Capcom vẫn chưa hoàn toàn “bỏ rơi” Dead Rising
Hãng game Nhật Bản vẫn coi Dead Rising là “trụ cột” trong danh mục sản phẩm của mình.
Trong số các thương hiệu game đình đám mà Capcom sở hữu, series Dead Rising có lẽ thuộc top “đầy biến động” nhất. Khởi đầu như một IP mới đầy tiềm năng năm 2006, nó đã nhanh chóng trở thành một trong những quân bài chủ lực của studio Nhật Bản trong những năm sau đó.
Phần hai năm 2010 đánh dấu bước chuyển bình đầu tiên, bắt đầu với một nhân vật chính hoàn toàn mới Chuck Greene và vai trò sản xuất được Capcom chuyển giao lại Blue Castle Games (tiền thân của Capcom Vancouver sau này). Tuy có nhiều thay đổi, trò chơi vẫn đạt thành công đáng kể và thu hút sự quan tâm của đại gia Microsoft.
Do đó, Dead Rising 3 đã trở thành một sản phẩm ra mắt dành riêng cho Xbox One vào năm 2013, nhưng bị đánh giá kém hơn về độ đa dạng cũng như phát sinh nhiều lỗi kỹ thuật.
3 năm sau, thương hiệu thực sự tụt dốc hoàn toàn với phần thứ tư và cũng là cuối cùng. Vì những phản hồi không mấy tích cực và doanh số không đạt yêu cầu, chi nhánh Vancouver đã buộc phải đóng cửa và series Dead Rising bị đưa vào tương lai vô định.
Sau cú vấp này, phải chăng Capcom quyết định bỏ mặc luôn series và không bao giờ đụng đến nữa?
Câu trả lời có lẽ là không. Bởi theo báo cáo tài chính gần đây, công ty game Nhật Bản vẫn xem trọng Dead Rising và đưa nó vào danh sách những trụ cột chính trong danh mục sản phẩm. Thậm chí, họ còn nhấn mạnh tên nó cùng với các thương hiệu đình đám khác như Resident Evil, Street Fighter, Monster Hunter và Devil May Cry.
Tất cả những tựa game này đều được xếp vào hàng “nội dung ưu việt, độc quyền (của Capcom)” với tổng doanh số trên tất cả các trò chơi ở mức 13 triệu đơn vị. Con số đó chỉ như một giọt nước trong đại dương khi so sánh với những tên tuổi lớn đã nói ở trên, nhưng vẫn đủ để thuyết phục nhà xuất bản không từ bỏ series.
Nhưng liệu Capcom có quyết định tung ra phiên bản tiếp theo trong thời gian sắp tới? Thật khó để trả lời khi họ vẫn đang bận rộn cải tiến, nâng cấp nội dung cho Monster Hunter World và không có ý định tung ra thêm game mới cho đến tận tháng 3 năm sau.
Video đang HOT
Theo Game4V
Những thương hiệu game nổi tiếng một thời có khả năng bay màu
Ngành công nghiệp game cực kì khắc nghiệt, nếu không thể phát triển một cách mạnh mẽ hoặc sáng tạo đủ mới mẻ, mọi thương hiệu game đều có thể buộc phải chấm dứt
Đứng trước những sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thế giới game hiện nay, nếu không tìm được cách vượt lên, bất kì thương hiệu lớn nào cũng có thể đối mặt với nguy cơ bị hủy bỏ. Bên cạnh sự hồi sinh mạnh mẽ của Resident Evil , chúng ta đã nhìn thấy vô số những thương hiệu tên tuổi không còn đủ sức hấp dẫn để có thể tồn tại nữa, hoặc bị đánh chết yểu đầy đáng tiếc như Silent Hill và Dead Space. Sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua những cái tên từng có một thời hoàn kim, nhưng nay đã gặp phải không ít khó khăn và có nguy cơ sẽ biến mất khỏi thị trường game trong thời gian tới..
Darksiders
Ra mắt lần đầu vào năm 2010, Darksiders được giới phê bình đánh giá cao bởi lối chiến đấu điên cuồng, chất giọng lồng tiếng hấp dẫn, và một thế giới hậu tận thế độc đáo. Sang đến phần game tiếp theo, dù cho gặp phải nhiều lỗi không đáng có, Darksiders 2 vẫn nhận được nhiều lời khen ngợi. Và việc Darksiders 3 được công bố vào năm 2017 chắc chắn đã khiến không ít người bất ngờ. Sau khi THQ Nordic phá sản và buộc phải đóng cửa, hầu hết những người yêu mến thương hiệu này đều cảm thấy tiếc nuối và không nghĩ rằng sẽ có thêm một phần tiếp theo để phát triển câu chuyện về bộ Tứ Kỵ sĩ. Vậy nên khi Darksiders 3 lộ diện, niềm hi vọng đã được thắp lên trở lại.
