‘Cặp đôi hoàn hảo’ và nền học thuật bị thao túng

Theo dõi VGT trên

Cặp đôi hoàn hảo” tôi muốn nói ở đây là cặp đôi hai “nhà khoa học” lừng danh: Giáo sư Nguyễn Đức Tồn và Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi.

Nhắc đến họ, hầu như giới học thuật và độc giả trên đất nước này đều biết. Nhiều khi dù không muốn biết thì cũng phải biết bởi với truyền thông số, thông tin nó cứ chình ình trên mạng Internet.

Vào Google, gõ cụm từ “ GS Tồn đạo văn” lập tức cho khoảng 2.840.000 kết quả chỉ trong 0,26 giây.

Con số đó chưa khủng bằng người học trò của ông, bà Vũ Thị Sao Chi, đương kim Phó Tổng biên tập phụ trách tạp chí Ngôn ngữ. Vào Google, gõ cụm từ “ Vũ Thị Sao Chi đạo văn” có ngay 83.800.000 kết quả sau 0,38 giây.

Vẫn biết thống kê trên chỉ để tham khảo nhưng những con số kể trên cũng đủ để nói lên rằng: Chuyện đến nước này thì… nghiêm trọng lắm rồi!

'Cặp đôi hoàn hảo' và nền học thuật bị thao túng - Hình 1

Có nhiều bài báo về vị GS Tồn.

Với GS Tồn, chuyện “ly kỳ” xảy ra cho đến nay đã gần 20 năm kể từ ngày ông nộp hồ sơ (2002) ở Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở Viện Ngôn ngữ học nhưng không được thông qua do nghi án đạo văn.

Nhưng đến ngày 16/10/2009, Hội đồng Chức danh giáo sư Ngành năm 2009 “Với tinh thần nhân đạo và nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam, vì sự đoàn kết và phát triển chung của ngành”, các thành viên Hội đồng đã đồng ý 100% bằng cách bỏ phiếu kín để ông được “thăng hàm” Giáo sư.[1]

Đó là kết quả của sự “nghiêm túc và khách quan”(!) mà một vị GS đầu ngành đã khẳng định: “ông Tồn đã có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời.[2]

Không biết trên thế giới này, có nơi nào phong học hàm theo kiểu “tình thương mến thương” như thế không?

Vài năm lại đây, chuyện đạo văn của GS Tồn bị báo chí và dư luận xới lại. Theo thống kê, cho đến nay đã có hơn 150 bài báo đăng trên mấy chục tờ báo điện tử và báo giấy về vụ ông Tồn lấy những kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên đưa vào các sách – các công trình nghiên cứu khoa học của ông để đoạt chức danh giáo sư (thậm chí còn đòi đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh).

Không chịu thua kém thầy, học trò cưng của GS Tồn là TS Vũ Thị Sao Chi – người được ông cất nhắc, kế nhiệm vị trí của mình tại Tạp chí Ngôn ngữ – cũng được báo chí và dư luận đặc biệt quan tâm.

Chỉ cần điểm tên một số bài báo sau đây cũng đủ hiểu “tầm vóc” đạo văn của học trò thầy Tồn như thế nào, thật đúng với câu tục ngữ, “con hơn cha là nhà có phúc” (*).

Tại sao chuyện đạo văn của ông Tồn, bà Chi lùm xùm kéo dài?

Có thể nói, chưa một vụ vi phạm liêm chính học thuật nào lại gây sự chú ý của truyền thông và dư luận cũng như kéo dài về mặt thời gian như đối với trường hợp của ông Tồn, bà Chi.

Với ông Tồn thì đã gần 20 năm. Với bà Chi cũng đã ngót nghét 10 năm. Thời gian quá dư thừa để trả lại sự trong sáng, sự liêm chính cho nền học thuật nước nhà.

