Quảng Ninh: Hành trình từ “vàng đen” đến “vàng mười”
Có một thời, “nồi cơm” duy nhất của Quảng Ninh là than. Nhưng ngay khi đang ngồi trên hàng núi “ vàng đen”, người Quảng Ninh vẫn luôn đau đáu: Than có nhiều đến mấy rồi sẽ đến lúc phải hết. Vì thế, một cuộc chuyển dòng ngoạn mục hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững hơn đã diễn ra.
Phá bỏ vị trí độc tôn của than
Khoảng 90% trữ lượng than của cả nước tập trung ở Quảng Ninh nên không khó hiểu khi tỉnh này xưa nay chỉ mạnh về khai thác than, nhiệt điện và sản xuất xi măng. Tuy nhiên, tài nguyên hữu hạn mà áp lực về gánh nặng về ô nhiễm môi trường của các ngành công nghiệp này ngày càng tăng, buộc tỉnh phải thay đổi mô hình phát triển.
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XII (9/2013) đã đánh dấu mốc chuyển mình quan trọng khi Tỉnh thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tỉnh sẽ chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”, bớt dựa vào tài nguyên hữu hạn như than đá, phát huy những giá trị lâu dài như dịch vụ – du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015, Quảng Ninh sẽ không còn phụ thuộc vào “vàng đen” nữa.
Nhiều lần ông Nguyễn Văn Đọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã nhấn mạnh, Quảng Ninh muốn phá bỏ vị thế độc tôn của than thì phải tìm cách hút được nguồn lực khổng lồ của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cởi nút thắt thể chế, phá bỏ tư duy quản lý, xây dựng nền hành chính phục vụ là cách để chính quyền Quảng Ninh thực hiện được điều đó.
Lời giải nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thành công như ngày hôm nay, đó là cả một cuộc cách mạng cải cách của địa phương này từ tư duy cho đến hành động.
Sân bay Vân Đồn
Lấp lánh “ vàng mười”
Những dòng vốn khổng lồ liên tục đổ về nơi đây của hàng loạt ông lớn bất động sản như: Vingroup, Sun Group, FLC, CEO,… để cải tạo hạ tầng, xây dựng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với chất lượng chuyên nghiệp không chỉ khiến ngành du lịch Quảng Ninh lột xác mà còn hoàn toàn làm thay đổi diện mạo của tỉnh. Hàng loạt hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao của các tập đoàn lớn đã tạo cú hích cho tăng trưởng du lịch, khiến Quảng Ninh liên tiếp thu về “trái ngọt” những năm gần đây.
Video đang HOT
Năm 2018, Quảng Ninh đón 12,28 triệu lượt du khách, tăng 24% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 5,2 triệu lượt, tăng 22,1% cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch 24 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đang trở thành điểm đến hàng đầu của du khách ở khu vực phía Bắc, được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, là “hòn ngọc di sản” đang được mài dũa ngày càng sáng bóng. Dường như bớt phụ thuộc vào “vàng đen” – than, dịch vụ – du lịch “vàng mười” của Quảng Ninh đang tỏa sáng lấp lánh.
Trên đà tăng tốc, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 15 – 16 triệu lượt du khách, trong đó có 7 triệu khách quốc tế vào năm 2020. Đến năm 2030, tổng khách du lịch đạt 30 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 15 triệu lượt, góp phần đưa Quảng Ninh có cơ cấu kinh tế dịch vụ đi đầu vào năm 2020. Con số đó hoàn toàn không quá tham vọng, khi các dự án nghìn tỷ vẫn liên tiếp đổ về địa phương này. Và chính những nhà đầu tư lớn với những công trình xứng tầm đã đánh thức giấc mơ đến “ngôi vương” du lịch Việt của Quảng Ninh.
Đánh thức giấc mơ đến “ngôi vương” du lịch Việt
Nhận định về sự bứt tốc thần kỳ của ngành công nghiệp không khói của Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Tuấn – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã từng nói: “Chúng ta thấy rằng, ở Hạ Long, sau khi các dự án của Sun Group được đầu tư vào khu vực Bãi Cháy, không những tạo ra sự sôi động ở khu vực này mà còn có tác động lan tỏa, làm công suất của tất cả các khách sạn ở khu vực đó đều tăng lên, kích thích vào sản xuất và lưu thông hàng hóa”.
