Cao Bằng quyết tâm giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19
Cao Bằng đang là tỉnh duy nhất trên cả nước chưa có dịch COVID-19. Để giữ vững thành quả phòng, chống dịch, hệ thống y tế Cao Bằng cùng các lực lượng chức năng đang nỗ lực ngày đêm.
Người dân ở xã biên giới Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 Vero Cell. Ảnh: Đức Giang/TTXVN phát
Theo thông tin từ Sở Y tế Cao Bằng, đến 27/7 tỉnh đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trên 23 nghìn người thuộc các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và các đối tượng: công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; người dân có nhu cầu, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.
Công tác tiêm phòng được ngành y tế Cao Bằng thực hiện khá tốt. Tỉnh đang tận dụng thời cơ khi chưa có dịch để đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng. Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, tỉnh đang ưu tiên tập trung tiêm chủng cho dân cư ở những khu vực có nguy cơ cao như bến xe, chợ, các khu vực cửa khẩu, điểm du lịch, nhà hàng, quán ăn, các đối tượng lái xe chở hàng hóa, lái xe khách…
Tuy vậy, do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu trang thiết bị phụ trợ, kho lạnh bảo quản vaccine nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tiêm chủng và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng. Để khắc phục những khó khăn này, Sở Y tế Cao Bằng đang đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng cường mua sắm các thiết bị bảo quản, kho lạnh, xe tiêm chủng lưu động để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng cho người dân.
Theo ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, đến nay Cao Bằng là tỉnh duy nhất trên cả nước vẫn giữ được địa bàn không có COVID-19. Đây là kết quả của nhiều yếu tố, trong đo có cả yếu tố may mắn do khách quan mang lại, đó là do vị trí địa lý của Cao Bằng khá thuận lợi cho công tác chống dịch, mật độ dân cư thấp, sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Cao Bằng với các tỉnh, thành phố ít hơn so với các địa phương khác. Về chủ quan, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch, thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên và khuyến cáo 5k của Bộ y tế.
Video đang HOT
Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Cao Bằng đã tổ chức kiểm soát tốt đường biên giới, không để dịch bệnh lây lan từ phía Trung Quốc. Đến sau này, các lực lượng chức năng vẫn duy trì tốt sự tập trung, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và nhân dân trong việc phát giác các công dân, các đối tượng từ vùng dịch trở về để khẩn trương cách ly.
Tuy nhiên, Cao Bằng cũng đang đối mặt với nguy cơ người Trung Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về Trung Quốc qua đường Cao Bằng, mang theo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Để kiểm soát bệnh dịch, hiện tỉnh Cao Bằng đang kiểm soát chặt chẽ các tuyến giao thông vào địa bàn, duy trì 6 trạm kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra, vào tỉnh để phân luồng, giám sát, quản lý chặt chẽ người và phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tầm soát các điểm tập trung đông người, các nhà hàng, các điểm giao lưu lớn như bến xe, cửa khẩu, nơi công cộng… Đồng thời đẩy mạnh tiêm chủng để nâng cao sức đề kháng cho nhân dân.
TP Hồ Chí Minh: Sẽ hoàn thành tiêm 806.000 liều vaccine trong ngày 26/6
Trưa 25/6, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Đến cuối ngày 24/6, TP đã tổ chức tiêm chủng ngừa Covid-19 được cho hơn 404.000 người, trong đó, có 1.209 trường hợp có phản ứng sau tiêm.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế chủ trì buổi họp báo cho biết, chiến dịch tiêm vaccine đợt 4 do Bộ Y tế cung cấp có quy mô 806.000 liều. Đối tượng được tiêm là đối tượng ưu tiên theo quy định và chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh. Kế hoạch dự kiến sẽ hoàn thành tiêm 806.000 liều trong 5 ngày. Chiến dịch được khởi động từ ngày 19/6 bằng việc chích cho một số công nhân (877 liều), ngày 20/6 là 5.740 liều.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh tại buổi họp báo
UBND TP có chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp phải hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công tác tiêm chủng ngừa Covid-19 trong buổi sáng ngày 21/6, sau đó ngành y tế sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở do địa phương chuẩn bị để đảm bảo theo quy định, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo an toàn cho người dân đến chích ngừa. Riêng đối với các khu công nghiệp, đây là lần đầu tiên, ngành y tế tổ chức chích ngừa tận nơi nên công tác đảm bảo an toàn, đảm bảo công tác xử lý cấp cứu khi có biến chứng sau tiêm được chú trọng.
