Cao Bằng tăng cường giáo dục an toàn giao thông trong trường học
Sở GD&ĐT Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong trường học giai đoạn 2019-2021.
Học sinh Trường Tiểu học Trương Lương (Hòa An, Cao Bằng) được hướng dẫn thực hành, trực tiếp trải nghiệm trên sân tập một số kỹ năng lái xe an toàn. Ảnh/Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh Cao Bằng
Sở yêu cầu các hoạt động cần bám sát nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 12/NQ-CP, khai thác, sử dụng tài liệu giáo dục về ATGT, văn hóa giao thông đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt vào chương trình giáo dục chính khóa với hình thức tích hợp vào nội dung của một số môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa từ bậc mầm non đến trung học phổ thông.
Thời lượng thực hành, trải nghiệm thực tế, đảm bảo tối thiểu 5 tiết/1 học kỳ đối với học sinh lớp đầu cấp và 3 tiết/1 học kì đối với học sinh các lớp còn lại; đưa kiến thức giáo dục văn hóa giao thông vào chương trình giáo dục mầm non.
Đồng thời bám sát nội dung, yêu cầu của Chỉ thị số 18-CT/TW, lồng ghép giáo dục ATGT với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường.
Video đang HOT
Phát huy vai trò của cấp ủy, Ban giám hiệu và các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ATGT cho cán bộ, viên chức, HSSV.
Mặt khác, tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT, văn hóa giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho HSSV; vận động cha mẹ học sinh tham gia hướng dẫn thực hành quy tắc giao thông cho từ trẻ mầm non đến học sinh trung học phổ thông.
Hải Minh
Theo giaoducthoidai
Người Hà Nội ứng xử văn minh trong giao thông - Kỳ 1: Những người... vác tù và hàng tổng
Giữa thời tiết nắng nóng như đổ lửa của mùa hè hay cái lạnh buốt đến cắt da cắt thịt của mùa đông, nhiều người "vác tù và hàng tổng" trên đường phố Hà Nội vẫn hàng ngày cần mẫn điều tiết giao thông, giúp mọi người qua lại thuận tiện.
Đó là những hình ảnh đẹp trong văn hóa giao thông tại Thủ đô khiến mọi người cảm thấy ấm lòng...
Hơn chục năm nay, người dân sống xung quanh ngã tư đầu cầu Cống Mọc - Quan Nhân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đã quá quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ ngoài 60 tuổi cần mẫn điều tiết giao thông giúp mọi người qua lại dễ dàng. Bà hô to, dõng dạc cùng với những động tác tuýt còi, cầm gậy phân luồng rất chuyên nghiệp. Đó là bà Nguyễn Thị Tiến, 64 tuổi, chủ một quán nước gần ngã tư Cống Mọc.
Bà Tiến chia sẻ, ngã tư Cống Mọc có mật độ giao thông rất đông nên tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra. Nhìn thấy mọi người qua lại khó khăn, đặc biệt là những ngày thời tiết nắng nóng hay mưa gió nên bà nảy ra ý định đứng ra điều tiết giao thông giúp đỡ mọi người đi lại dễ dàng hơn. Ban đầu, nhiều người còn bảo bà bị "điên", "có vấn đề" vì không ngồi chỗ râm mát, lo bán nước kiếm tiền lại ra đứng giữa đường dưới trời mưa gió, nắng nóng làm công việc "vác tù và hàng tổng". Thế nhưng, bà vẫn giữ vững lập trường, bỏ ngoài tai những suy nghĩ không hay của người khác về mình để làm công việc bản thân cho là ý nghĩa. Mỗi ngày bà chạy ra điều tiết giao thông khoảng 4-6 lần, còn ngày nghỉ đến cả chục lần. Bà Tiến tiết lộ, những động tác điều tiết giao thông thường ngày bà vẫn làm là do "học lỏm" được từ các chiến sĩ CSGT, sau đó làm dần thành quen.
Bà Nguyễn Thị Tiến miệt mài điều tiết giao thông giờ cao điểm. Ảnh: NVCC
Tính đến nay, bà Tiến gắn bó với công việc điều tiết giao thông được hơn chục năm. Những ngày thời tiết nắng nóng như đổ lửa hay mưa gió, rét mướt, bà vẫn miệt mài với công việc. Không ít lần bị bỏng bô, bánh xe máy chèn vào chân nhưng cứ nghĩ đến công việc mình làm có ích cho mọi người, bà lại quên đi đau đớn, cố gắng làm việc. Nhờ có bà, nhiều năm nay, đoạn đường ngã tư Cống Mọc - Quan Nhân ít khi bị tắc nghẽn. Nhiều người chứng kiến công việc bà Tiến làm đã hiểu tấm chân tình của bà nên càng yêu mến, biết ơn và nể phục bà hơn. Họ còn gọi bà là "nữ hiệp sĩ đường phố", "bà Tiến phân luồng"...
Bà Tiến cho biết gia đình mình gặp nhiều khó khăn khi chồng ốm đau liên miên, bản thân bà cũng từng bị trọng bệnh, chạy chữa hết rất nhiều tiền. Đó là lý do ngày nào bà cũng chăm chỉ ra quán bán nước lấy tiền trang trải cuộc sống và trả món nợ chữa bệnh. Khi bà Tiến tự nguyện làm công việc điều tiết giao thông, ông xã rất ủng hộ quyết định của bà, thậm chí còn đứng ra hỗ trợ vợ hoàn thành tốt công việc.
Bà Tiến chia sẻ, món quà ý nghĩa nhất bà nhận lại được từ công việc này chính là tình cảm ấm áp của mọi người. Nhiều người đi đường không quen biết nhưng đi ngang qua bà đều nói câu cảm ơn, thậm chí còn biếu bà tiền uống nước khi thấy bà vất vả đứng nắng. Có điều, bà chỉ nhận tình cảm của mọi người, còn tiền hay vật phẩm bà đều từ chối vì bản thân làm công việc điều tiết giao thông là do bà tự nguyện, xuất phát từ cái tâm của mình chứ không phải từ bất cứ điều gì khác. Hành động đẹp của bà Tiến đã có sức lan tỏa tích cực đến với mọi người. Thấy bà vất vả vừa bán hàng, vừa chạy ra đường điều tiết giao thông, một số người dân sống gần đó cũng ra giúp đỡ bà để đường phố nhanh chóng thoát khỏi cảnh ách tắc.
Cũng giống như bà Tiến, ông Lưu Viết Thục (77 tuổi, thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng ngày ngày làm công việc phân luồng giao thông trên tuyến đường liên thôn Hữu Lê. Dù là tuyến đường liên thôn nhưng mật độ giao thông ở đây khá đông, lại không có hệ thống đèn tín hiệu. Có những thời điểm đường bị tắc vài tiếng đồng hồ. Thấy vậy, ông Thục quyết định ra đường điều tiết giao thông giúp dòng người qua lại thuận lợi. Hàng ngày, ông dành 4 tiếng đồng hồ từ 6g30-8g30 và 17g30 đến 19g30 để điều tiết giao thông tại tuyến đường liên thôn Hữu Lê. Có ngày đường bị tắc dài, ông trở về nhà khi trời đã tối muộn.
Ông Thục chia sẻ, nhiều lần tham gia giao thông gặp phải tình trạng tắc đường, phải đứng chôn chân hàng tiếng đồng hồ ngoài đường nên cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là khi có việc gấp. Nhận thấy bản thân có thể đứng ra giúp đỡ mọi người nên ông quyết định gắn bó với công việc. Từng công tác trong ngành giao thông nên ông Thục nắm rõ nguyên tắc điều tiết xe mà các chiến sĩ CSGT vẫn thường làm. Ông bảo, công việc đem lại cho bản thân niềm vui vì được giúp đỡ mọi người nhưng cũng nhiều lần gặp phải trường hợp người đi đường cố tình không tuân theo sự sắp xếp của mình. Khi ấy ông lại ứng xử nhẹ nhàng, mềm dẻo để mọi người hiểu và tham gia giao thông một cách văn minh hơn. Với trường hợp người đi đường bị tai nạn hay va chạm, công Thục lại đứng ra giúp đỡ hoặc làm cầu nối giảng hòa cho đôi bên để tránh cãi vã, xô xát.
Bà Tiến, ông Thục chính là những bông hoa đẹp trong rừng hoa người tốt việc tốt của Thủ đô Hà Nội. Chắc chắn rằng, khắp các nẻo đường, tuyến phố của Thủ đô Hà Nội vẫn còn rất nhiều người "vác tù và hàng tổng" - những vị cứu tinh sẵn sàng đứng ra giúp đỡ mọi người bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực, góp phần lan tỏa sâu rộng lối sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội.
(Còn nữa)
Hồng Giang - Phan Thủy
Theo PLXH
Cao Bằng tiếp tục thực hiện dồn, ghép trường, điểm trường lẻ Hiện nay, tỉnh Cao Bằng tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện việc dồn, ghép trường, điểm trường lẻ. Theo đó, dự kiến đến hết năm 2019, tổng số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông của toàn tỉnh còn 564 (giảm 82 trường) (trong đó có 186 trường mầm non; 174 trường tiểu học; 174 trường THCS; 30...