Cấp ngân sách cho cán bộ đi học tiến sĩ khó mang lại hiệu quả như mong muốn
PGS Đỗ Minh Cương cho rằng, cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực quản lý Nhà nước không cần đào tạo tiến sĩ mà cần học những gì hệ thống đang thiếu và yếu.
Ngày 19/5, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Hà Nội dự kiến chi 61,5 tỷ đồng cho đào tạo sau đại học trình độ thạc sỹ và tiến sỹ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến dự kiến chi phí hết 9,6 tỷ đồng, đào tạo sau đại học trong nước là 52 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đặt vấn đề, việc đào tạo trình độ tiến sĩ đối với công chức, viên chức trong lĩnh vực quản lý Nhà nước có thực sự cần thiết?
Liệu có đảm bảo tính hiệu quả, công khai, minh bạch?
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương, Phó Viện trưởng, Viện Văn hóa kinh doanh, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, nguyên giảng viên cao cấp, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, phải thực sự cân nhắc về tính hiệu quả cũng như tính công bằng của đề án này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương – Phó Viện trưởng, Viện Văn hóa kinh doanh, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, nguyên giảng viên cao cấp, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Qdnd.vn)
Bởi lẽ trước đây cũng đã có một số địa phương thực hiện các đề án tương tự, cấp ngân sách để đào tạo cho cán bộ công chức, viên chức học tiến sĩ ở nước ngoài. Tuy nhiên, có những trường hợp trong quá trình học thì bỏ ngang, có người không trở về cơ quan cũ mà chuyển sang làm tại các doanh nghiệp, một số người ở lại nước ngoài làm việc,… Đó là những vấn đề bất cập đã xảy ra.
Chính vì vậy, trước khi tiến hành đề án này, cần phải có tổng kết, đánh giá về những đề án tương tự đã thực hiện trước đây, xem xét tính hiệu quả xã hội của những đề án đó.
“Chúng ta có ngân sách để đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức hằng năm nhưng đó chỉ là một phần nhỏ để bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ.
Còn nếu đi đào tạo dài hạn thì phải đặt vấn đề về tính công bằng, minh bạch, tính hiệu quả của đề án. Dư luận sẽ đặt câu hỏi ai là người được lựa chọn đi học?
Bỏ ra hàng tỷ đồng để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, chúng ta phải đặt mục tiêu đào tạo một cách rõ ràng, việc thực hiện như thế nào, có tuyển chọn được người tài không, sau khi học người ta có trở về làm việc không? Hơn nữa, phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch, nếu không sẽ mất lòng tin của người dân”, Phó Giáo sư Đỗ Minh Cương nêu quan điểm.
Thầy Cương cũng cho biết thêm, nếu đào tạo trong nước thì không cần phải có những đề án đào tạo dài hạn, thay vào đó, có thể mở các khóa đào tạo ngắn hạn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho những người có nhu cầu thực học để họ nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực mình quản lý.
Video đang HOT
Không nhất thiết đào tạo trình độ tiến sĩ với cán bộ, công chức, viên chức
Theo Phó Giáo sư Đỗ Minh Cương, yêu cầu về kiến thức kỹ năng của người thực thi công vụ khác hẳn với người làm công tác nghiên cứu khoa học. Đào tạo tiến sĩ chủ yếu phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.
Còn riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước cần học những gì mà hệ thống đang thiếu và đang yếu. Thay vì đào tạo tiến sĩ một cách ồ ạt, có thể mở các khóa đào tạo ngắn hạn để giúp cán bộ, công chức, viên chức nâng cao năng lực, nhiệm vụ quản lý, quản trị ở lĩnh vực mà họ được phân công.
Bên cạnh vấn đề đào tạo, chúng ta phải biết cách tận dụng nguồn nhân lực sẵn có, cần có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài vào những vị trí việc làm phù hợp trong bộ máy hành chính.
