Cao rắn hổ mang – thuốc quý trị thoái hóa cột sống
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi (bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), cao rắn hổ mang có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, là vị thuốc bổ mạnh gân cốt, trục phong hàn, có công dụng chữa những bệnh viêm khớp, thấp khớp, thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại …
Rắn – thuốc quý trong y dược
Rắn hổ mang là chúa tể của loài rắn và cũng gắn liền với ngành Y – dược hàng ngàn năm nay. Rắn hổ mang còn có tên gọi là hổ lửa, hổ phì, tên khoa học là Naja Naja, thuộc họ Rắn hổ (Elapidae).
Theo GS. TS Đỗ Tất Lợi (bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), cao rắn hổ mang có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, là vị thuốc bổ mạnh gân cốt, trục phong hàn, có công dụng chữa những bệnh viêm khớp, thấp khớp, thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại … Vì thế, người dân từ xưa nay thường ngâm rắn kết hợp các vị thuốc khác để điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, vôi gai đốt sống, phong tê thấp, đau thần kinh tọa và còn uống như một vị thuốc bổ, tăng cường sinh lực.
Video đang HOT
Theo y học hiện đại, cao rắn hổ mang chứa nhiều acid amin, saponozit, protit và dinh dưỡng thiết yếu giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm.
Bác sỹ Phạm Hưng Củng (nguyên vụ trưởng vụ Y học cổ truyền Việt Nam) cho biết, đối với các sản phẩm được bào chế từ cao rắn hổ mang để trị bệnh xương khớp, việc bổ sung thêm thêm cao xương dê và các vị thuốc nam giúp mang lại tác dụng cộng hợp và tối ưu hiệu quả điều trị, giảm đau nhanh, khuếch tán hoạt chất đến tổ chức sụn khớp và đốt sống bị tổn thương.
Nuôi rắn hổ mang làm giàu nguồn thuốc
Hiện nay, nhà nước đã có pháp lệnh cấm săn bắt rắn, vì vậy, những trại nuôi rắn như trại rắn Vĩnh Sơn (Phú Thọ), trại rắn Đồng tâm (Tiền Giang) đã trở thành những nguồn cung cấp rắn làm dược liệu rất đáng quý.
“Nuôi rắn là nghề rất khó, nuôi rắn hổ mang lại càng phải cầu kỳ và vất vả. Nhưng đây là một loài thuốc quý nên chúng tôi vẫn quyết tâm nuôi bằng được”, ông Nguyễn Văn Quyết, chủ trại rắn gia truyền Nguyễn Quyết (Vĩnh Phúc) chia sẻ.
Theo VNN
Công dụng của lá dứa
Lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học.
Xin đừng nhầm tên lá dứa với lá thơm hay lá khóm vì có nơi gọi khóm, thơm cũng là dứa.
Đây là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.
- Yếu dây thần kinh: Dùng 3 lá dứa rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu với 3 ly nước cho đến khi còn lại cỡ 2 chén. Uống một chén vào buổi sáng và một chén vào buổi trưa.
- Bệnh thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.
Cây lá dứa (nguồn ảnh: internet)
- Trị gàu: Dùng 7 lá dứa rửa sạch rồi đâm nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt và lọc. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.
- Trị gián: Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.
Theo Eva
Trượt đốt sống - Bệnh không thể xem thường Trượt đốt sống là bệnh thường gặp, xảy ra chủ yếu ở vùng cột sống thắt lưng. Bệnh có thể do bẩm sinh, thoái hoá, chấn thương, bệnh lý gây ra, trong đó hay gặp nhất là trượt đốt sống do hở eo và do thoái hóa. Vì sao bị trượt đốt sống? Một người có thể bị trượt đốt sống do một...