Cập nhật: 25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đến tối 19-9, cả nước có 25 tỉnh, thành dạy học trực tiếp, 24 tỉnh dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.
Ảnh minh họa
Bộ GD-ĐT đêm 19-9 cho biết cả nước có 25 tỉnh, thành dạy học trực tiếp. Đây là những địa phương ít ảnh hưởng của dịch Covid-19 hoặc đã khống chế được dịch bệnh.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy cả nước có 25 tỉnh, thành dạy học trực tiếp
Video đang HOT
Trong khi đó, các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương… đều đang tổ chức dạy học trực tuyến.
Có 14 tỉnh, thành đang kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.
Để ứng phó với dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022. Theo đó,
Đối với lớp 1 và lớp 2, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.
Ở môn Tiếng Việt 1, giáo viên được phép căn cứ vào trình độ học sinh để chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học sao cho đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt của môn học một cách chắn chắn và không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết khi lên lớp 2. Ở một số môn học khác, trong một vài chủ đề học tập, giáo viên phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn các em thực hành yêu cầu cần đạt. Thầy cô cũng được linh hoạt thay đổi kế hoạch dạy học môn học để tổ chức dạy học một số chủ đề tại nhà trường.
Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đối với bậc THCS và THPT, Bộ GD-ĐT chỉ đạo chương trình được thực hiện theo nguyên tắc giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.
Khoảng 60.000 học sinh Hậu Giang thiếu thiết bị học trực tuyến
Hậu Giang có khoảng 60.000 học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến. Tỉnh sẽ huy động từ nhiều nguồn để hỗ trợ các em.
Học sinh Hậu Giang học tập với máy tính trước khi xảy ra dịch Covid-19 - MỸ XUYÊN
Ngày 19.9, Sở Thông tin-Truyền thông Hậu Giang công bố thông báo kết luận của ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang tại cuộc họp về phương án dạy và học năm học 2021- 2022 của tỉnh.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, trao học bổng cho học sinh tại lễ khai giảng năm học 2021-2022 - ANH NHIÊN
Thông báo cho biết vừa qua Hậu Giang đã phát hiện 2 học sinh bị nhiễm Covid-19, nhiều F1 là học sinh, giáo viên và lãnh đạo địa phương. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, công tác tổ chức học trực tuyến, học qua truyền hình chỉ là giải pháp tạm thời, bởi Hậu Giang đang có khoảng 60.000 học sinh không có điều kiện mua sắm trang thiết bị học trực tuyến. Song song đó, toàn tỉnh cũng chỉ có 38% học sinh tiểu học, 57% học sinh THCS, 85% học sinh THPT đảm bảo được thiết bị học trực tuyến.
Thời gian tới, học sinh mầm non, mẫu giáo tiếp tục nghỉ học đến khi có thông báo mới. Học sinh lớp 1, lớp 2 sẽ học qua truyền hình, không học trực tuyến. Học sinh lớp 3 đến lớp 5 học trực tuyến, học bổ trợ qua truyền hình, bố trí lệch giờ học. Học sinh THCS, THPT (kể cả lớp 9 và lớp 12) học trực tuyến một số môn cơ bản (đối với những em có đủ điều kiện, thiết bị) từ ngày 20.9. Những học sinh không đủ điều kiện thiết bị thì tổ chức học theo nhóm, mỗi nhóm không quá 5 học sinh...
Đối với học sinh đang cách ly y tế, UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt phương án đảm bảo cho các em được học tập tại khu cách ly. Vùng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phải tuân thủ đúng các quy định về cách ly và học tập trung không quá 5 học sinh/nhóm. Đài PT-TH Hậu Giang phối hợp Sở GD-ĐT xây dựng chương trình phát lại hoặc tổ chức hợp lý việc học trên truyền hình tỉnh.
Đối với học sinh thiếu phương tiện học trực tuyến, tỉnh sẽ vận động nguồn hỗ trợ từ doanh nghiệp, phát động mỗi cán bộ, công chức đóng góp 1 ngày lương từ chương trình "Sóng và máy tính cho em" do T.Ư phân bổ cho tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành chỉ đạo ngành giáo dục tỉnh thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh theo quy định của T.Ư. Ngoài ra, tỉnh thống nhất chủ trương giảm thêm 50% học phí đối với học sinh thuộc diện hộ cận nghèo, hộ gia đình khó khăn, hộ có mức sống trung bình.
Giảm tải chương trình phù hợp hình thức học trực tuyến Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đồng thời giảm tải chương trình phù hợp với điều kiện và phương thức học trực tuyến, học qua truyền hình. Ngày 11/9/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 240/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ...