Cao Lãnh được UNESCO công nhận là thành phố học tập
Thành phố Cao Lãnh đã giới thiệu nhiều phần mềm sáng tạo và tổ chức các hội thảo, hội nghị, cuộc họp liên quan đến giáo dục và đọc sách.
Nhiều học sinh nghèo hiếu học ở Đồng Tháp được tặng xe đạp từ Hành trình “Tiếp sức đến trường”. (Ảnh: Nhựt An/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, mới đây Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc ( UNESCO) đã công bố 77 thành phố thuộc 44 quốc gia được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu (GNLC).
Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực đặc biệt của các địa phương này, nhằm biến ước mơ học tập suốt đời trở thành hiện thực cho tất cả mọi người. Thành phố Cao Lãnh của Việt Nam đã lọt vào danh sách năm nay.
Thành phố Cao Lãnh, thủ phủ của tỉnh Đồng Tháp, đã được UNESCO công nhận là thành phố học tập. Thông tin này đã được UNESCO công bố ngày 2/9, theo đó, 77 thành phố thuộc 44 quốc gia đã chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO trong năm nay, nâng tổng số lên 294 thành phố ở 76 quốc gia trên thế giới đang thúc đẩy thành công việc học tập suốt đời trong cộng đồng của họ.
Video đang HOT
Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 2015, vinh danh hai năm một lần.
Ngoài Cao Lãnh, Việt Nam còn có 4 thành phố học tập khác là Hải Dương và Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Sa Đéc và Vinh (2020).
Để thích ứng với những thách thức mới và duy trì văn hóa đọc tốt đẹp, thành phố Cao Lãnh đã giới thiệu nhiều phần mềm sáng tạo và tổ chức các hội thảo, hội nghị, cuộc họp liên quan đến giáo dục và đọc sách.
Đồng thời, địa phương này còn tích cực phát huy vai trò của hội sinh viên, thanh niên các cấp để tập hợp, đoàn kết, xây dựng thế hệ người Việt Nam đam mê học tập, kinh doanh, khoa học công nghệ, ham đổi mới, góp phần vào sự phát triển của giáo dục.
Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay nhấn mạnh: “Với hơn một nửa nhân loại sống ở các khu vực đô thị, các thành phố có khả năng thúc đẩy các chính sách học tập suốt đời bằng cách thực hiện và hỗ trợ các sáng kiến của địa phương, mang lại sự thay đổi từ dưới lên.”
Bà cũng cho biết: “Các thành phố học tập được ghi danh năm nay đều được đánh giá cao về điều này và cam kết biến quyền được giáo dục thành hiện thực cho mọi người ở mọi lứa tuổi.”
Các thành phố muốn gia nhập Mạng lưới học tập toàn cầu phải được Ủy ban UNESCO của các quốc gia có liên quan đề cử và được xem xét bởi một Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia.
Cam kết từ lãnh đạo và chính quyền thành phố chú trọng việc học tập suốt đời, cũng như hồ sơ thành tích về thực hiện tốt các sáng kiến, chính sách giáo dục và học tập là những điều kiện tiên quyết để trở thành một thành viên của Mạng lưới.
Ngoài ra các thành phố này còn phải duy trì được sự liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và văn hóa, huy động được sự tham gia của nhiều đối tác đại diện cho khu vực công, xã hội dân sự và doanh nghiệp, huy động hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy học tập có chất lượng từ giáo dục cơ sở đến giáo dục đại học, duy trì tốt việc học tập trong gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập tại nơi làm việc, đồng thời ứng dụng rộng rãi công nghệ học tập hiện đại.
Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO có sứ mệnh hỗ trợ và thúc đẩy thực hành học tập suốt đời ở các thành phố trên thế giới bằng cách khuyến khích đối thoại chính sách và học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên, tạo liên kết, thúc đẩy quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và phát triển các công cụ khuyến khích và công nhận sự tiến bộ trong giáo dục.
Năm học mới và kỳ vọng đổi thay
Học sinh và các trường học trên cả nước bắt đầu bước vào năm học mới 2022-2023 trong niềm vui hân hoan, phấn khởi.
Bộ Giáo dục và ào tạo đã chỉ đạo ngành giáo dục các tỉnh, thành phố tổ chức lễ khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp điều kiện của địa phương, nhà trường nhưng vẫn tạo không khí vui tươi, ý nghĩa. Bộ cũng đề nghị các trường phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai là rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học. Các nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn sách giáo khoa để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.
Các cơ sở giáo dục không được vận động học sinh hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục sách giáo khoa đã được phê duyệt và các địa phương đã lựa chọn, dưới bất kỳ hình thức nào. Các đơn vị liên quan không lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục sách giáo khoa đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, cha mẹ học sinh mua và sử dụng.
áng chú ý, sở giáo dục và đào tạo các địa phương hướng dẫn và giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện đúng quy định về quản lý thu, chi tài chính; công khai các khoản thu, chi đầu năm học; chú trọng thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm mới; hoạt động dạy thêm, học thêm, quản lý và sử dụng sách tham khảo theo quy định...
Các cơ sở giáo dục ban hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trong cả năm học bảo đảm nội dung chương trình giáo dục theo quy định. Việc tổ chức các hoạt động đầu năm học cần phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; chú trọng xây dựng văn hóa học đường ngay từ những ngày đầu năm học. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác.
Mặc dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho năm học mới nhưng thực tế cho thấy, năm học mới 2022-2023, việc trang bị cơ sở vật chất trường, lớp học còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Những vấn đề về sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học vẫn là gánh nặng với một số học sinh; tình trạng lạm thu đầu năm học còn tái diễn. Những nỗi lo về dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19 vẫn hiện hữu. Vì vậy, để vượt khó, đạt kết quả tích cực, không chỉ cần sự nỗ lực của riêng ngành giáo dục mà còn cả sự chung tay góp sức của các bậc phụ huynh và toàn xã hội ngay từ đầu năm học.
Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và việc tại tỉnh Lào Cao Sáng 28/8, tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai và đến thăm giáo viên, học sinh cụm liên trường thành phố Lào Cai. Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Thủ tướng Phạm Minh...