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, chiến dịch chích ngừa vaccine được chính thức bắt đầu từ chiều ngày 21/6 tại các khu công nghiệp, các quận huyện. Thực tế tình hình diễn ra còn nhiều thiếu sót, người đến tiêm không đảm bảo trật tự, phối hợp giữa các bộ phận còn chệch choạc, sự đồng bộ ban đầu không được như mong muốn.
Kể từ ngày 24/6 mỗi ngày TP phải tiêm đạt hơn 100.000 người/ngày để đảm bảo kế hoạch hoàn thành 806.000 người trong 5 ngày. Bộ Y tế hỗ trợ cho TP 200 bác sĩ, tham gia khám sàng lọc và cấp cứu. Theo quy định mỗi đội tiêm phải có 2 bác sĩ, 3 nhân viên y tế. TP có gần 1.000 đội tiêm chủng, cần 2.000 bác sĩ, 3.000 nhân viên y tế. Mỗi đội tiêm, trong một giờ chỉ có thể tiêm được cho 25 người. Ngoài ra, mỗi đội tiêm cần thêm một đội hỗ trợ 12 người để làm công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Kết quả ngày 23/6, ngành y tế đã tiêm được 122.000 liều. Ngày 24/6 đã tăng thêm 292 đội, đã tiêm chủng được cho 172.000 người. Tính đến cuối ngày 24/5, tổng cộng ngành y tế đã chích được hơn 404.000 liều, chiếm hơn 50% số lượng vaccine cần được tiêm trong toàn bộ chiến dịch. Trong 2 ngày còn lại của kế hoạch (25-26/6) sẽ hoàn thành tiêm số vaccine còn lại. Ngày chủ nhật 27/6 sẽ dành để tiêm vét cho hết.
Các đối tượng ưu tiên tập kết tại điểm chích ngừa, nguồn HCDC
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh đã có hơn 40.000 người không được tiêm sau khi khám sàng lọc vì nhiều lý do. Trong 404.000 liều đã tiêm, có 1.209 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm, có 73 trường hợp sốc phản vệ, trong đó có 15 trường hợp độ 3, 16 trường hợp độ 4 buộc phải hồi sức cấp cứu.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng cho biết thêm, ngành y tế đang phải căng mình ra để đồng thời một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ, một bộ phận phải điều trị cho bệnh nhân Covid-19, một bộ phận phải đảm bảo công tác chống dịch, truy vết và một bộ phận phải tham gia công tác chích ngừa vaccine ngừa Covid-19.
Chích ngừa cho các đối tượng ưu tiên. Nguồn HCDC
Do bận phải làm việc với Bộ Y tế, ông Nguyễn Tấn Bỉnh chỉ có thể trao đổi với báo chí một số vấn đề kể trên, không có thời gian để trao đổi các vấn đề báo chí quan tâm.
Liên quan đến các vấn đề phát sinh như mất trật tự tại các điểm tiêm, tập trung quá đông người, ông Từ Lương - Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông cho biết đã nắm bắt được thông tin và sẽ báo cáo lại cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.
"Theo thông tin tôi nắm được, tại điểm tiêm chủng Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11 được bố trí khả năng tối đa tiêm 1.000 liều/1 giờ, tức là năng lực tối đa là 8.000 liều/ngày. Tuy nhiên số lượng người dân vì quá nóng lòng được tiêm vaccine đã đến rất đông. TP kêu gọi cần có sự hợp tác của người dân, đồng lòng chung sức để hoàn thành chiến dịch. Người được tiêm chủng sẽ nhận được nhắn tin để mời đến điểm chích ngừa. Mong người dân bình tĩnh, chấp hành sự điều phối của cơ quan chức năng. Ngành y tế sẽ rút kinh nghiệm triển khai trong các đợt tiếp theo, sẽ không bị nén lại như đợt này. Mặc dù có một số vấn đề trong công tác tổ chức tiêm ngừa nhưng đây chưa phải là thời điểm để đặt ra các thiếu sót của ngành y tế, ngành y tế đang cần chung sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao" - ông Từ Lương bày tỏ quan điểm.
Tổng bí thư: 'Không để dịch lan rộng và bùng phát trong cộng đồng' Dự báo tình hình dịch diễn biến rất phức tạp, khó lường, Tổng bí thư yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan mà phải ngăn chặn, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Sáng 11/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình phòng, chống dịch Covid-19....