Vậy mà, dù báo chí và dư luận lên tiếng mạnh mẽ, chỉ ra sai phạm của họ bằng những luận cứ, luận chứng rất cụ thể; dù Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kí quyết định của Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu Bộ Giáo dục & Đào tạo làm rõ vụ án “đạo văn” này nhưng ông Tồn vẫn bình yên vô sự. Ông Tồn vẫn ngồi ghế Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học và Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ cho đến khi hạ cánh an toàn; ông còn là ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho đến đầu tháng 6 năm nay mới thôi chức khi có quyết định thành lập Hội đồng mới; thậm chí ông Tồn còn được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (tháng 7 năm 2010). Còn bà Chi vẫn đương nhiệm vai trò Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ.

Trong một bài viết đăng trên báo điện tử Tầm nhìn, GS.TS Nguyễn Văn Lợi (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Thư ký Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ) nhận xét: “Đương sự tìm mọi kẽ hở trong các luật, quy định, quy trình để lẩn tránh, lấp liếm, chống trả. Ông Tồn cũng có nghề trong việc lợi dụng những sai lầm của một số người trong các Hội đồng Chức danh, người có trách nhiệm cao nhất để gây sức ép, kể cả cách mặc cả theo kiểu: “Trạng chết chúa cũng băng hà; Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”.[3]

Nhận xét của GS.TS Nguyễn Văn Lợi đã đánh trúng “tim đen” của vụ việc. Ông Tồn, bà Chi và những ai đó đã biết lợi dụng, luồn lách các kẽ hở trong các luật, quy định, quy trình để lẩn tránh, lấp liếm, chống trả. Cao tay hơn, ông Tồn biết cách nắm “gót chân Asin”, khai thác những sai lầm (tương tự như bản thân mình) của một số người trong các Hội đồng Chức danh, kể cả người có trách nhiệm cao nhất để gây sức ép, mặc cả. Kết quả đúng như GS.TS Lợi nói, “trạng chết chúa cũng băng hà”, những người lộ “gót chân Asin” chả dại gì làm cái việc “rút dây động rừng” cả. Vụ việc vì thế, không hy vọng đi đến hồi kết.

Nhưng trách ông Tồn, bà Chi một thì trách “ai” mười. “Ai” đang thao túng nền học thuật nước nhà?

“Đội ngũ GS, PGS lẫn lộn vàng thau, không thực chất, vốn được tích tụ trong nhiều năm qua, nay lại được bổ sung một lượng khủng những GS, PGS hữu danh vô thực”, GS.TS Nguyễn Đức Dân thẳng thắn chỉ ra sự bất cập trong việc phong tặng học hàm hiện nay.

“Cứ theo cách làm hiện nay, đội ngũ GS, PGS sẽ ngày càng phình ra, còn chất lượng thì teo lại, mãi mãi không đuổi kịp ai”, GS.TS Nguyễn Đức Dân khẳng định.[4]

Video đang HOT

Năm 2018, dư luận sửng sốt trước việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS theo kiểu “trăm hóa đua nở”, 94 người bị phản ánh không đủ chuẩn giáo sư, phó giáo sư.

Bàn về sự kiện này, TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT) cho rằng, “mấu chốt của vấn đề là quy trình bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay đã có vấn đề. Nhiều cấp xét duyệt, tưởng chặt chẽ nhưng lại rất lỏng lẻo”. Và ông “điểm huyệt”: “Chưa kể có hội đồng liên ngành, GS rởm ngồi chấm GS thật, ngành này chấm cho ngành kia, thử hỏi có chính xác được không? Ở đây tôi chưa muốn nói đến những tin đồn có tiêu cực phía sau”. [5]

Trở lại vụ ông Tồn, bà Chi, rất nhiều bài báo đã lên tiếng về việc xử lý kéo dài và truy người phải chịu trách nhiệm (**).

Công luận và giới học thuật chân chính đã lên tiếng mạnh mẽ đòi “trả lại tên cho em”. Địa chỉ người chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc cũng đã rõ ràng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo. Nhưng tất cả vẫn chỉ đàn như đá ném ao bèo.