Cầu Koi- Sun World Halong Complex
Nhìn lại chặng đường phát triển của du lịch Quảng Ninh, đúng như lời ông Tuấn, không thể không nhắc đến Sun Group. Từ năm 2014, Sun Group đã triển khai đầu tư nhiều dự án “khủng” tại Quảng Ninh với tổng số vốn lên tới 35.000 tỷ đồng như: Tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Halong Complex, quảng trường Sun Carnival quy mô 12ha, Sun Premier Village Halong Bay Resort, bãi tắm Bãi Cháy và đường bao biển; khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng cao cấp Quang Hanh; khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn và dấu ấn lớn nhất là 3 công trình giao thông trọng điểm: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và cao tốc Hạ Long – Vân Đồn,…
Đặc biệt, sự xuất hiện của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã trở thành cột mốc mới cho kinh tế vùng. Sân bay này được đánh giá là phi trường phức hợp hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay, có công suất 2,5 triệu hành khách/năm và 10.000 tấn hàng hóa/năm. Hiện đang có 3 hãng hàng không lớn của Việt Nam tổ chức khai thác với tổng số 30 chuyến bay đến và đi mỗi tuần, công suất mỗi chuyến bay đều đạt gần 70%.
Ông Nguyễn Văn Đọc – cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định: “Thời gian qua, Quảng Ninh có được vị thế, thu hút được nhà đầu tư là do có được hạ tầng đồng bộ, động lực. Đạt được điều đó, phải khẳng định sự đóng góp rất lớn của Tập đoàn Sun Group – nhà đầu tư chiến lược, lâu dài của tỉnh. Tập đoàn Sun Group đã triển khai nhiều dự án động lực trên địa bàn, bước đầu tạo cảnh quan, điểm nhấn đô thị, diện mạo mới cho tỉnh thông qua những sản phẩm dịch vụ – du lịch, vui chơi giải trí cao cấp”.
Theo cách phân tích đó, khi hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng 5 sao do Sun Group đầu tư tại Quảng Ninh hoàn thiện, địa phương này hoàn toàn có thể sánh vai với những trung tâm du lịch vốn đã giữ ngôi vương từ lâu như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,… và thực sự biến “vàng đen” trở thành “vàng mười” muôn phần giá trị.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Học Singapore, Hạ Long kích thích chi tiêu bằng sản phẩm độc đáo
Là điểm đến của tỷ phú, siêu du thuyền hạng sang và cả giới thượng lưu trong cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2019 - 2020
Hạ Long đang nỗ lực nối dài trải nghiệm của du khách với những mô hình mua sắm độc đáo, mang đậm dấu ấn di sản.
Văn hóa bản địa luôn tạo sức hút với du khách quốc tế.
Hẫp dẫn như văn hoá di sản
Nhắc tới các thiên đường du lịch, không thể bỏ qua Singapore, một quốc gia nhỏ bé, không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên song lại nằm trong top các thành phố hút khách nhất thế giới 2018. Bí kíp không chỉ ở hệ thống công viên vui chơi giải trí hàng đầu hay những con phố mua sắm bất tận, mà còn nằm ở những khu phố di sản, nơi du khách có thể khám phá câu chuyện văn hóa được in dấu trong từng căn nhà, món ăn, và vô số các sản phẩm thủ công truyền thống.
Điển hình là Joo Chiat - khu phố mang đậm nét văn hóa người Peranakan. Những căn nhà phố giàu tính di sản song hành cùng các cửa hàng cổ kính sẽ đưa du khách trải nghiệm thời kỳ người Peranakan - hậu duệ của người Trung Quốc nhập cư đến Singapore từ thế kỷ XV. Ngay cả những mặt hàng được bày bán tại Joo Chiat cũng mang tính di sản như vải vóc, trang phục truyền thống, trang sức thủ công, ẩm thực địa phương... Sức hút từ khu phố mua sắm với các sản phẩm mang đậm văn hóa quốc gia dễ dàng khiến du khách mở hầu bao trong các chuyến đi, đặc biệt là khách phương Tây.
Bởi vậy, theo thống kê, mức chi tiêu trung bình 1 ngày của khách du lịch khi tới Singapore lên tới 286 USD, hay ở Phuket (Thái Lan) - nơi có đường Thalang, đường Dibuk đầy quyến rũ trong khu phố cổ cũng lên tới 239 USD. Trong khi đó, tham chiếu với Việt Nam - nơi có vô số di sản văn hóa cùng vẻ đẹp thiên nhiên trác tuyệt; lượng khách quốc tế tới Việt Nam trong 6 tháng đầu năm lên tới 8.5 triệu, tăng 7.5% so với cùng kỳ. Song mức chi tiêu trung bình của du khách chỉ dừng ở 96 USD/ ngày.
Nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, khách nước ngoài đến Việt Nam rất ưa chuộng sản phẩm do chính bàn tay người dân bản địa tạo ra, mang màu sắc địa phương độc đáo. Tuy nhiên, tại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng chưa có các khu phố di sản được đầu tư quy hoạch, khiến khách du lịch có ít sự lựa chọn để vui chơi, giải trí, mua sắm và không biết tiêu tiền vào đâu.
Khách ngoại đến Hạ Long tiếp tục tăng mạnh trong 'mùa vàng' du lịch tàu biển đang cận kề.
Làng di sản - mô hình có "1-0-2"
Riêng tại vùng di sản Hạ Long, sự xuất hiện của tổ hợp vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ấn tượng của Tập đoàn Sun Group đã đóng vai trò không nhỏ trong việc thu hút 8,5 triệu lượt khách tới Quảng Ninh chỉ trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, du lịch Hạ Long còn được bổ trợ bởi những bứt phá về hạ tầng như hệ thống đường cao tốc thuận tiện, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mở thêm nhiều đường bay quốc tế mới tới Seoul (Hàn Quốc), Thẩm Quyến, Hồ Nam (Trung Quốc), đặc biệt, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đón xấp xỉ 40.000 lượt khách, chiếm gần 30% lượt khách quốc tế tới Việt Nam bằng đường tàu biển trong 6 tháng đầu năm.
Sở hữu cảng tàu khách chuyên biệt duy nhất của Việt Nam, Hạ Long hưởng lợi lớn từ dòng khách quốc tế cao cấp với con số được dự báo tiếp tục tăng mạnh khi "mùa vàng" du lịch tàu biển đang cận kề (từ tháng 9,10 đến tháng 4 năm sau).
Thế mạnh này của Hạ Long sẽ được chắp cánh nếu một khu phố Joo Chiat hay đường Thalang cổ kính xuất hiện bên bờ vịnh di sản, hoàn thiện hệ sinh thái mua sắm, giải trí, nghỉ dưỡng ở thiên đường du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc.
Và thực tế, không lâu nữa, một khu phố được định hướng phát triển về văn hóa truyền thống nằm trong phân khu châu Âu (Shophouse Europe) thuộc tổ hợp nhà phố thương mại Sun Plaza Grand World sẽ được ra đời, định vị trở thành "ngôi làng" kinh doanh sản vật địa phương, những món đồ độc bản - kèm với dịch vụ, ẩm thực truyền thống đặc sắc.
Những sản phẩm đặc trưng của Hạ Long và Việt Nam sẽ được trưng bày trong khung cửa sổ cá tính tựa như chính sản phẩm đó. Du khách có thể "lạc lối" giữa những sản phẩm lạ mắt được chế tác tinh xảo từ "kim cương đen", vỏ ốc hay sắm cho mình những trang phục thời trang từ lụa tơ tằm - đặc biệt hấp dẫn khách phương Tây đến Vịnh di sản bằng đường tàu biển...
Còn muốn thưởng thức những món ăn truyền thống địa phương, du khách có thể ngồi trong các nhà hàng mang phong cách cổ kính, ấn tượng, tựa như đang lênh đênh trên những chiếc thuyền, bè truyền thống của ngư dân địa phương.
Shophouse Europe sẽ biến hóa thành nhiều khu dịch vụ khác nhau để kích thích chi tiêu của du khách.
"Ngôi làng" này không chỉ mang sức hút của vẻ đẹp di sản, mà còn là nơi kích thích nhu cầu chi tiêu, mua sắm của du khách khi đến Hạ Long. Các ngành nghề truyền thống của người dân Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung cũng sẽ được phát triển trong những không gian mua sắm có một không hai tại đây.
Cùng với những sự kiện đẳng cấp quốc tế như Clipper Race 2019 - 2020 được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình BBC, CNN, Discovery, với tổng số lượt xem ước tính lên tới 4,4 tỉ lượt, chuỗi sự kiện hương sắc kỳ quan 4 mùa lễ hội, "ngôi làng truyền thống" thuộc phân khu Shophouse Europe, được định hướng kinh doanh những sản phẩm truyền thống giàu bản sắc hứa hẹn đưa Hạ Long, Quảng Ninh trở thành tâm điểm du lịch của thế giới, mở thêm cơ hội chi tiêu cho du khách trong hành trình trải nghiệm miền di sản.
Theo kinhtedothi.vn
Lộ diện át chủ bài của bất động sản du lịch Hạ Long Hệ thống hạ tầng du lịch tại Hạ Long đang được đầu tư mạnh mẽ. Tuy vậy, thành phố vẫn thiếu các sản phẩm dịch vụ phụ trợ đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là khách cao cấp. Xu hướng phố mua sắm cao cấp Trong vài năm trở lại đây, Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung đang...