“Carla Bruni của phương Đông” và công cụ quyền lực mềm của Trung Quốc
Được mệnh danh là “Carla Bruni của phương Đông”, bà Bành Lệ Viện là một ca sĩ xinh đẹp và nổi tiếng, kết hôn với người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bà Bành Lệ Viên tháp tùng chồng trong chuyến công du nước ngoài hồi tháng 3.
Giờ đây, trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đang hi vọng bà Bành Lệ Viên, đệ nhất phu nhân mới của Trung Quốc, có thể giúp làm thay đổi hình ảnh quốc tế của nước này và thúc đẩy cuộc tìm kiếm lâu dài về quyền lực mềm của Bắc Kinh.
Khi chiếc máy bay Boeing 747 của hãng hàng không Air China chở ông Tập Cận Bình hạ cánh xuống California vào tuần tới trước khi ông Tập có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama, các chuyên gia đối ngoại sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy hai nhà lãnh đạo muốn thúc đẩy một mối quan hệ có thể báo hiệu một thời kỳ mới trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.
Nhưng đối với người dân Trung Quốc, phần lớn sự chú ý dường như sẽ tập trung vào gu thời trang của đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama và bà Bành Lệ Viện, một ca sĩ 50 tuổi mang hàm thiếu tướng trong quân đội Trung Quốc.
Các đệ nhất phu nhân Trung Quốc không được biết đến nhiều và vợ của các nhà lãnh đạo nước này thường hiếm khi xuất hiện trước công chúng.
Video đang HOT
Nhưng chỉ 3 tháng sau khi đảm nhận cương vị mới, bà Bành Lệ Viện đã phá vỡ khuôn mẫu đó, làm dấy lên những hi vọng tại Trung Quốc rằng những chuyến đi toàn cầu của bà có thể giúp thay đổi cách thức nhìn nhận của thế giới đối với Trung Quốc.
Bà Bành là ca sĩ mang quân hàm thiếu tướng trong quân đội Trung Quốc.
Nữ ca sĩ của quân đội Trung Quốc đã có sự khởi đầu suôn sẻ. Hồi tháng 3, bà Bành đã tạo ra một cơn sốt trên mạng tại Trung Quốc khi các blogger ca ngợi bà về gu thẩm mỹ ăn mặc trong các sứ mệnh đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Nga, Tanzania, Congo và Nam Phi.
“Sự tỏa sáng của đệ nhất của phu nhân đã chinh phục thế giới và thúc đẩy quyền lực mềm”, tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc viết sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên của bà Bành.
Phản ứng rất tích cực ở trong nước đã chứng tỏ khả năng của bà Bành nhằm giúp tăng thiện cảm đối với ông Tập Cận Bình ở trong nước. Các nhà phân tích tin rằng bà Bành có thể chứng minh là một nhân tố khá quan trọng ở nước ngoài trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách gia tăng quyền lực mềm sánh ngang với sức mạnh quân sự và kinh tế không thể bàn cãi của nước này.
Shen Dingli, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, cho hay đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện, người được so sánh với Jackie Kennedy, Michelle Obama và Kate Middleton, có thể là một công cụ chứng tỏ sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với thế giới.
“Bà ấy có tài và ăn mặc đẹp. Bà ấy thể hiện sự tôn trọng với những người khác và bày tỏ mong muốn hợp tác. Bà ấy có một cách thức đặc biệt để chứng tỏ rằng Trung Quốc rất cuốn hút”, ông Shen nói.
Rất ít thông tin chi tiết về cuộc gặp thượng đỉnh Barack Obama-Tập Cận Bình tại Rancho Mirage, California được công bố, nhưng sự hiện diện của bà Bành đã được tờ The Desert Sun tại California xác nhận hôm 30/5.
Marcos Caramuru de Paiva, một nhà ngoại giao kỳ cực của Brazil, đất nước vốn được xem là chuyên gia toàn cầu về quyền lực mềm, cho rằng bà Bành có thể đóng một vai trò hàng đầu trong việc giành tình cảm của phương Tây.
Bà Bành ăn mặc sành điệu khi đứng cạnh đệ nhất phu nhân Tanzania.
Trong khi Brazil đã thành công trong việc phát triển bóng đá và lễ hội như các vũ khí ngoại giao, Trung Quốc đã thất bại trong việc tận dụng nền văn hóa đa dạng của nước này, ông de Paiva, người cũng là một cựu lãnh sự Brazil tại Thượng Hải, nhận xét.