Liệu đây có phải là minh chứng rõ ràng nhất cho câu tục ngữ “thượng bất chính hạ tác loạn” được vận hành bằng “quy trình” xét duyệt bổ nhiệm theo kiểu “Giáo sư rởm ngồi chấm… giáo sư rởm” để rồi những người cầm chịch sợ “rút dây động rừng”?

Ai trả lại sự trong sáng và liêm chính cho học thuật nước nhà? Ai trả lại danh dự cho những nhà khoa học chân chính khi rất nhiều “con sâu” đang “làm rầu nồi canh”?

Họ không dám lấy đá ghè chân mình thì có lẽ đã đến lúc “Lò thiêu tham nhũng” cũng phải đốt cả những kẻ “tham nhũng học thuật”.

Nguyễn Nguyễn

(*)

- Bà Vũ Thị Sao Chi – Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ: Từ vi phạm liêm chính đến ‘tham nhũng’ học thuật (https://tamnhin.net.vn/ba-vu- thi-sao-chi-pho-tong-bien-tap- tap-chi-ngon-ngu-tu-vi-pham- liem-chinh-den-tham-nhung-hoc- thuat-71648.html?fbclid= IwAR37OlXDmw4pzPpSdf6uuni9wGT7 mWjwX_ EAGQHWgNnAzDO59FkG0cvqb3Y)

- Khi thầy đạo văn lại đẻ ra trò đạo văn (http://baophunuthudo.vn/ article/28071/165/khi-thay- dao-van-lai-de-ra-tro-dao-van)

- Phát hiện nữ tiến sĩ đạo văn ngay trong luận án tiến sĩ (http://baophunuthudo.vn/ article/28197/165/phat-hien- nu-tien-si-dao-van-ngay-trong- luan-an-tien-si)

- Sang tên đổi chủ như mớ rau, con cá (https://tamnhin.net.vn/sang- ten-doi-chu-nhu-mo-rau-con-ca- 73023.html?fbclid= IwAR2BIhRh3UKESygr3xRfvrPx- EfejSgXJv5KGaxYwfBnEr29x_ 1xPSCu6BA)

- Bị phát giác thêm một vụ ‘ăn chặn’ học thuật! (https://tamnhin.net.vn/bi- phat-giac-them-mot-vu-an-chan- hoc-thuat-72671.html?fbclid= IwAR01Ijp1Yzemx1v- ICKvDS8V9ZCsuD1OT- 2sZTkMgpWDEcKssDH9wvwFnxY)

- PGS.TS Phạm Hùng Việt: “Tôi rất bất bình!” (https://tamnhin.net.vn/pgsts- pham-hung-viet-toi-rat-bat- binh-73090.html?fbclid= IwAR2GhMmzuvu09BAi6b_ RQeNdFlLyd4LJWPi3DHPAU9- tsubzx6qAyxvd9ac)

- Bà Lê Thị Hồng Hạnh đã từng tuyên bố sẽ kiện bà Vũ Thị Sao Chi (https://tamnhin.net.vn/ba-le- thi-hong-hanh-da-tung-tuyen- bo-se-kien-ba-vu-thi-sao-chi- den-cung-72947.html)

- Báo động tình trang liêm chính học thuật theo kiểu không hướng dẫn vẫn có quyền đứng tên chung (http://baophunuthudo.vn/ article/29304/176/bao-dong- tinh-trang-liem-chinh-hoc- thuat-theo-kieu-khong-huong- dan-van-co-quyen-dung-ten- chung)

- Lùm xùm đạo văn – Kỳ 1: “Tôi khẳng định chỉ hướng dẫn mình chị Huệ Yên, không có tên Sao Chi nào hết” (https://www.nguoiduatin.vn/ lum-xum-dao-van-ky-1-toi- khang-dinh-chi-huong-dan-minh- chi-hue-yen-khong-co-ten-sao- chi-nao-het-a439926.html? fbclid=IwAR1At47- dErimjcV92Qfl2- H2o3OgXaSkTHkyuuswEBgD9DRMLcWN nKA-bo)