Nếu có cơ chế mở, áp dụng chế độ làm việc linh hoạt đối với công chức như chế độ hợp đồng, chế độ làm việc theo dự án, chế độ làm việc theo chương trình,… thì sẽ dễ dàng thu hút người giỏi về làm việc.
“Hơn nữa, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, nhiều vị trí có thể làm việc từ xa, chúng ta sẽ thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng nhân tài và không cần tốn kém ngân sách cho đào tạo tiến sĩ với đối tượng công chức, viên chức.
Đối với khu vực công, điều quan trọng là biết cách khai thác, sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
Tầm nhìn dài hạn, chúng ta cần đặt ra tiêu chuẩn để tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức có đủ năng lực làm việc, đặc biệt là năng lực tự học và học tập suốt đời. Như vậy trong quá trình làm việc, trước những đòi hỏi, yêu cầu mới đặt ra, bản thân họ sẽ có tinh thần học hỏi, tự tìm tòi để hoàn thành nhiệm vụ được giao”, thầy Cương cho biết.
Phó Giáo sư Ngô Thành Can cho rằng, đào tạo trình độ tiến sĩ chỉ phù hợp với những người đang làm nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, các viện nghiên cứu. (Ảnh: NVCC)
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Ngô Thành Can (Học viện Hành chính Quốc gia) cho rằng, cần phân định rõ nhiệm vụ của những người là cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và những người thực hiện chuyên môn nghiệp vụ trong trường đại học, viện nghiên cứu.
Đào tạo trình độ tiến sĩ chỉ phù hợp với những người đang làm nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, các viện nghiên cứu.
Còn ở lĩnh vực quản lý Nhà nước, công chức, viên chức thực hiện những công việc được giao, ví dụ như soạn thảo văn bản, định hướng công việc chung, điều hành quản lý để đảm bảo sự phát triển chung của xã hội, để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
Do đó, họ cần kiến thức, kỹ năng để quản lý, điều hành, triển khai công việc trong lĩnh vực được phân công, họ cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ tương ứng với mảng mình phụ trách để làm sao quản lý thật tốt, đảm bảo sự phát triển chung.
“Có thể mở những khóa đào tạo ngắn hạn về chính sách công, hành chính công…. bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với từng vị trí việc làm trong bộ máy quản lý.
Còn việc cấp ngân sách để đào tạo trình độ tiến sĩ cho cán bộ, công chức, viên chức ở lĩnh vực quản lý Nhà nước có thể sẽ không tạo ra hiệu quả như mong muốn” Phó Giáo sư Ngô Thành Can khẳng định.
Đào tạo còn du di 'chín bỏ làm mười' sẽ 'đẻ' ra tiến sĩ 'bằng thật, học giả'
Theo PGS.TS Lâm Nhân, còn tâm lý phải có danh tiến sĩ mới 'oai' nên nhiều người đổ xô đi học, trong đào tạo lại có chuyện du di nên dẫn đến buông lỏng chất lượng.
Trong đào tạo còn có chuyện du di, "chín bỏ làm mười"
Trao đổi với phóng viên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Nhân (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: "Người Việt ta vốn có truyền thống hiếu học từ xa xưa, bởi thế, khi càng đỗ đạt cao thì càng được trọng vọng, đó là tâm lý chung. Như ngày xưa, nếu ai có bằng tiến sĩ, thì đều có "danh" và được quý trọng, thậm chí cả gia đình, dòng họ đều được vẻ vang, "thơm lây".
Chúng ta cũng phải nhìn nhận: Trước đây, số lượng tiến sĩ ở Việt Nam chỉ "đếm trên đầu ngón tay"; còn hiện nay, có rất nhiều tiến sĩ ở cả trong và ngoài nước. Bởi vì, ngày nay, thế giới đại đồng, có sự chia sẻ tài liệu học thuật, cập nhật rộng rãi hơn ngày xưa rất nhiều, cơ hội tiếp cận các vấn đề cũng tốt hơn. Tuy xét tổng thể, về trình độ, cũng có thêm nhiều tiến sĩ học thật, thậm chí đạt cả giải thưởng thế giới...