Đáng tiếc rằng, Darksiders 3 lại cho thấy nói luôn dễ hơn làm. Những vấn đề kĩ thuật khi mới ra mắt, cùng sự thay đổi về mặt lối chơi đã khiến cho bất kì ai từng yêu thích hai phần game đầu tiên đều cảm thấy thất vọng. Tựa game đã gặp phải những đánh giá trái chiều, và sự kì vọng khi nó ra mắt không thể tạo nên ấn tượng mà hãng phát triển mong chờ. Mặc dù có đến 4 Kỵ sĩ Khải huyền, khả năng câu chuyện được tiếp tục với Strife là rất khó. Những trải nghiệm mà Darksiders 3 mang lại không còn đủ sức hút như nó từng tạo ra cách đây 8 năm, để có thể cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn khác. Nhưng biết đâu sau vài năm nữa, một sự bất ngờ lại xuất hiện, giống như cái cách mà Darksiders 3 đã lộ diện thì sao?
Dead Rising
Dead Rising có thể xem như một trong những tựa game sandbox hay nhất mọi thời đại, khai thác những ý tưởng gameplay độc đáo, các yếu tố kinh dị và hài hước đan xen nhau một cách tự nhiên. Nhưng càng về sau, seri này càng mất đi cái "chất" sáng tạo và độc đáo ban đầu. Từ vị thế của một tựa game tiêu diệt zombie hài hước, vui nhộn và hấp dẫn, Dead Rising bắt đầu gặp nhiều rắc rối trong việc phát triển cốt truyện và đa dạng hóa phong cách chơi..
Câu chuyện trong game bỗng trở nên phức tạp hơn, mà nhiều khả năng là vì mải mê tìm cách pha trộn sự hài hước và yếu tố kinh dị đến từ zombies. Cho đến Dead Rising 4, có thể người chơi sẽ cảm thấy nhà phát triển đã bắt đầu cạn kiệt ý tưởng, khi vẫn lối chơi tiêu diệt zombies, vẫn sự điên điên quen thuộc đến nhàm chán của Frank West, và vẫn những khẩu súng kì dị được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều món đồ lại với nhau. Thiếu sự đổi mới, có lẽ đã đến lúc Capcom phải thừa nhận rằng thương hiệu này không còn như cũ và quyết định loại bỏ nó.
Mafia
Trong lịch sử điện ảnh, The Godfather (Bố Già) hiện lên như một biểu tượng hùng mạnh của giới Mafia, và cho đến tận ngày nay vẫn chưa có một thương hiệu game nào có thể tái hiện lại cốt truyện hấp dẫn của Bố Già, ngoại trừ seri Mafia. Hai phần game Mafia đầu tiên đã trở thành những cái tên kinh điển, khiến người hâm mộ gần như ngay lập tức kêu gọi nhà phát triển cho ra mắt phần game thứ ba. Nhưng khi Mafia 3 được tung ra, hệ thống nhiệm vụ lặp đi lặp lại đã góp phần "đánh chết" seri lừng lẫy này.
Mafia 3 mang đến hệ thống nhiệm vụ thiếu sức hút, tạo cảm giác đơn điệu khi thực hiện và dường như chỉ xuất hiện để kéo dài thời lượng chơi. Kết quả dẫn đến một thế giới game không mang lại nhiều lý do để tiếp tục gắn bó, trừ việc tương tác với Vito. Nhìn chung, rõ ràng seri Mafia đã mất đi sự quyến rũ của nó sau phần game thứ ba này, và nhiều tiếp tục có lẽ chỉ để hãng phát triển tìm kiếm thêm một chút lợi nhuận trước khi sụp đổ hoàn toàn mà thôi.
Saints Row
Ban đầu, Saints Row được định hướng phát triển theo lối chơi tự do như GTA, nhưng game cũng đã không ngừng phát triển trong suốt nhiều năm qua, tạo ra điểm nhấn riêng của mình. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, thương hiệu Saints Row gần như không còn gì mới mẻ để có thể cho ra mắt phần tiếp theo. Hãng phát triển rõ ràng cũng đã tìm cách tạo nên mối liên kết giữa Saint Rows 4 và các phần game trước đó.
Thế nhưng các nỗ lực này rõ ràng chưa đủ mạnh mẽ. Không những vậy, một tựa game mang tính chất spin-off của Saints Row với tên gọi Agents of Mayhem cũng đang chật vật trên thị trường. Mặc dù có cấu trúc khác nhau, lối chơi và bối cảnh của Agents of Mayhem đã tạo nên rất nhiều nét tương đồng với Saints Row, khiến cho hầu như không còn ai có hứng thú với trò chơi nữa.