- Lùm xùm đạo văn – Kỳ 2: “Đây là hành vi không liêm chính trong học thuật” (https://www.nguoiduatin.vn/ lum-xum-dao-van-ky-2-day-la- hanh-vi-khong-liem-chinh- trong-hoc-thuat-a439928.html)

(**)

- Không xử lý triệt để, vi phạm liêm chính học thuật còn kéo dài (https://tamnhin.net.vn/khong- xu-ly-triet-de-vi-pham-liem- chinh-hoc-thuat-con-keo-dai- 71778.html?fbclid= IwAR0rKLjqnkhIvUhDM_ GebN41j6qIrA9oyrC9BiVa_ MhaELiLNlP2seljKCw)

- Vấn nạn tham nhũng trong học thuật cần được xử lý nghiêm (http://baophunuthudo.vn/ article/29318/176/van-nan- tham-nhung-trong-hoc-thuat- can-duoc-xu-ly-nghiem?fbclid= IwAR2HFnE0Blj7tJ6SR0kImXHpul9V gCn2biAKTyEBmwRssomp5FB0z9FDJV A)

- Có dám nhìn thẳng ‘khuyết tật’ trong quy định chức danh giáo sư? (https://tuoitre.vn/co-dam- nhin-thang-khuyet-tat-trong- quy-dinh-chuc-danh-giao-su- 20180308091433699.htm)

- Đến bao giờ thì Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo mới cảm nhận nỗi đau đớn và tủi hổ của các vị giáo sư chân chính? (https://tamnhin.net.vn/den- bao-gio-thi-vien-han-lam-khoa- hoc-xa-hoi-viet-nam-va-bo- giao-duc-va-dao-tao-moi-cam- nhan-noi-dau-don-va-tui-ho- cua-cac-vi-giao-su-chan-chinh- 73100.html?fbclid= IwAR274M22m6xaC49q_ 2ryOy9B7l23gDRNhXa-KTb77hI_T_ d2TFMc9r50RP8)

[1, 2]. http://vietnamnet.vn/vn/giao- duc/nguoi-thay/ong-nguyen-duc- ton-dao-van-nhung-duoc-phong- giao-su-vi-tinh-than-nhan-van- vi-tha-451233.html

[3]. https://tamnhin.net.vn/tap- chi-ngon-ngu-va-noi-tui-ho- cua-nguoi-trong-nghe-73067. html?fbclid=IwAR13-qECjPk-_4U- OnW9rNx8TO0h45OJbFqTiWeMfHwJpk kSDa0vHrPFMWI

[4]. https://tuoitre.vn/giao-su- ong-la-ai-dang-lam-gi- 20180303091157831.htm

[5]. https://laodong.vn/giao-duc/ quy-trinh-bo-nhiem-giao-su- dang-tao-dieu-kien-cho-su- gian-doi-lan-lon-vang-thau- 599653.ldo

Theo vietnamnet

Đạo văn trongluận án Tiến sĩ cần xử lý nghiêm để bảo vệ liêm chính học thuật

Trong khi những lùm xùm xung quanh câu chuyện đạo văn của bà Vũ Thị Sao Chi (Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ - Viện Ngôn ngữ học) vẫn đang tiếp tục gây xôn xao dư luận trong suốt những tháng qua thì vẫn chưa thấy sự vào cuộc của cơ quan quản lý có trách nhiệm. Nhưng vụ việc vẫn chưa dừng lại.

Chúng tôi phát hiện bà Sao Chi thậm chí còn đạo văn ngay trong luận án tiến sĩ của mình.

Đạo văn trong luận án Tiến sĩ - cần xử lý nghiêm để bảo vệ liêm chính học thuật - Hình 1

Ảnh minh họa

Tà ý đạo văn rất rõ ràng

Bà Vũ Thị Sao Chi bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học năm 2008 với nhan đề "Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam" tại Viện Ngôn ngữ học.