Tuy nhiên, trong đó, cũng có không ít những tiến sĩ bằng thật - học giả".
"Xét về mục đích ban đầu, người ta muốn đi học tiến sĩ cũng là thể hiện tinh thần hiếu học, điều đó là rất tốt. Tuy nhiên, lại có những vấn đề được xử lý rất "duy tình".
Trước đây, chúng ta thường chỉ siết đầu vào, xét tuyển rất kỹ, nhưng trong quá trình đào tạo, lại có chuyện du di cho nhau, nghĩa là "chín bỏ làm mười", có những trường hợp mặc dù còn tồn tại vấn đề, cũng "nhắm mắt cho qua".
Từ đó, dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo không được như ý muốn. Trong chuyện này, tôi cho rằng, vấn đề không phải nằm ở các quy định, quy chế, vì vốn dĩ các quy định đã rất chặt chẽ, nếu làm đúng thì rất tốt, chẳng qua "lỗ hổng" nằm ở chính những người thực hiện. Ở Việt Nam, có một điểm rất "buồn cười", đó là nhiều khi, người ta cứ tìm cách làm những điều mà trong quy định không cấm, mà người ta hay gọi là "lách luật"", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Nhân phân tích.
Trao đổi về những luận án tiến sĩ được cho là kém chất lượng, Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Quang Báo (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng đề cập đến chuyện "hạ chuẩn" sẽ tạo "lỗ hổng" khiến chất lượng đào tạo tiến sĩ bị ảnh hưởng.
Cụ thể, Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Quang Báo cho rằng: "Quy chế đào tạo tiến sĩ cũ (ban hành năm 2017) quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài. Theo tôi, quy định này hoàn toàn hợp lý, khi chúng ta đào tạo ở bậc cao nhất. Song, rất tiếc, quy chế đào tạo tiến sĩ mới lại hủy bỏ yêu cầu công bố quốc tế của quy chế cũ.
Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Quang Báo cho rằng, việc hạ chuẩn tiến sĩ có thể trở thành nguy cơ khiến chất lượng tiến sĩ bị ảnh hưởng. (Ảnh: moet.gov.vn).
Nếu như có bài báo quốc tế chắc chắn, chất lượng đào tạo tiến sĩ cũng sẽ cao hơn. Chính vì vậy, theo tôi, nên giữ lại yêu cầu này đối với việc đào tạo tiến sĩ, để đảm bảo chất lượng, cũng như đảm bảo theo yêu cầu chung của các nước".
Bên cạnh đó, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng nhìn nhận: "Để "lọt" những đề tài như vậy, người hướng dẫn và hội đồng đều phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, theo tôi, đôi khi người hướng dẫn có phần bị "cảm tính" và tự đánh giá là đề tài mình đang hướng dẫn là được, vì bản thân mình là người hướng dẫn thì cũng mong đề tài được thông qua... Vậy, thành viên hội đồng khi đánh giá, cần phải căn cứ vào các tiêu chí để làm thật nghiêm túc. Bởi, vai trò của hội đồng cũng là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với luận án đó. Vậy nên, theo lô-gíc ấy, vai trò và trách nhiệm của hội đồng vẫn là "mấu chốt" với chất lượng đào tạo tiến sĩ".
Nghịch lý dẫn đến sự lãng phí... tiến sĩ
Cũng theo Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù còn có chuyện "vàng thau lẫn lộn", nhưng thực tế, những tiến sĩ chuẩn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
"Chính vì chúng ta chưa xây dựng và cập nhật được một hệ thống để kiểm soát chất lượng các luận án tiến sĩ một cách kịp thời, nên mới có chuyện thật giả lẫn lộn. Tuy nhiên, "vàng vẫn là vàng, mà thau vẫn là thau". Có lẫn lộn thì vẫn thế, không có gì phải ngại, quan trọng là bản thân tiến sĩ ấy có trình độ, có năng lực và khi có việc gì thì có thể sẵn sàng nói được, làm được.