“Trung Quốc cố gắng làm điều này một cách có chọn lọc, sử dụng gấu trúc, nhưng họ không biết cách sử dụng các tài sản văn hóa. Họ cảm thấy khó khăn trong việc “khoe” mặt này. Thật không thể tin được khi văn hóa của họ rất giàu có”, ông de Paiva nói thêm.
Ông de Paiva dự đoán rằng, bà Bành sẽ giúp làm mềm hóa “bộ mặt quan liêu và nặng nề” của đảng Cộng sản Trung Quốc. “Chìa khóa chính là đây. Nếu Bắc Kinh làm được điều đó, nước này có thể làm mềm hóa cách nhìn của thế giới đối với Trung Quốc”.
Theo Dantri
Thiệt hại 18 tỷ USD vì cướp biển Somalia
Theo báo cáo mang tên "Pirates of Somalia: Ending the Threat, Rebuilding a Nation" (tạm dịch: Cướp biển Somalia: đẩy lùi đe dọa, tái thiết đất nước) được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố mới đây tại Thủ đô Somali, Mogadishu, nạn cướp biển vẫn gây thiệt hại đến nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 18 tỷ USD.
Ngoài việc gây thiệt hại lớn đến hoạt động thương mại toàn cầu, mối đe dọa từ nạn cướp biển ở một trong những cửa ngõ thương mại quan trọng nhất thế giới cũng là một đòn kinh tế giáng vào các nước láng giềng tại khu vực Đông Phi, đặc biệt là các ngành trụ cột của nền kinh tế các nước này như du lịch và đánh bắt cá. Kể từ năm 2006, chi tiêu cho hoạt động du lịch tại các nước viên biển Đông Phi tăng chậm hơn 25% so với khu vực châu Phi hạ Saharan chủ yếu là do lượng du khách thu nhập cao đến từ các quốc gia OECD ít hơn.
Tình trạng cướp biển đã tàn phá hình ảnh khu vực vốn được xem là điểm du lịch khá ổn định. Lượt khách tới các nước ven biển Đông Phi giảm gần 6,5% so với các nước khác. Kể từ năm 2006, sản lượng xuất khẩu cá từ các nước bị hải tặc tấn công cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, giảm 23,8%/năm. Những nước bị hải tặc quấy nhiễu nhiều phải kể đến: Comoros, Djibouti, Kenya, Mozambique, Madagascar, Mauritius, Seychelles, Somalia, Tanzania, Yemen, Pakistan và những nước thuộc vùng Vịnh Pec-xich. Nền kinh tế của Somalia cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng tổn thất thương mại liên quan đến tình trạng cướp biển tăng lên 6 triệu USD/năm, đó là chưa tính đến những thiệt hại của các hoạt động kinh tế biển bị kìm hãm do cướp biển.
Cũng theo báo cáo, kể từ tháng 1-2005 đến thời điểm này, bọn cướp biển Somalia đã tiến hành 1.068 vụ tấn công. Trong đó 218 vụ trót lọt, với số tiền chuộc trung bình phải chi hàng năm lến tới 53 triệu USD. Đặc biệt có khoảng 82-97 người bị thiệt mạng trong các vụ tấn công này.
Ước tính 42.450 tàu qua lại khu vực có nguy cơ cướp biển này mỗi năm và 20% tổng hàng hóa buôn bán của thế giới thông qua vịnh Aden giữa Yemen và Somalia trong đó có sử dụng kênh đào Suez của Ai Cập. Liên hợp quốc cũng cho biết, thế giới còn phải chi 38 triệu USD hàng năm để truy tố, giam giữ cướp biển bị bắt và tăng cường năng lực chống cướp biển tại chỗ.
Những con số đáng lo ngại trên diễn ra trong bối cảnh cộng đồng thế giới coi cướp biển Somalia là một mối đe dọa lớn và đang áp dụng các biện pháp mạnh để giải quyết như duy trì hàng chục tàu chiến hiện đại của nhiều cường quốc để tuần tra, cho phép áp dụng mọi biện pháp về quân sự, pháp lý...
Theo ANTD
Tanzania: Sập nhà 16 tầng, 60 người thiệt mạng Ngày 29-3, một tòa nhà 16 tầng đang thi công tại Thủ đô Dar es Salaam, Tanzania đã sập đổ và có khoảng 60 người bị vùi lấp trong đống đổ nát. Hiện trường tòa nhà bị đổ sập Sau khi sự cố xảy ra, chính quyền Tanzania đã huy động hàng trăm nhân viên cứu hộ và dân cư địa phương đến...