Để có đủ điều kiện bảo vệ luận án Tiến sĩ, bà Sao Chi đã cho công bố bài viết "Nhịp điệu và các loại hình nhịp điệu" (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 2008). Trớ trêu là, bài viết này có nhiều luận điểm nghiên cứu quan trọng được lấy từ luận văn cao học có nhan đề "Thơ văn xuôi và nhịp điệu thơ văn xuôi" của học viên Lê Thị Hồng Hạnh, được bảo vệ trước đó 4 năm (năm 2004) tại trường ĐHSP Hà Nội. Sau đó, những luận điểm này được bà Sao Chi đưa vào trong luận án (năm 2008) của mình.

Cụ thể, trong luận văn "Thơ văn xuôi và nhịp điệu thơ văn xuôi" của mình, bà Hồng Hạnh chia ra 2 loại nhịp, là nhịp lời và nhịp ý. Phát hiện về "nhịp ý" là phát hiện hết sức mới mẻ của bà Hồng Hạnh, vì như vậy bên cạnh nhịp hình thức (gọi chung là nhịp lời) còn có nhịp về nội dung (nhịp ý). Trong luận văn của bà Hồng Hạnh (hiện lưu trữ tại Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, số hiệu V-LA/7720), từ trang 63 đến trang 66, bà Hồng Hạnh đưa ra khái niệm "nhịp ý" và nêu 3 biểu hiện của nhịp ý là:

1.Sự luân phiên, lặp lại ở cấp độ hình ảnh (mục 2.2.2.1)

2.Sự trùng điệp của ý tưởng (mục 2.2.2.2)

3.Phép lặp cú pháp, lặp hệ hình (mục 2.2.2.3)

Đây là kết quả nghiên cứu quan trọng và cơ bản trong luận văn của bà Hồng Hạnh. Thế mà trong bài báo được xem như điều kiện bắt buộc để được phép bảo vệ luận án Tiến sĩ, bà Sao Chi đã ngang nhiên lấy lại kết quả nghiên cứu này, phân chia nhịp thành hai loại: nhịp âm và nhịp ý. Sau đó, trong luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 2008 (hiện lưu trữ tại thư viện Viện Ngôn ngữ học, số hiệu LA 180), bà Sao Chi đã lấy lại phát hiện về nhịp ý với những biểu hiện trên đây của bà Hồng Hạnh, với cải biến chút ít.

Cụ thể, bà Sao Chi cho rằng có hai biểu hiện về nhịp ý, đó là:

1) Sự lặp lại hình ảnh, những mô típ nghệ thuật (trang 31-33)

2) Sự láy lại của cấu tứ, ý tưởng, sự kiện, trạng thái, cảm xúc... (trang 33-36)

Như đã nói, bà Sao Chi đã dùng xảo thuật thay thế từ đồng nghĩa (thay "nhịp lời" bằng "nhịp âm", trong đối lập với "nhịp ý", thay thế "sự luân phiên" bằng "sự lặp lại", thay thế "sự trùng điệp của ý tưởng" bằng "sự láy lại của cấu tứ, ý tưởng"...) để lấy cắp ý tưởng nghiên cứu rất quan trọng của bà Hồng Hạnh. Đọc luận án của bà Sao Chi, chúng tôi kinh hoàng phát hiện thủ thuật đạo văn có một không hai của bà, mà chúng tôi gọi là "lập lờ đánh lận con đen" trong việc tước đoạt phát hiện "nhịp ý" của bà Hồng Hạnh.

Cụ thể như sau: Ở trang 31 của luận án, khi lần đầu tiên nêu khái niệm "nhịp điệu ý", bà Sao Chi viết: "Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã chỉ ra một số biểu hiện của nhịp điệu ý: Trong kịch, đó có thể là sự luân chuyển giữa các cảnh bi và hài, đối thoại và độc thoại. Trong thơ trữ tình, đó có thể là sự luân phiên giữa các đoạn thơ tạo hình - hội họa và triết lí trừu tượng... Trong truyện ngắn và tiểu thuyết, đó có thể là sự luân chuyển giữa mạch kể và mạch tả, tương quan giữa thời gian kể và thời gian được kể, hoặc sự lặp lại các mô tip như sinh - tử, gặp gỡ - chia tay" [76, tr 201-202].

