Hà Nội dừng sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu dừng các hoạt động, sự kiện tập trung đông người không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 3/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện khẩn số 08 chỉ đạo các biện pháp cấp thiết phòng, chống dịch Covid-19.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là sau khi tại TPHCM ghi nhận trường hợp lây nhiễm từ người nhập cảnh trong thời gian cách ly, có hiện tượng lơ là chủ quan trong phòng, chống dịch, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược kiểm soát chặt chẽ nguồn lây từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để, tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, bình tĩnh ứng phó với các tình huống dịch bệnh, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra.
Duy trì thường trực 24/24h và 7 ngày/tuần đối với các đội phòng chống dịch cơ động, tại các cơ sở y tế bảo đảm xử lý nhanh, kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn TP; giám sát dịch chặt chẽ tại cộng đồng, luôn trong tình trạng sẵn sàng phản ứng nhanh với các thông tin để phát hiện sớm, thần tốc truy tìm dấu vết, điều tra, xác minh, khoanh vùng dập dịch kịp thời không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng.
Trước tình hình dịch bệnh ở TP HCM, TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan không được chủ quan.
Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu phải tiếp tục triển khai thực hiện “thông điệp 5K” trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế, trước hết là đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng như chợ, siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất, bến xe , bến cảng, sân bay, ga tàu…, trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập.
Các cấp, các ngành tổ chức kiểm tra, quyết liệt đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, đặc biệt là các biện pháp như đeo khẩu trang, khử khuẩn tại các nơi có nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm dịch bệnh ; xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Nghị định số 117 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Công điện cũng nêu rõ mọi trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý và các cơ sở cách ly dân sự đủ điều kiện, thực hiện nghiêm túc đúng quy trình, quy định, thời gian cách ly. Giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Công an TP phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát, quản lý, giám sát tất cả những trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về đang làm việc và cư trú trên địa bàn để giám sát, theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống; đồng thời, lập hồ sơ xử lý nghiêm những trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết, trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 nơi tổ chức. Khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải hỏi ý kiến của cơ quan y tế.
'Nguy cơ bùng phát ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng rất lớn'
Nguy cơ bùng phát ca bệnh ở Việt Nam rất hiện hữu, nguy cơ rất cao vì tình hình dịch bệnh các nước trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp.
Các công dân Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước đã hoàn thành thời gian cách ly tại Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Việt Nam đã 65 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và khiến nhiều người bắt đầu xuất hiện tư tưởng chủ quan trong phòng chống dịch. Thậm chí, điều này xảy ra không chỉ người dân mà cả cán bộ làm công tác phòng chống dịch.
Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 vẫn hiện hữu, nguy cơ bùng phát ca ở cộng đồng rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã nhấn mạnh như vậy tại buổi lễ công bố Dự án khẩu trang vì sức khỏe Việt Nam và Bảo vệ Blouse trắng diễn ra chiều 12/11 tại Hà Nội.
Ông Tuyên chỉ rõ, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến vẫn còn phức tạp, nhiều nước đang trong tình trạng dịch lây lan nhanh và rộng. Nhiều nước triển khai các biện pháp cách ly xã hội giai đoạn 2 hay công bố lệnh phong toả toàn quốc và nghiêm ngặt hơn.
Trên thế giới, làn sóng dịch thứ 2, thứ 3 đang là áp lực lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, mỗi ngày gần 600.000 người mắc mới, trên 10.000 ca tử vong do COVID-19 làm cho số mắc và chết tăng chóng mặt, đến nay đã gần 52 triệu ca mắc gần 1,3 triệu ca tử vong.
"Nguy cơ bùng phát ca bệnh ở Việt Nam rất hiện hữu, nguy cơ rất cao vì tình hình dịch bệnh các nước trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn có các chuyến bay đưa chuyên gia, người lao động chất lượng cao và chuyến bay giải cứu công dân về nước. Đặc biệt, biên giới giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc có nhiều đường mòn, lối mở, vấn đề giao thương đi lại khó kiểm soát...," Thứ trưởng Tuyên phân tích.
Chính vì vậy, sự tuân thủ việc đeo khẩu trang theo thông điệp 5K do Bộ Y tế kêu gọi chính là mỗi người dân đang tự bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng, nhất là đang bảo vệ các y, bác sỹ - những "người hùng tuyến đầu" chống dịch, là hành động chung tay vì sức khỏe Việt Nam.
Truyền thông khẩu trang Vì Sức khỏe Việt Nam và Bảo vệ Blouse trắng là một dự án xã hội nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng thực hiện thông điệp 5K do Bộ Y tế phát động, bao gồm: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế.
Phó giáo sư Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho hay Dự án với thông điệp kêu gọi người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thông qua thay đổi thói quen đeo khẩu trang hàng ngày nơi công cộng đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm cộng đồng trong việc phòng dịch COVID-19, tri ân những người anh hùng áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch.
Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trong khuôn khổ Dự án, ban tổ chức sẽ ký kết với các đơn vị dệt may, sản xuất khẩu trang y tế. Các đơn vị sản xuất cam kết trích 1.000 đồng/chiếc đối với khẩu trang vải kháng khuẩn, 100 đồng/chiếc đối với khẩu trang y tế mang thông điệp Vì Sức khỏe Việt Nam, kèm hashtag #BaoveBlousetrang được bán ra.
Nguồn quỹ thu được từ Dự án sẽ chuyển vào Quỹ xã hội từ thiện của Công đoàn y tế Việt Nam dành để hỗ trợ các đối tượng nằm trong chương trình Bảo vệ Blouse trắng là các chiến sỹ tuyến đầu chống dịch, cán bộ y tế có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả các vùng miền của cả nước đang chăm lo sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Dự án đặt mục tiêu bước đầu thu hút ít nhất 5.000.000 người dùng tiềm năng đến từ hệ thống Công đoàn Việt Nam; 1.000 doanh nghiệp, tổ chức tham gia Dự án; tiêu thụ 5.000.000 khẩu trang mang thông điệp của dự án, qua đó gây quỹ hỗ trợ 1.000 trường hợp các cán bộ, nhân viên y tế đang ngày đêm chống dịch COVID-19, mắc bệnh hiểm nghèo, bị bệnh nghề nghiệp, bị bạo hành, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thông qua việc gắn trách nhiệm xã hội lên mỗi chiếc khẩu trang sử dụng hàng ngày, Dự án mong muốn truyền tải thông điệp của sự nhân ái, lan tỏa yêu thương đến cộng đồng người Việt Nam ở tất cả các nghề nghiệp, lứa tuổi, văn hóa, vùng miền đều có thể hướng thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội cộng đồng.
EVNNPC vượt khó bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội Diễn biến bất lợi của thời tiết thời gian vừa qua đã gây ra thiệt hại không nhỏ đến lưới điện 110kV và lưới điện trung, hạ thế, làm gián đoạn cung cấp điện tại nhiều tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp thời và sự nỗ lực của các đơn vị, công tác cung ứng điện vẫn bảo đảm...