Dishonored
Không thể chê trách gì chất lượng của Dishonored, Dishonored 2 và cả những bản DLC, spin-off về sau. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ game không có được một doanh thu thương mại tốt, và điều đó có thể khiến cho thương hiệu này buộc phải chấm dứt. Theo như trang VGChartz cho biết, Dishonored bán ra khoảng 4 triệu bản, còn Dishonored 2 chỉ bán được 2,46 triệu bản. So sánh với những tựa game như The Legend of Zelda: Breath of the Wild, vốn đã bán ra khoảng 10 triệu bản, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy khoảng cách doanh thu lớn tới mức nào.
Hiện nay, seri Dishonored được cho là đang "nghỉ ngơi", và không có lời nào từ nhà phát triển cho biết khả năng ra mắt Dishonored 3. Bất chấp toàn bộ những đánh giá tích cực mà seri này đang nắm giữ, sẽ không có gì bất ngờ nếu Bethesda và Arkhane tập trung vào một thương hiệu mới hơn, khi thương hiệu này đã cho thấy, nó không phải một tựa game dành cho tất cả mọi người.
Sniper: Ghost Warrior
Nếu một tựa game muốn trở nên nổi bật trong một thị trường game FPS bị thống trị bởi những cái tên như Call of Duty và Battlefield, nó cần có một yếu tố bắn súng riêng biệt và thú vị. Trong khi seri Sniper: Ghost Warrior có vẻ như đã thử làm điều đó, tập trung vào hành động bí mật và bắn tỉa, nó lại thất bại trong việc có được ít nhất một phần game được đánh giá cao trong suốt cả seri 4 phần. Tổng điểm trung bình nó đạt được trên Metacritic dừng lại ở mức 55 điểm.
Trong bài đánh giá chính thức đến từ Twinfinite, nhà biên tập Tom Hopskin đã tuyên bố các nhân vật và thế giới mở của Snipder: Ghost Warrior 4 "thiếu sự đánh bóng, chiều sâu và chất lượng". Các vấn đề kĩ thuật cũng góp phần "đánh chết" thương hiệu này. Và thực tế hiện nay, không có lý do gì để hãng phát triển tiếp tục với seri này, khi những đối thủ như Sniper Elite đang làm giống như vậy, nhưng tốt hơn rất nhiều.
Max Payne
Trong tất cả những seri mà Rockstar đã sản sinh ra, Max Payne chắc chắn là thương hiệu có chất lượng rất cao nhưng lại bị đánh giá thấp nhất. Lối chơi đầy cải tiến, một cốt truyện tăm tối và sâu sắc, cùng nhiều yếu tố khác đã tạo nên một bộ ba game Max Payne tốt hơn những gì người ta nhận định về nó. Tiếc rằng với sự phát triển mạnh mẽ của GTA và Red Dead, một seri thuần túy chơi đơn như Max Payne khó lòng chen chân vào mô hình dịch vụ game mà Rockstar đang hướng đến ngày nay. Điều chắc chắn sẽ xảy ra là Max buộc phải lùi vào bóng tối, giống như Midnight Club và Manhunt vậy, nhưng điểm tích cực là anh đã được khép lại cuộc phiêu lưu của mình với Max Payne 3.
Metal Gear
Cốt truyện, lối chơi hành động bí mật cùng vô số những yếu tố khác đã giúp cho Metal Gear trở thành thương hiệu được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Nhưng Konami lại quyết định đạp đổ những gì Hideo Kojima tạo dựng nên, và tạo ra một tựa game với mục đích kiếm tiền càng nhiều càng tốt mang tên Metal Gear Survive. Kết quả thì hầu như ai cũng đoán được, Metal Gear Survive không thể đọ lại cả chất lượng lẫn doanh thu của những phần game trước đó.
Metal Gear Survive đã chứng minh rằng, Hideo Kojima thực sự là trái tim và linh hồn của thương hiệu Metal Gear, và nếu không có ông, gần như chẳng còn lý do gì để tiếp tục seri này. Trong tương lai, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy những bản Remastered nhằm níu kéo doanh thu, nhưng một tựa game chính tuyến mới gần như là điều không thể.
Theo lag
Sau 2 bom tấn Resident Evil 2 Remake và Devil May Cry 5, Capcom không ra mắt thêm game AAA mới trong khoảng 1 năm tới Capcom sẽ tập trung vào quá trình sản xuất các trò chơi mới, chuẩn bị cho thế hệ console tiếp theo. Capcom đã có một năm 2019 đại thành công với Resident Evil 2 Remake và Devil May Cry 5. Tuy nhiên trong suốt 1 năm tới, hãng game Nhật Bản sẽ chủ yếu "án binh bất động" và chỉ tung ra thêm...