Cảnh tượng người Ấn Độ đập phá hàng Trung Quốc
Phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ tại Ấn Độ sau cuộc đụng độ chết người tại biên giới 2 nước ngày 17/6.
Từ khi xảy ra chạm trán khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, người dân nước này đang kêu gọi tẩy chay tất cả sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Chúng bị đem ra phá, đốt cháy trong những cuộc biểu tình.
Các nhà hoạt động thuộc nhóm Youth Congress (Đại hội Thanh niên Ấn Độ) giơ bảng kêu gọi cấm cửa TikTok, ứng dụng xem video ngắn nổi tiếng của ByteDance, công ty có trụ sở tại Trung Quốc.
Chiếc TV sản xuất tại Trung Quốc bị đập nát trong một cuộc biểu tình, nằm trên tấm băng-rôn ghi “Boycott Made in China” (Tẩy chay hàng do Trung Quốc sản xuất).
Video đang HOT
Trên Twitter, video người dân ném một chiếc TV do Trung Quốc sản xuất từ tầng 2 xuống đất rồi phá đã thu hút 2,4 triệu lượt xem. Hashtag #BoycottChineseProducts được dùng để kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc.
Các hãng điện thoại Trung Quốc cũng không thoát khỏi phong trào tẩy chay tại Ấn Độ. Người biểu tình trèo lên máy xúc để vẽ lên biển quảng cáo của một hãng smartphone. Thương hiệu này đã phải hủy buổi ra mắt sản phẩm mới tại Ấn Độ khi căng thẳng leo thang.
Một hãng điện thoại Trung Quốc phải dán biển “Made in India” trước cửa hàng để khẳng định sản phẩm của họ được sản xuất tại Ấn Độ.
Những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang gần như thống trị Ấn Độ khi 4 thương hiệu Xiaomi, Vivo, Realme và Oppo chiếm tổng thị phần gần 76% tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.
Linh kiện máy tính sản xuất tại Trung Quốc bị đốt ở Mumbai. Thống kê của Bộ Năng lượng Ấn Độ cho thấy Trung Quốc xuất khẩu 2,8 tỷ USD thiết bị điện sang Ấn Độ trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019. Trong quãng thời gian này, Ấn Độ mua sắm tổng cộng 9,5 tỷ USD thiết bị điện để phục vụ các dự án điện truyền thống.
Ngày 29/6, chính phủ Ấn Độ đã liệt 59 ứng dụng Trung Quốc vào danh sách đen, gồm những cái tên phổ biến như TikTok, WeChat, UC Browser và 2 ứng dụng của Xiaomi vì lý do an ninh quốc gia. Google và Apple đã được yêu cầu gỡ chúng khỏi kho ứng dụng tại Ấn Độ.
Theo truyền thông địa phương, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ngừng sử dụng Weibo vì nằm trong danh sách 59 ứng dụng bị Ấn Độ cấm cửa.
Xiaomi khiến người Ấn Độ nổi giận
Một ngày sau khi che biển "Xiaomi" bằng "Made in India", hãng di động Trung Quốc vấp phải chỉ trích gay gắt từ cộng đồng người dùng Ấn Độ.
Ngày 26/6, CNBC đưa tin các bảng hiệu Xiaomi ở Ấn Độ đã được dán đè lên dòng chữ "Made in India". Chỉ một ngày sau, Liên đoàn Thương nhân toàn Ấn Độ (CAIT) đã lên án mạnh mẽ Manu Kumar Jain, người đứng đầu bộ phận tiếp thị Ấn Độ của Xiaomi.
Đại diện CAIT gọi chiến dịch "xoá vết" thương hiệu Trung Quốc bằng dòng chữ "Made in India" là vô cảm, thiếu tôn trọng người dân tại đây. "Điều này rất khác với tinh thần dân tộc hiện tại", CAIT thông báo. Tổ chức này tin rằng Jain đang làm tổn thương sâu sắc hàng triệu người Ấn Độ khi phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc của người dân đang sôi sục.
Hộp đựng smartphone Xiaomi được dán đè lên nhãn "Made in India". Ảnh: Mi Group.
"Đó là hành động lấp liếm thiếu tôn trọng với người dân. Chúng tôi trân trọng thương hiệu 'Made in India'. Đừng bao giờ dùng nó để che đậy cho một thương hiệu không phải của Ấn Độ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tẩy chay Xiaomi cũng như những thương hiệu Trung Quốc khác", tài khoản Gautam Ambani bình luận. Trên khắp các mạng xã hội tại đây, "tẩy chay hàng Trung Quốc" đang là chủ đề nóng với hàng triệu người tham gia.
Hiện tại, bốn trong năm thương hiệu smartphone phổ biến nhất Ấn Độ là của Trung Quốc, bao gồm Xiaomi, Vivo, Oppo, Realme. Dữ liệu do Canalys công bố trong quý I/2020 cho thấy smartphone Trung Quốc chiếm gần 73% thị trường này. Thương hiệu duy nhất trong top 5 không đến từ Trung Quốc là Samsung, chiếm 18,9%.
Khi căng thẳng leo thang, Hiệp hội bán lẻ di động Ấn Độ (AIMRA) đã gửi thư cho các thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc khuyến cáo về việc một số cửa hàng có thể bị tấn công. Arvinder Khurana, Chủ tịch Hiệp hội, đề nghị các chủ sở hữu thương hiệu tìm một miếng vải hoặc bảng tạm thời che logo hoặc đơn giản là gỡ bảng quảng cáo trong một khoảng thời gian.
Trước khi ra lệnh "xoá vết" thương hiệu Trung Quốc, đại diện Xiaomi từng nhiều lần tuyên bố việc kinh doanh của họ gần như không bị ảnh hưởng. Làn sóng tẩy chay chỉ diễn ra trên mạng xã hội. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 24/6, Jain khẳng định hầu hết smartphone, TV của Xiaomi được sản xuất tại Ấn Độ. "Công ty hoàn toàn do người Ấn Độ lãnh đạo, tạo công ăn việc làm cho 50.000 người và 100% thông tin người dùng được lưu giữ trong nước", Jain nói.
Lý do người Ấn Độ không thể tẩy chay công nghệ Trung Quốc Trung Quốc và Ấn Độ vướng vào tranh cãi quân sự, ngoại giao căng thẳng sau vụ đụng độ chết người ở biên giới. Tuy nhiên, hai quốc gia khó mà tồn tại thiếu nhau, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Công nghệ Trung Quốc tràn ngập Ấn Độ Khách hàng kiểm tra sản phẩm mới ra mắt của Xiaomi tại Bangalore,...