Viết như thế, người đọc có thể nghĩ rằng khái niệm "nhịp điệu ý" đã được các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi nêu ra trước đó, chứ không phải là thuật ngữ thể hiện phát hiện của bà Hồng Hạnh, tức bà Hồng Hạnh dùng lại khái niệm đã có trước mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng tôi kiểm tra lại mục "Nhịp điệu" trong cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Nxb Giáo dục in lần đầu 1992, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội in lại 1997, Nxb Giáo dục in lại 2009) chúng tôi thấy rằng các tác giả này không hề dùng khái niệm "nhịp điệu ý". Điều này một lần nữa khẳng định phát hiện về nhịp ý là phát hiện rất quan trọng của Ths Hồng Hạnh.

Không dừng lại ở việc ý tưởng quan trọng về nhịp ý của bà Hồng Hạnh bị tước đoạt, còn có nhiều câu văn trong luận văn của bà Hồng Hạnh cũng bị bê nguyên một cách không thương tiếc vào trong luận án của bà Sao Chi. Một vài câu khác thì bị biên tập thay đổi một chút để đánh lừa người đọc. Chẳng hạn, ở trang 54, khi bàn về nhân tố tâm sinh lí chi phối nhịp điệu, bà Hồng Hạnh viết trong luận văn Thạc sĩ:

"Không chỉ yếu tố tuổi tác ảnh hưởng đến nhịp sinh học của con người mà cả yếu tố tâm lí cũng chi phối chúng ta rất mạnh. Theo Bùi Công Hùng, người lớn khi vui vẻ thở 17 nhịp trong một phút, khi buồn nản chỉ thở 9 nhịp trong một phút. Phải chăng vì thế, những bài thơ diễn tả tâm trạng náo nức, vui tươi thường có nhịp ngắn, gấp gáp, dồn dập; trái lại, những bài thơ diễn tả tâm trạng buồn nản lại thường gồm những nhịp dài miên man, dàn trải?".

Trong luận án Tiến sĩ, ở trang 101, bà Sao Chi viết lại ý trên như sau:

"Và không chỉ yếu tố tuổi tác, sức lực mới tác động vào nhịp sinh học mà cả yếu tố tâm lí cũng ảnh hưởng rất mạnh đến nhịp thở của chúng ta. Theo kết quả khảo sát của Bùi Công Hùng, người lớn khi vui vẻ thở 17 nhịp trong một phút, còn khi buồn nản chỉ thở 9 nhịp trong một phút [96]. Điều này cũng cho ta những cơ sở để lí giải vì sao thơ văn khi diễn tả tâm trạng vui, phấn chấn thường có các nhịp ngắn, gấp gáp, dồn dập, ngược lại khi diễn tả tâm trạng buồn thương lại thường có các nhịp dài, miên man, dàn trải".

Hoặc ở trang 55 của luận văn khi bàn đến yếu tố nội dung, ý nghĩa, hình tượng, cảm xúc như là các nhân tố chi phối nhịp điệu, bà Hồng Hạnh viết:

"Đối với các nhà thơ, sự tổ chức âm thanh vào hệ thống nhịp điệu không phải là sự sắp xếp một cách tự nhiên theo những liên kết có tính máy móc, tùy tiện. Nhịp điệu thơ không đơn thuần là sự phối hợp các yếu tố hình thức mà ở đây có vai trò quan trọng của cảm xúc. Nói như Xuân Diệu, cái cơn rung động về vần điệu. hình tượng âm thanh của nhà thơ cũng nằm chung trong sức rung mạnh mẽ của cảm hứng sáng tạo".

