Cảnh sát phong tỏa cây xăng ở Đồng Nai
Cảnh sát cơ động ôm súng phong tỏa cây xăng Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai, để đồng đội khám xét, tìm chứng cứ liên quan chuyên án triệt phá đường dây xăng giả.
Sáng 18/5, cửa hàng xăng dầu Trảng Dài, thuộc Công ty TNHH Việt Khánh Anh, bị buộc ngừng hoạt động. Cảnh sát lập hàng rào che chắn, không cho bất cứ ai lại gần. Bên trong, nhiều cán bộ làm việc với nhân viên cây xăng, lấy mẫu, đo đạc chỉ số và niêm phong các cột bơm…
Công an vũ trang phong tỏa, khám xét cây xăng Trảng Dài sáng 18/5. Ảnh: Phước Tuấn.
“Cảnh sát đi nhiều xe đến nhưng không khí không căng thẳng. Họ hướng dẫn nhân viên vào trong làm việc”, người dân sống gần hiện trường cho biết.
Cùng lúc, một tổ công tác khác khám xét căn biệt thự trên đường Đồng Khởi – nơi ở của chủ cây xăng.
Trả lời VnExpress , đại tá Nguyễn Ngọc Quang (Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai) cho biết, cơ quan điều tra đã bắt bà Nguyễn Thị Như Mỹ (53 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Việt Khánh Anh) về hành vi Buôn lậu.
Sau hơn 3 tiếng làm việc tại cây xăng và căn biệt thự, cảnh sát đưa bà Mỹ lên xe về cơ quan điều tra. Nhiều thùng tài liệu bị thu giữ tại căn biệt thự và cửa hàng xăng dầu.
Video đang HOT
Động thái này được đưa ra trong quá trình mở rộng điều tra đường dây buôn lậu và làm giả 200 triệu lít xăng dầu do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ở TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu.
Biệt thự mặt tiền ở đường Đồng Khởi được cho là nhà của chủ cây xăng bị phong tỏa bị khám xét. Ảnh: Phước Tuấn
Chuyên án triệt phá đường dây tội phạm này được Công an Đồng Nai lập cuối năm 2020, sau khi nhận phản ánh từ người dân về xăng kém chất lượng.
Tối 6/2, với sự hỗ trợ của Cục cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an), hơn 500 chiến sĩ từ nhiều hướng bất ngờ ập vào ụ nổi giữa sông Hậu (Vĩnh Long), bắt quả tang nhiều người đang pha chế xăng giả. Cùng lúc, 13 địa điểm khác ở Đồng Nai, TP HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu… bị khám xét, hàng loạt người liên quan bị bắt.
Hơn 100 tỷ đồng, 50 sổ đỏ đất đai, 12 thùng hồ sơ; 2 tàu biển 2.500 tấn, 5 sà lan 400-1.000 tấn, 6 xe bồn trong bờ, 2.680.000 lít xăng, 4 thùng hoá chất… bị thu giữ.
Cơ quan điều tra cho rằng, có khoảng một triệu lít xăng giả được đưa ra thị trường mỗi ngày từ “lò” pha chế giữa sông Hậu. Tính từ tháng 8/2020 đến khi bị bắt, nhóm nghi phạm đã cung cấp ra thị trường hơn 200 triệu lít.
Hiện, Công an Đồng Nai đã khởi tố 57 người về các tội B uôn lậu; Sản xuất buôn bán hàng giả; Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước . Trong đó, Ngô Văn Thụy (cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) bị điều tra hành vi Nhận hối lộ .
Do vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, “có sự tham gia của một số cá nhân trong hệ thống”… nên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đã quyết định đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Không thể chứng minh CSGT nhận hối lộ của đường dây 'logo xe vua'
Sau gần 2 năm điều tra lại, Bộ Công an cho rằng không có căn cứ xử lý 80 cảnh sát và thanh tra giao thông Bình Dương, Đồng Nai... nhận tiền bảo kê xe quá tải.
Quan điểm này được Bộ Công an nêu trong kết luật điều tra đường dây mua bán "logo xe vua" do Nguyễn Văn Thới, 45 tuổi và Lê Thị Cẩm Vân, 39 tuổi, cầm đầu. Hồ sơ vụ án đã được chuyển sang VKSND Tối cao, đề nghị truy tố Thới, Vân và 7 đồng phạm về tội Đưa hối lộ .
