Cao Bằng: Nỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa
Từ khi được xóa mù chữ, nhiều bà con dân tộc lớn tuổi rất phấn khởi vì nhờ học tiếng Việt và toán cơ bản, họ đã biết tính toán khi đi chợ, giao tiếp được mở rộng và đời sống tinh thần được nâng cao.
Đến lớp xóa mù chữ, người dân được luyện đọc những bài thơ ngắn. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Cao Bằng là tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng. Các thôn bản vùng sâu, vùng xa vẫn còn những người dân chưa biết chữ.
Tỉnh Cao Bằng đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ ra lớp học.
Những lớp xóa mù chữ được thực hiện đã góp phần nâng tỷ lệ người dân biết chữ, hoàn thành tiêu chí giáo dục trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng cao.
Đã hơn một tháng nay, cứ vào 12 giờ, sau khi đi làm nương về, dọn dẹp nhà cửa xong, bà Vi Thị Hoa (gần 50 tuổi, xóm Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) lại tất bật chuẩn bị sách vở đến học lớp xóa mù chữ.
Đến lớp xóa mù chữ, bà Hoa được cô giáo dạy chữ và cách tính các phép toán đơn giản.
Bà Hoa chia sẻ, trước đây, do không biết chữ, bà thấy rất khổ vì mỗi lần đi chợ bán cái gì đều không biết tính toán, nghe tiếng Việt rất khó khăn. Lần này có lớp xóa mù chữ, bà sẽ cố gắng học. Mỗi ngày đến lớp được học chữ, được trao đổi với những người cùng tuổi, bà thấy rất vui…
Bà Sầm Thị Hoai (54 tuổi, xóm Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) cho biết thêm, ngày trước do gia đình khó khăn, ở độ tuổi như bà rất ít người đi học, do vậy, bà không đi học được.
Video đang HOT
Hơn một tháng đi học lớp xóa mù chữ, dù tay cầm bút còn cứng nhưng bây giờ bà đã biết tính toán, biết đọc, biết viết tên mình. Bà cảm ơn cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho bà và những người chưa biết chữ được đi học ở lớp xóa mù chữ.
Cô giáo hướng dẫn học viên viết chữ tại lớp xóa mù chữ ở Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lớp xóa mù chữ xóm Lũng Chuống là lớp xóa mù chữ thứ 5 của xã Nội Thôn. Lớp gồm 25 học viên có độ tuổi từ 35-60 tuổi. Mỗi lớp xóa mù chữ được tổ chức trong 3 tháng, các học viên đến lớp sẽ được hỗ trợ sách vở, và một số thiết bị phục vụ việc học.
Là giáo viên đã có hai năm lên dạy các lớp xóa mù chữ ở xã Nội Thôn, cô giáo Nông Thị Lai (giáo viên Trường Tiểu học xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng) cho biết, dạy lớp xóa mù chữ gặp một số khó khăn.
Giáo viên phải đồng thời dùng tiếng Nùng và tiếng Việt để dạy học viên. Các học viên chủ yếu là lao động chính trong gia đình nên nhiều người không sắp xếp được thời gian để đến lớp học đều đặn.
Quá trình tiếp thu kiến thức nhiều học viên gặp nhiều khó khăn do sự chênh lệch về tuổi tác và trình độ nhận thức. Tuy nhiên sau một tháng đến lớp, các học viên đã biết nhận mặt chữ, viết được tên tuổi, quê quán, một số đoạn thơ ngắn và thực hiện được các phép toán cộng, trừ đơn giản…
Huyện Hà Quảng phấn đấu đến năm 2020, xóa mù chữ cho 299 người trong độ tuổi từ 15-60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 96%.
Khoảng 80% số người biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều kiến thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ. 19/19 xã, thị trấn đạt chuẩn chống mù chữ giai đoạn 2014-2020.
Theo bà, Triệu Thị Diễn, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hà Quảng, để đạt được các chỉ tiêu trên, huyện Hà Quảng tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác xóa mù chữ; đổi mới công tác quản lý, tổ chức lớp học xóa mù chữ phù hợp với các nhóm đối tượng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác xóa mù chữ…
Cô giáo hướng dẫn học viên đọc bài tại lớp xóa mù chữ ở Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Tại huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), hiện nay còn khoảng 7,42% dân số là người dân tộc thiểu số ở độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi chưa biết chữ. Đồng bào sống rải rác trên các triền núi nên cán bộ gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền ra lớp học.
Bà Nông Thị Loan, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lạc cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, huyện đã tổ chức khai giảng được 10 lớp học xóa mù chữ với 155 học viên tham gia.
Tại lớp học xóa mù chữ này, các học viên được học tiếng Việt và toán cơ bản. Giáo án chương trình được giáo viên hoàn chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế và trình độ của học viên…
Thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020,” tính đến năm 2018 tỉnh Cao Bằng đã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Trong đó, 6 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 7 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Độ tuổi từ 15 đến 60 biết chữ mức độ 1 đạt 95,92%; biết chữ mức độ 2 đạt 86,48%…
Thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng chủ động tham mưu về công tác phổ cập, xóa mù chữ với cấp ủy, chính quyền các cấp; tuyên truyền vận động trong phụ huynh học sinh việc tạo điều kiện cho con em mình được đến trường tham gia học tập.
Ngành quan tâm củng cố, xây dựng cơ sở vật chất trường học, tạo môi trường học tập vui tươi, lành mạnh nhằm thu hút học sinh đi học; đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công việc, tạo được các phong trào tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ…/.