Ý này của bà Hồng Hạnh được bà Sao Chi "thuổng" vào trang 103 của luận án Tiến sĩ như sau:

"Việc tổ chức âm thanh vào hệ thống nhịp điệu không phải là sự sắp xếp một cách ngẫu nhiên theo những liên kết có tính chất máy móc, tùy tiện; không đơn thuần là sự phối hợp các yếu tố hình thức mà ở đây còn có vai trò quan trọng của yếu tố nội dung, cảm xúc. Nói như Xuân Diệu "Cái cơn rung động về vần điệu, hình tượng âm thanh của nhà thơ cũng nằm chung trong sức rung động mạnh mẽ của cảm hứng sáng tạo" (dẫn theo Hà Minh Đức [63]).

Đây là những biểu hiện đạo văn giống hệt với cách làm trong nhiều công trình đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn, thầy hướng dẫn của bà Sao Chi mà báo chí đã nói rất nhiều trong hơn một năm qua.

Đến đây, có thể thấy một điều rõ ràng là luận điểm nghiên cứu quan trọng nhất của bà Hồng Hạnh (chia nhịp điệu thành 2 loại: nhịp lời và nhịp ý) đã bị bà Sao Chi bê vào và triển khai trong luận án tiến sĩ mà không hề dẫn nguồn. Tất nhiên, bà Sao Chi cũng đủ tỉnh táo để không đạo nguyên văn theo cách "truyền thống" mà người thầy hướng dẫn Nguyễn Đức Tồn vẫn thường xuyên làm. Bà Sao Chi tập trung vào việc đạo các ý tưởng khoa học của bà Hồng Hạnh, còn diễn giải và ví dụ minh hoạ thì đã được ngụy trang bằng lớp ngôn từ khác, tuy nhiên, như những trích đoạn trên đây đã chỉ ra, dấu vết câu chữ của bà Hồng Hạnh trong luận án của bà Sao Chi vẫn rất rõ.

Cần nhấn mạnh là bà Sao Chi và bà Hồng Hạnh cùng học cao học tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội và có cùng giáo viên hướng dẫn. Họ chỉ bảo vệ cao học cách nhau 1 năm (2003 và 2004). Do đó, không thể nguỵ biện rằng bà Sao Chi khi viết luận án lại không biết đến luận văn của bà Hồng Hạnh hoặc bà Sao Chi vô tình có ý tưởng trùng với nghiên cứu trước đó của bà Hồng Hạnh!

Còn một chi tiết nữa cùng cần được nhấn mạnh: mặc dù đã lấy ý tưởng quan trọng nhất trong nghiên cứu đi trước của bà Hồng Hạnh (ý tưởng về "nhịp ý" trong đối lập với nhịp lời), nhưng trong luận án Tiến sĩ của mình, bà Sao Chi không hề đả động gì đến bà Hồng Hạnh. Thậm chí, ngay phần tài liệu tham khảo của luận án cũng không thấy bà Sao Chi nhắc gì (dẫn nguồn) đến luận văn cao học của bà Hồng Hạnh.

Như vậy, tà ý đạo văn của bà Sao Chi là rất rõ ràng!

Cần xử lý nghiêm để bảo vệ liêm chính học thuật

Thực chất, nhiều người trong ngành ngôn ngữ học đều biết rõ vụ việc đạo văn trong luận án Tiến sĩ này. PGS Hà Quang Năng cho biết: "Cô Hạnh cho tôi biết trong quá trình làm hồ sơ nghiên cứu sinh, cô phát hiện luận văn của cô đã bị người khác sử dụng mà không ghi tên tác giả. Người đó nếu tôi nhớ không nhầm là Vũ Thị Sao Chi, (việc này) đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm hồ sơ nghiên cứu sinh của cô Hạnh".

Còn GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Hoàng Dũng cho rằng đây là nỗi đau đớn tủi hổ của những người trong nghề.

