Cấp nhà, trả lương cao cho trí thức kiều bào về xây dựng đất nước
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài – TPHCM cho biết, thành phố vừa có chủ trương ưu đãi nhằm thu hút hơn nữa những trí thức, chuyên gia đầu ngành người Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp cho đất nước.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài năm 2014, tổ chức ngày 21/1, ông Trần Hòa Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, trong năm qua, lượng kiều hối chuyển về thành phố qua hệ thống ngân hàng đạt 5 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm trước.
Phó Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm trao bằng khen cho tập thể và cá nhân có nhiều công hiến cho công tác vận động kiều bào.
Theo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an TPHCM, năm qua có 757.000 lượt kiều bào về nước qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất; số kiều bào tạm trú tại thành phố đạt hơn 881.000 lượt.
Năm 2014, Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài đã đón tiếp gần 1.100 lượt kiều bào và thân nhân đến liên hệ để tìm hiểu về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, lao động, cư trú, nhà đất, thừa kế, quốc tịch,… Đồng thời tổ chức chương trình Xuân họp mặt của lãnh đạo thành phố và hơn 700 kiều bào từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Video đang HOT
Theo thống kê, từ năm 1993 đến 2014, tổng lượng kiều hối đạt khoảng 96,66 tỷ USD, bình quân đạt khoảng 4,4 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 6,8% GDP trong thời gian tương ứng. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng cao, bình quân tăng 22,4%/năm.
Trong năm qua, kiều bào cũng đã tham gia nhiều hoạt động xã hội, từ thiện như ủng hộ học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở vùng sâu, vùng xa; học bổng cho học sinh – sinh viên vượt khó học giỏi; xây cầu bê tông thay thế cầu thô sơ, cầu khỉ; xây dựng nhà tình thương cho người nghèo… Năm qua có 19 cây cầu bê tông được xây dựng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với trị giá 3 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam, Hội người Việt Nam tại Lào và Tổng hội người Campuchia gốc Việt tại Campuchia tổ chức đi thăm, khám chữa bệnh, phát thuốc cho 1.300 kiều bào Lào và Campuchia.
Trong năm 2015, Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cung cấp thông tin về tinh hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước, thành phố; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các tổ chức kiều bào và thân nhân để hiểu rõ hơn về tình hình đất nước, thành phố; về những thành tựu của công cuộc đổi mới; về chủ trương bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Tiếp tục thực hiện vai trò đầu mối, phối hợp với các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan vận động, tập hợp, nối kết kiều bào; kịp thời hướng dẫn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của kiều bào về lưu trú, hợp tác làm ăn trên địa bàn thành phố. Đồng thời tăng cường bảo vệ quyền lợi hợp pháp của kiều bào, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước.
Ông Trần Hòa Phương cho biết: “Thành phố vừa có chủ trương ưu đãi nhằm thu hút hơn nữa những trí thức, chuyên gia đầu ngành người Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp cho đất nước, thành phố, như trả lương cao, tạo điều kiện việc làm cho vợ con, mua nhà hoặc cấp nhà… Đó là chính sách mới mang tính đột phá, sẽ đem lại hiệu quả trong thu hút kiều bào về đóng góp xây dựng đất nước trong thời gian tới”.
Quốc Anh
Theo Dantri
Những tân binh náo nức ra quần đảo Trường Sa
Những người được ra đảo làm nhiệm vụ lần này đều rất vinh dự, tự hào và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Những ngày này, 4 con tàu của Vùng 4 Hải quân đưa các cán bộ, chiến sỹ ra nhận nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Những người được ra đảo làm nhiệm vụ lần này đều rất vinh dự, tự hào và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bà Nguyễn Thị Duyên, ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đứng trên cầu cảng căn cứ Cam Ranh lặng lẽ nhìn con tàu 561 chở đoàn công tác có con trai của mình là Lê Đại Dương ra quần đảo Trường Sa từ từ rời bến.
Tân binh ra đảo Trường Sa chuẩn bị lên tàu
Lê Đại Dương là sỹ quan trẻ, mới đưa vợ và 2 con nhỏ từ Thanh Hóa vào định cư tại Khánh Hòa thì nhận nhiệm vụ lên đường ra Trường Sa. Được tin, bà Duyên cũng từ quê vào vừa động viên con trai lên đường vừa ở lại giúp đỡ con dâu, chăm sóc 2 cháu.
"Cháu đang còn ở trọ và đưa vợ con vào đây, vợ chưa có công ăn việc làm ổn định, song rất vui vì nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao. Tôi mong cho con hoàn thành nhiệm vụ và dặn con yên tâm công tác, ở nhà có vợ và mẹ lo" - bà Duyên nói.
Các chiến sỹ mới thuộc Lữ đoàn 146 - Trường Sa lần đầu được ra Trường Sa nhận nhiệm vụ rất vui vẻ, phấn khởi. Họ là những thanh niên vừa mới nhập ngũ, sau thời gian huấn luyện chiến sỹ mới tại căn cứ Cam Ranh thì được tuyển chọn ra các đảo công tác.
Chiến sỹ Nguyễn Bảo Trung, quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Tiểu đoàn 862, Lữ đoàn 146 được ra đảo Trường Sa Lớn tâm sự: "Em rất vinh dự khi nhận được nhiệm vụ công tác tại Trường Sa. Trong thời gian qua, cán bộ chỉ huy đã chuẩn bị cho bọn em rất tốt về mặt tinh thần, an tâm tư tưởng công tác ở quần đảo Trường Sa. Đây là nơi để em cố gắng, góp một phần nhỏ cho đất nước".
4 chiếc tàu của Vùng 4 Hải quân vừa rời quân cảng Cam Ranh sẽ ghé các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa để đưa cán bộ, chiến sỹ đến nhận nhiệm vụ và đón những người hoàn thành nhiệm vụ về đất liền đón Tết Nguyên đán.
Đại tá Ngô Duy Đỗ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 - Trường Sa cho biết: Những cán bộ, chiến sỹ ra đảo lần này đã được huấn luyện, đào tạo rất kỹ từ chính trị, văn hóa, kỹ thuật, chiến thuật sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc.
Theo VOV
Cựu chiến binh sưu tầm hơn 6.000 tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ở gian nhà thờ của gia đình, ông Dụy cất giữ hàng ngàn tư liệu quý về các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục... của đất nước. Đặc biệt trong đó có hơn 6.000 bài viết, hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người ông Dụy hết lòng mến mộ. Ông là cựu chiến binh Trần Văn Dụy -...