Còn có những tiến sĩ, có những phó giáo sư, giáo sư mà cả năm không viết được một bài nghiên cứu, không có công trình công bố, không có đóng góp gì với nền học thuật thì cũng nên xem lại. Xã hội có quyền hoài nghi và phát hiện ra những "tiến sĩ rởm", bằng thật - học giả thì sớm muộn cũng sẽ "lộ" thôi", thầy Nhân nhấn mạnh.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Nhân cho rằng, do trong đào tạo còn có chuyện du di. (Ảnh: NVCC).
Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Nhân cũng cho hay, thực tế hiện nay đang có một nghịch lý: "Trong khi các trường đại học có thể đang thiếu và cần tiến sĩ, thì ở trong các cơ quan hành chính, nơi không thực sự cần thì lại có nhiều tiến sĩ. Trong khi đó, các tiến sĩ ở khu vực hành chính lại không thể chia sẻ khoa học được vì không có thời gian đi dạy.
Nếu các tiến sĩ là các giảng viên, thì bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hằng năm; còn những tiến sĩ không phải giảng viên mà làm ở các lĩnh vực khác thì không có thời gian làm các nghiên cứu để công bố. Cùng lắm, những tiến sĩ ấy chỉ có thể dạy vào thứ Bảy, Chủ nhật, thậm chí là hoàn toàn không có thời gian để truyền đạt... như vậy là vô cùng lãng phí".
"Một phần có lẽ bởi, trong công tác cán bộ có sự "ưu tiên" với người có học hàm, học vị. Rồi do có tâm lý, các lãnh đạo có danh tiến sĩ thì nghe "oai" hơn, bởi vì, đó giống như một "cái áo" khoác lên mình, phải có chữ "tê ét" (TS) đứng đầu thì mới "oai".
Trong khi đó, làm lãnh đạo không cần phải là tiến sĩ để làm gì. Nếu lãnh đạo là tiến sĩ thì cũng tốt những không bắt buộc như vậy. Lãnh đạo phải là người sử dụng được các tiến sĩ làm việc cho mình, để những tiến sĩ ấy cống hiến và đóng góp cho công việc chung, thì đó mới là điều tuyệt vời", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Nhân lý giải.
Từ những phân tích trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Nhân thẳng thắn đề cập: "Để đào tạo tiến sĩ chất lượng không khó! Cứ làm đúng quy định thì sẽ tốt. Các thầy không còn nể nang nhau nữa, cùng hướng đến mục tiêu chung vì chất lượng đào tạo, chứ không phải vì cá nhân hay vì bất kỳ một sự nhờ vả nào. Đôi khi cứ du di một chút mà có thể ảnh hưởng đến họ cả đời.
Các cơ sở đào tạo cần có sự liên thông với nhau về học liệu, về chia sẻ công bố khoa học, như vậy, việc đào tạo sẽ ngày càng tốt hơn. Tất nhiên, đây cũng không phải chuyện có thể giải quyết triệt để trong một sớm một chiều, không thể "sau một đêm mà quạ đã thành công", phải đi từ từ từng bước một. Bắt đầu từ chính bản thân nghiên cứu sinh, từ chính người hướng dẫn và các thầy cô trong hội đồng, cần loại bỏ ngay suy nghĩ làm việc xuê xoa cho qua".
Để có bằng Tiến sĩ ở nước ngoài vất vả và tốn kém rao sao? Trong quá trình 4 năm nghiên cứu, tôi phải làm rất nhiều loại thí nghiệm khác nhau, có thí nghiệm thành công, nhưng cũng có không ít thí nghiệm đi vào ngõ cụt. Thông thường, muốn học Tiến sĩ, bạn sẽ cần phải có bằng thạc sĩ trong một ngành học có liên quan đến chương trình tiến sĩ của bạn. Khi cung...