Nguyễn Cảnh Chân, 48 tuổi, bị cáo buộc tội Môi giới hối lộ . Bị can là cán bộ CSGT duy nhất (thuộc Đội 1 Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) bị xử lý hình sự.
Theo cơ quan điều tra, các vấn đề TAND Cấp cao tại TP HCM nêu ra trong bản án phúc thẩm tháng 10/2019 đã được thu thập tài liệu chứng cứ, làm rõ và được nêu trong các kết luận điều tra trước đó. Quá trình điều tra lại không phát sinh tài liệu, chứng cứ mới nên Bộ Công an giữ nguyên quan điểm như trước.
Đối với 62 CSGT và 18 thanh tra giao thông liên quan vụ án, cơ quan điều tra cho rằng, dù các bị can đã khai tên tuổi, chức vụ, nhận dạng và cung cấp số điện thoại nhưng các cán bộ này không thừa nhận đã nhận tiền bảo kê. Ngoài lời khai một phía của các bị can, không có tài liệu, chứng cứ trực tiếp, gián tiếp chứng minh... sai phạm.
"Việc bản án nhận định cơ quan điều tra không tiến hành đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thực hiện việc đối chất sơ sài, không trọn vẹn là phiến diện theo chủ quan của cá nhân thẩm phán", kết luận điều tra nêu.
Thới, Thái, Chân trong lần ra tòa năm 2018. Ảnh: Hải Duyên.
Kết quả điều tra xác định, năm 2014, 2015, nhóm Thới lập đường dây bán "logo xe vua" cho các tài xế, chủ xe tải chạy trên địa bàn Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM để không bị CSGT kiểm tra, xử phạt khi chở hàng quá tải trọng. Giá mỗi logo được bán 2,5-3 triệu đồng mỗi tháng.
Sau khi "bắt tay" với các CSGT và Thanh tra giao thông, Thới và Trần Quốc Thái (46 tuổi) in logo số 68 và Garage Thành Đô; Vân in logo Xe chở hàng bán cho các chủ xe dán ở kính trước - ký hiệu cho những CSGT đã nhận tiền bảo kê - tránh tuýt còi kiểm tra.
Thới và đồng phạm đã thu được gần 23 tỷ đồng. Trong đó, Thới dùng khoảng 5 tỷ để đưa hối lộ 79 lần (mỗi lần ít nhất 9 triệu và nhiều nhất 150 triệu đồng cho CSGT, thanh tra giao thông); 17,8 tỷ dùng để nộp phạt cho các xe bị xử lý, chi phí thuê người cảnh giới CSGT và hưởng lợi 1,3 tỷ đồng.
Trong đó, Thới hai lần đưa cho Nguyễn Cảnh Chân 1,2 tỷ đồng. Chân đưa cho Võ Thanh Sơn (Đội trưởng Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) hơn 650 triệu đồng và ông Đỗ Hữu Tuyến (Phó phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) 300 triệu đồng, còn lại sử dụng cá nhân. Tuy nhiên, ông Sơn đã chết, ông Tuyến không thừa nhận nên Chân phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền đã nhận của Thới.
Vân bán logo được gần 8 tỷ đồng, đưa hối lộ hết 630 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 1,6 tỷ đồng, số còn lại nộp phạt cho những tài xế bị xử lý.
Hồi tháng 10/2018, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Thới 14 năm tù, Vân 9 năm và Thái 10 năm về tội Đưa hối lộ . Chân nhận 8 năm tù về tội Môi giới hối lộ . Liên quan đến vụ án, 6 bị cáo khác bị phạt từ một năm 6 tháng 23 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) đến 4 năm tù.
Chấp nhận mức án, các bị cáo Thới, Thái và Chân không kháng cáo. Bị cáo Vân và 6 đồng phạm khác xin giảm nhẹ hình phạt.
Hồi tháng 10/2019, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm điều tra xét xử lại vụ án nên không xem xét kháng cáo của của bị cáo.
Công ty liên quan đường dây buôn lậu xăng dầu hoạt động ra sao? Công ty cổ phần Nhiên liệu Phúc Lâm có hàng chục cửa hàng bán lẻ và đại lý ở miền Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đang khảo sát xây dựng tổng kho xăng dầu ở Hà Tĩnh. Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Huy Lập (61 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần...