Cáp IA, APG gặp sự cố: Các nhà mạng làm gì để đảm bảo kết nối Internet quốc tế?
Viettel, VNPT và FPT là những nhà mạng đang sử dụng nhiều dung lượng trên 2 tuyến cáp biển IA, APG hơn cả. Để hạn chế ảnh hưởng từ sự cố trên 2 tuyến cáp biển này, các nhà mạng đều đã triển khai phương án chuyển hướng lưu lượng.
IA và APG là hai trong năm tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với ba tuyến cáp biển khác là AAG, AAE-1 và SMW3.
Như ICTnews đã đưa tin, vào các ngày 1/1 và 9/1/2021, hai tuyến cáp quang biển quốc tế Liên Á (Intra Asia – IA) và Asia Pacific Gateway (APG) đã lần lượt gặp sự cố.
Trong đó, sự cố xảy ra lúc 12h52 ngày 1/1/2021 trên tuyến cáp IA được xác định là do lỗi cáp trên phân đoạn 1, cách trạm cập bờ tại Singapore của tuyến cáp khoảng 49 km. Sự cố gây ảnh hưởng toàn bộ dung lượng kết nối hướng Singapore.
Với sự cố mới xảy ra trên tuyến cáp APG vào sáng ngày 9/1/2021, theo thông tin mới nhất, tuyến cáp bị đứt trên nhánh S3, làm gián đoạn thông tin trên hướng kết nối đi Hong Kong, Nhật Bản.
Thông tin từ VNPT cho hay, ngay sau khi xảy ra sự cố, VNPT Net và các VNPT tỉnh, thành phố trên cả nước đã khẩn trương tiến hành cân tải qua các hướng cáp quốc tế khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng.
Video đang HOT
Tương tự, với CMC Telecom, đại diện nhà mạng này cho biết: “Chúng tôi đã chủ động chuyển sang các hướng cáp khác, gồm cả hướng cáp xuyên Đông Nam Á (A-Grid), kết nối Internet từ Việt Nam qua các quốc gia Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore”.
Để đảm bảo chất lượng kết nối cho dịch vụ truy cập Internet quốc tế, Viettel dự kiến bổ sung khoảng 800 Gbps cho tuyến cáp AAE-1 và 300 Gbps cho tuyến APG hướng đi Singapore. “Ngay sau khi xảy ra sự cố, Viettel đã tiến hành phương án điều chuyển lưu lượng sang các hướng đang hoạt động bình thường như cáp đất liền, cáp biển AAG, AAE-1 và APG nhánh đi Singapore có trạm cập bờ tại Vũng Tàu”, đại diện Viettel nhấn mạnh.
Cũng theo đại diện nhà mạng Viettel, quá trình phân bổ, điều chuyển lưu lượng quốc tế giữa các tuyến cáp được hệ thống của Viettel thực hiện tự động để kịp thời duy trì chất lượng dịch vụ cho khách hàng Viettel và cả các doanh nghiệp, nhà mạng khác đang thuê kênh kết nối quốc tế trên các tuyến cáp biển này.
“Tuy nhiên, việc sự cố đồng thời trên 2 tuyến cáp biển cũng có thể khó tránh khỏi hiện tượng chập chờn vào các khung giờ cao điểm (20h – 22h)”, Viettel lưu ý.
Đại diện Viettel còn khẳng định rõ, các sự cố trên cáp quang biển quốc tế không ảnh hưởng tới chất lượng các trang Internet, ứng dụng trong nước sử dụng các nền tảng phần mềm do Viettel phát triển và hệ thống máy chủ (Server) đặt tại Việt Nam. Bởi lẽ, các ứng dụng này chạy trên mạng cáp quang trong nước, không phụ thuộc vào đường cáp quang biển quốc tế.
Trên thực tế, việc các tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố khá thường xuyên, do đó không chỉ Viettel, VNPT và CMC mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trong nước đều luôn dự phòng và khá quen thuộc với tình huống phải triển khai các phương án ứng phó, khắc phục sự cố cáp biển.
Ghi nhận từ người dùng cũng cho thấy, trong bối cảnh 2 tuyến cáp IA và APG cùng gặp sự cố, việc truy cập các trang mạng và ứng dụng trong nước không bị ảnh hưởng. Trong khi dịch vụ quốc tế của những ông lớn như Google, Facebook, người dùng vẫn sử dụng được thì nhiều trang web, dịch vụ quốc tế khác vẫn bị khó truy cập.
Được biết, một nhiệm vụ trọng tâm Trung tâm Internet Việt Nam được Bộ TT&TT giao chủ trì là xây dựng phương án đảm bảo hoạt động liên tục của Internet Việt Nam trong tình huống mất kết nối với quốc tế.