Nếu căn cứ theo các quy định hiện thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo tiến sĩ, một điều hai năm rõ mười là bà Sao Chi đã vi phạm nghiêm trọng liêm chính học thuật trong quá trình làm luận án tiến sĩ, thể hiện ở hai điểm cơ bản sau:

Một là, bà Sao Chi đã đạo văn ngay trong luận án tiến sĩ của mình. Theo "Hướng dẫn số 2383/HD-ĐHQGHN" về việc thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại ĐHQG Hà Nội, ban hành ngày 27/7/2017 thì một trong số nhiều biểu hiện của hành vi đạo văn là "sao chép, biên dịch, trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải toàn văn đoạn văn hay ý tưởng của người khác mà không có trích dẫn phù hợp".

Hai là, bà Sao Chi còn đạo văn trong bài báo được xem là điều kiện bắt buộc trong quy chế bảo vệ luận án Tiến sĩ hiện hành.

Trong trường hợp luận án của bà Sao Chi, mặc dù đã sao chép, diễn giải các luận điểm nghiên cứu chính của bà Hồng Hạnh nhưng bà này hoàn toàn không hề trích dẫn bà Hồng Hạnh, kể cả trong tài liệu tham khảo và ngang nhiên sử dụng những ý tưởng khoa học này của bà Hồng Hạnh như là ý tưởng của riêng mình.

Căn cứ theo các quy định hiện hành ở Việt Nam, việc đạo văn cần phải được xử lý theo hình thức "huỷ bỏ kết quả bảo vệ luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp và các công trình nghiên cứu khoa học" (theo "Quy định về trích dẫn và chống đạo văn của Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG TPHCM" hiện hành).

Do đó, để lấy lại lòng tin và trả lại sự trong sạch cho môi trường khoa học nước nhà, đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kiên quyết cho thẩm tra vụ việc và xử lý nghiêm túc, thậm chí nếu đủ căn cứ thì tước bằng tiến sĩ của người đạo văn theo quy định hiện hành.

Theo nguoiduatin

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
G-Dragon bị "ném đá"
13:51:44 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên lộ diện trong ngày 7 chinh chiến Miss Universe, thay đổi 1 chi tiết gây chú ý

Sao việt

19:45:16 05/11/2024
Trong ngày 7 của hành trình Miss Universe 2024, Kỳ Duyên diện chiếc váy đen ôm sát để khoe trọn 3 vòng gợi cảm.

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"

Tv show

19:39:12 05/11/2024
Tôi đi mua đất ở gần sân bay Long Thành ngoài Bà Rịa, sổ đỏ cầm cả xấp nhưng rồi cũng không giữ được - nghệ sĩ Nguyễn Sanh chia sẻ.

Khung cảnh 4h sáng ở một gia đình nọ, dân mạng bất lực thay "Cảnh này thật quen thuộc"

Netizen

19:33:21 05/11/2024
Gia đình nào nuôi con nhỏ hẳn quá quen với cảnh thức đêm. 1h, 3h, thậm chí là 4, 5h sáng lọ mọ là chuyện bình thường. Ai cũng thắc mắc sao ban ngày các con ngủ ngoan thế, lay cũng không thèm dậy,

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

An Giang: Khám sức khỏe cấp huyện, chuẩn bị tuyển quân năm 2025

Uncat

19:14:28 05/11/2024
Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện sẽ tập trung khám về thể lực, lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ).

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Tin nổi bật

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Phim 'Độc đạo' tập 29: Dũng 'kính' trả giá, Hồng thế chỗ?

Phim việt

18:51:46 05/11/2024
Phim Độc đạo tập 29: Hồng muốn lấy một ngón tay của Dũng kính ; Diễm lo lắng cho sự an toàn của Hồng; Tuyết sốc khi biết người yêu của Dũng là nam giới.

'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới

Phim châu á

18:49:22 05/11/2024
Triệu Lộ Tư thu hút thêm nhiều fan qua vai diễn Đoan Ngọ, một cô gái bề ngoài trông mảnh khảnh và yếu đuối nhưng bên trong rất dũng cảm và ngoan cường.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.