kinh doanh khiến doanh thu câu lạc bộ chơi bài giảm mạnh.
Những năm gần đây trên địa bàn thành phố Hạ Long cũng có thêm 2 doanh nghiệp kinh doanh múa rối nước nên từ giữa tháng 7/2017 công ty đã phải dừng kinh doanh hoạt động này, kéo doanh thu giảm.
Ban lãnh đạo công ty cũng nhận định việc các nước lân cận như Campuchia, Philippines, Myanmar… đều cấp phép mở thêm sòng bạc khiến nguồn khách bị phân tán, thị phần chia nhỏ. Trong khi đó, hoạt động của Royal Casino Hạ Long hiện nay chỉ phục vụ với khách nước ngoài.
Trong báo cáo kế hoạch kinh doanh trước đó, ông chủ casino này dự định tìm đối tác đầu tư dự án khách sạn tháp đôi 33 tầng để thúc đẩy doanh số mảng lưu trú. Đồng thời, đăng ký kinh doanh thêm các ngành nghề mới như dịch vụ karaoke, tắm hơi và massage.
Hiện nay, chủ sở hữu trực tiếp của casino này là Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Khải Tiệp (Kai Chieh International Investment Ltd) với 52,49% vốn nắm giữ. Đây cũng là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đầu tư khách sạn và sòng bạc. Ngoài Royal Casino Hạ Long, Khải Tiệp còn sở hữu 50,01% vốn Công ty CP Quốc tế Lạng Sơn, chủ đầu tư khách sạn Casino Lang Son International.
Theo News.zing.vn
Thị trường bất động sản Hà Nội và Tp.HCM hiện giờ ra sao?
Theo Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù có sự sụt giảm về cả lượng cung và giao dịch trên thị trường BĐS Tp.HCM và Hà Nội nhưng tỉ lệ hấp thụ vẫn ở mức tương đối cao. Giá bất động sản nhà ở có chiều hướng tăng nhẹ nhưng không sốt, thị trường duy trì ở mức ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội đánh dấu sự sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch của thị trường. Nguồn cung tính đến quý 2/2019 đạt 7.772 sản phẩm, tăng 49,3% so với quý 1/2019. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2019 lượng cung BĐS nhà ở đạt 12.976 sản phẩm, bằng 76,05% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, lượng giao dịch BĐS trong quý đạt 5.616 sản phẩm, tăng 71% so với quý 1/2019. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2019 lượng giao dịch BĐS nhà ở đạt 8.899 sản phẩm, bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Tỉ lệ hấp thụ BĐS nhà ở 6 tháng đầu năm đạt 68,6%. Đặc biệt, trong quý 2/2019, tỉ lệ hấp thụ căn hộ bình dân lên tới 84.7%.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính của sự sụt giảm là do chính sách giảm tín dụng BĐS của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS.
"Cùng cảnh ngộ", thị trường BĐS Tp.HCM 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy sự sụt giảm mạnh cả về nguồn cung lẫn lượng giao dịch của thị trường. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 lượng cung bất động sản nhà ở tại TP.HCM đạt 10.715 sản phẩm, bằng 39,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Lượng giao dịch bất động sản nhà ở 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.560 sản phẩm, bằng 46.8% so với cùng kỳ năm 2018. Tỉ lệ hấp thụ BĐS nhà ở 6 tháng đầu năm đạt 79,9%. Trong đó, giá bán căn hộ chung cư trong quý 2/2019 tăng khoảng 5% so với quý trước, Đất nền tăng giá khoảng 2-3% so với quý 1/2019.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội và Tp.HCM mặc dù có sự sụt giảm về lượng cung và lượng giao dịch nhưng tỉ lệ hấp thụ vẫn ở mức tương đối cao. Điều này cho thấy lực cầu tại 2 khu vực này vẫn rất mạnh. Giá BĐS nhà ở có chiều hướng tăng nhẹ nhưng không sốt, thị trường duy trì ở mức ổn định.
Một số vùng có thị trường BĐS đã phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,... cũng cho thấy sự giảm tốc về cả nguồn cung mới và lượng giao dịch bởi sự rà soát các dự án từ chính quyền địa phương.
Ở hầu hết các tỉnh thành khác trên cả nước đều ghi nhận sự phát triển của thị trường BĐS và thu hút các nhà đầu tư bởi các TP lớn không còn nhiều cơ hội đầu tư. Chủ đạo vẫn là dòng sản phẩm đất nền, giá cả tăng trưởng ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất hiện một số thị trường bất động sản mới như: Hòa Bình, Yên Bái, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, ...
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Quảng Ninh: Hành trình từ "vàng đen" đến "vàng mười" Có một thời, "nồi cơm" duy nhất của Quảng Ninh là than. Nhưng ngay khi đang ngồi trên hàng núi "vàng đen", người Quảng Ninh vẫn luôn đau đáu: Than có nhiều đến mấy rồi sẽ đến lúc phải hết. Vì thế, một cuộc chuyển dòng ngoạn mục hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững hơn đã diễn ra. Phá bỏ...