Trao đổi với ICTnews bên lề sự kiện Ngày Internet Việt Nam 2020 diễn ra hồi trung tuần tháng 12, ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc VNNIC cho biết nhiệm vụ này đã được Trung tâm cơ bản hoàn thành, từ cả phương án nhỏ nhất đến phương án lớn nhất.
Một phần của nhiệm vụ trên đã được VNNIC thực hiện trong năm 2020, đó là đua he thong may chu ten mien goc – ROOT DNS ve Viet Nam đe góp phần đam bao rang hoat đong cua Internet Viet Nam hoàn toàn khong phu thuoc vao mang quoc te. Nhờ vậy, thời gian truy vấn tên miền nói chung và truy vấn tên miền “.VN” trong nước giảm trung bình ít nhất 5 lần, qua đó làm tăng tốc độ truy cập các dịch vụ sử dụng tên miền Internet tại Việt Nam.
“Chúng ta xác định rằng Internet là phải hội nhập. Chúng ta phải kết nối liên thông toàn cầu nhưng vẫn cần có sự độc lập nhất định trong một số tình huống nhất định có thể là khách quan, chủ quan. Vì vậy, cần có kế hoạch xây dựng hệ thống kỹ thuật để đảm bảo rằng Internet hoạt động độc lập được, không phụ thuộc vào mạng quốc tế. Ví dụ như, đứt cáp quang biển là một tình huống khách quan, mạng của chúng ta có thể hoạt động độc lập được”, ông Thắng phân tích.
Trạm ISS liên tục gặp sự cố
Tuy tính mạng của đội ngũ phi hành gia không bị đe dọa, các sự cố liên tiếp của ISS trong thời gian qua là lời cảnh báo liên quan đến các thiết bị đã cũ trên trạm vũ trụ.
Tháng 9/2019, Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS lần đầu tiên phát hiện sự cố rò rỉ không khí. Do mức độ của sự cố không đáng lo ngại, các chuyên gia của NASA quyết định giữ nguyên hiện trạng. Phải đến cuối tháng 8/2020, NASA mới cử 3 phi hành gia điều tra nguồn gốc vụ rò rỉ.
Công việc này mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, các thành viên có mặt trên ISS sẽ phải sơ tán về Trái Đất nhờ tàu vũ trụ Soyuz MS-16 hoặc chọn phương án loại bỏ mô-đun gặp trục trặc.
Cho đến nay, phi hành đoàn tin rằng họ đã tìm ra nguồn gốc của sự cố. Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết họ sẽ nhận được các hướng dẫn để giải quyết vấn đề này.
Sự cố xảy ra trên mô-đun thuộc phân đoạn của Nga.
Tuy nhiên, vào ngày 15/10, Roscosmos tiếp tục thông báo hệ thống cung cấp oxy cho một mô-đun thuộc phân đoạn của Nga trên ISS gặp trục trặc. Rất may các phi hành gia không gặp nguy hiểm.
Chia sẻ với AFP, người phát ngôn của Roscosmos cho biết hệ thống cung cấp oxy trên mô-đun Zvezda trong phòng thí nghiệm quỹ đạo đã bị lỗi vào cuối ngày 14/10. Tuy nhiên, hệ thống thứ 2 trên phân đoạn của Mỹ vẫn đang hoạt động bình thường.
"Không có gì đe dọa đến sự an toàn của phi hành đoàn và ISS", người phát ngôn tuyên bố, đồng thời chia sẻ thêm việc sửa chữa và khắc phục sự cố sẽ được thực hiện ngay sau đó.
Sau khi 3 phi hành gia, bao gồm 2 chuyên gia Nga và một chuyên gia Mỹ, lên ISS hôm 14/10, tổng số phi hành gia có mặt trên trạm vũ trụ hiện tại đã là 6 người.
"Tất cả các mô-đun thuộc phân đoạn của Nga đã quá hạn sử dụng", Gennady Padalka, nhà du hành vũ trụ kỳ cựu người Nga nhận xét. Ông còn cho biết những thiết bị vũ trụ chỉ nên được sử dụng trong vòng 15 năm. Mặc dù vậy, đã 2 thập kỷ trôi qua thiết bị không gian của Nga vẫn chưa được thay mới.
Năm 1998, Zarya, mô-đun đầu tiên của ISS do Nga chế tạo, đã chính thức được phóng lên quỹ đạo Trái Đất.
Sự cố cáp quang biển AAE-1 đã được khắc phục xong Sự cố xảy ra ngày 3/6/2020 trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn lưu lượng vào 20h33 ngày 7/6/2020. Trong khi đó, lịch sửa chữa tuyến cáp biển APG đã bị lùi, chưa xác định thời điểm sửa xong. Từ cuối tháng 4/2020 đến đầu tháng 6/2020, đã có tới 3 tuyến cáp...