Chu Hiệu
Theo TTXVN/Vietnamplus
Chuyển biến trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục và đào tạo (GD và T) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) đã có những chuyển biến đáng kể.
Hệ thống giáo dục chuyên biệt bao gồm trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường dự bị đại học được quan tâm đầu tư, xây dựng ngày càng khang trang, bảo đảm đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
Giờ tin học của học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên, TP Buôn Ma Thuột (ác Lắc). Ảnh: HỒNG THỦY
Theo Bộ GD và T, hiện nay, hệ thống trường chuyên biệt ở vùng DTTS và MN đã và đang khẳng định được vai trò trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; huy động tối đa học sinh trong độ tuổi tới trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực ở vùng DTTS và MN. Cả nước hiện có hơn 3.600 trường chuyên biệt vùng DTTS và MN, trong đó có 315 trường PTDTNT, hơn một nghìn trường PTDTBT và 2.273 trường phổ thông có từ 30 học sinh bán trú trở lên.
Chất lượng giáo dục của các trường ngày càng tăng qua từng năm học. Riêng hệ thống trường PTDTNT có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 90%, có hơn 50% số học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào đại học, cao đẳng. Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Ngành giáo dục đã triển khai dạy tiếng DTTS trong nhà trường tại 22 tỉnh, thành phố với sáu thứ tiếng, gồm: Mông, Chăm, Khmer, Gia Rai, Ba Na, Ê ê. Công tác xóa mù chữ, tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng đồng bào DTTS được chú trọng. Nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa được ban hành đã quan tâm đến nhiều mặt và nhiều đối tượng như trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên và cơ sở giáo dục... Nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho học sinh, sinh viên người DTTS như: Cao Bằng, iện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, ồng Nai, ác Nông... Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
ác Lắc là tỉnh có 47 dân tộc anh em cùng chung sống, tỷ lệ học sinh DTTS chiếm hơn 30% trong toàn ngành giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho học sinh DTTS cũng như triển khai thực hiện chế độ chính sách là việc được ngành GD và T cùng các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Giám đốc Sở GD và T tỉnh ác Lắc Phạm ăng Khoa cho biết, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, đặc biệt đầu tư cho hệ thống trường PTDTNT. ến nay toàn tỉnh có 6 trong số 16 trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia (trong đó có năm trường PTDTNT cấp huyện và một trường PTDTNT cấp tỉnh). Còn tại Hà Giang, tỷ lệ học sinh người DTTS chiếm hơn 80% tổng số học sinh trong độ tuổi đến trường. Cơ sở vật chất, trường, lớp học ngày càng được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu dạy và học, góp phần nâng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường. Tỉnh Bình Thuận là địa phương tích cực, chủ động triển khai đưa các chính sách vào cuộc sống, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách. ồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghiên cứu văn bản, rà soát các đối tượng được hưởng chế độ chính sách... nhờ vậy, chất lượng giáo dục được nâng lên.
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống trường chuyên biệt ở vùng DTTS và MN đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Cơ sở vật chất nhiều trường chưa đạt mức tối thiểu theo quy định, trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhiều nơi còn bất cập, năng lực sư phạm, khả năng tổ chức hoạt động giáo dục của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Một số chính sách, chế độ đối với hệ thống trường chuyên biệt ở vùng DTTS và MN chưa phù hợp.
Theo Giám đốc Sở GD và T tỉnh Bình Thuận Phan oàn Thái, nhìn chung, chất lượng học tập của học sinh DTTS và MN thấp hơn mặt bằng của học sinh toàn tỉnh. Nguyên nhân là do đặc thù từng vùng miền và ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình, số lượng học sinh DTTS có nhu cầu học trung cấp nghề ngày càng ít. Ý thức học tập của các em chưa cao, bên cạnh đó phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em. ại diện Sở GD và T tỉnh An Giang cũng chỉ ra rằng, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện công việc tại các trường chuyên biệt có thời gian và khối lượng công việc nhiều hơn so với các trường bình thường nhưng vẫn chưa được hưởng thêm chế độ nào.
heo Bộ trưởng GD và T Phùng Xuân Nhạ, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các DTTS là một trong ba khâu đột phá chiến lược của đất nước. Tuy nhiên, công tác này đòi hỏi những cách tiếp cận mới, bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Trong đó, chú ý điều chỉnh chương trình đào tạo cho học sinh vùng DTTS và MN; chính sách phân luồng, hướng nghiệp; đổi mới mô hình trường dân tộc nội trú, bán trú theo hướng tăng cường hòa nhập, nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo; thay đổi hình thức hỗ trợ cho học sinh DTTS và MN phù hợp từng vùng miền... Thời gian tới, Bộ GD và T sẽ kiến nghị ban hành 11 chính sách mới và sửa đổi, bổ sung ba nhóm chính sách hiện hành nhằm tạo điều kiện cho GD và T vùng DTTS và MN phát triển thuận lợi và thực chất hơn.
QUỲNH NGUYỄN, THÙY DƯƠNG
Theo Nhân dân
Những người thầy trong tôi Với tôi, hình ảnh những người thầy đáng kính vẫn còn đẹp mãi trong tâm trí, nhắc nhở mình hãy sống tốt hơn giữa cuộc đời đầy bụi bặm này... Chúng tôi học lớp Vỡ lòng (trước khi vào lớp một) năm 1962 tại một căn phòng trống trong kho hợp tác xã... Gần hai chục đứa, chân đất đầu trần, đánh vần...