Cảnh sát Đức triệt phá mạng lưới tin tặc quốc tế
Ngày 6/3, nhà chức trách Đức thông báo đã phát hiện và triệt phá một mạng lưới tin tặc quốc tế âm mưu thực hiện các vụ tấn công nhằm vào hơn 600 tổ chức và cá nhân, trong đó có cả hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, sau một cuộc điều tra kéo dài, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) đã cáo buộc mạng lưới tin tặc quốc tế này tống tiền kỹ thuật số, phá hoại hệ thống máy tính và nguy hiểm hơn là dùng mã độc tống tiền (ransomware), một dạng phần mềm độc hại chuyên mã hóa dữ liệu hoặc khóa quyền truy cập thiết bị của người dùng, sau đó tống tiền họ.
Năm 2017, nhóm này đã thực hiện cuộc tấn công lớn đầu tiên nhằm vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh. Sau khi tấn công vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh, mã độc tống tiền đã nhằm vào một loạt công ty và tổ chức. Các quan chức Đức cho biết, tại nước này, mục tiêu của tin tặc là tấn công Bệnh viện Đại học ở Duesseldorf và Funke Media Group, một nhà xuất bản báo và tạp chí lớn.
Giới chức Đức đã ban hành lệnh bắt giữ 3 nghi phạm và phát lệnh truy nã trên toàn thế giới đối với 3 người này. Cảnh sát Hà Lan và Ukraine cũng tham gia cuộc điều tra trên.
Video đang HOT
Theo truyền thông Đức, trong những tháng qua, nhiều công ty và sân bay đã phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng, trong đó các tin tặc Nga bị cho là thủ phạm.
Các vụ tấn công sử dụng mã độc nằm trong số những hình thức tấn công mạng phổ biến nhất và ảnh hưởng đến nhiều ngành trong những năm gần đây. Ransomware là mã độc chuyên mã hóa dữ liệu, khóa quyền truy cập thiết bị của người dùng để đòi tiền chuộc. Theo chiến lược mới, các vụ tấn công bằng mã độc bị xem là mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng nghĩa rằng chính phủ sẽ sử dụng nhiều công cụ hơn để giải quyết vấn đề, thay vì chỉ bắt giữ và buộc tội.
Hacker của FBI 'triệt hạ' tin tặc, ngăn 300 nạn nhân không bị mất 130 triệu USD
FBI nói đã bí mật tấn công và phá vỡ một băng nhóm chuyên sử dụng mã độc tống tiền (ransomware) có tên là Hive, ngăn chặn nhóm này trục lợi từ hơn 300 nạn nhân.
Tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland, Giám đốc FBI Christopher Wray và Thứ trưởng Tư Pháp Mỹ Lisa Monaco cho biết nhóm hacker chính phủ đã đột nhập vào mạng của Hive và đánh cắp các khóa kỹ thuật số mà nhóm này sử dụng để mở khóa dữ liệu của nạn nhân.
Sau đó, họ có thể cảnh báo trước cho nạn nhân để họ thực hiện các bước bảo vệ hệ thống của mình trước khi Hive tống tiền.
Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố FBI 'tấn công những kẻ tấn công'. (Ảnh minh họa: Reuters)
"Sử dụng các biện pháp hợp pháp, chúng tôi đã tấn công những kẻ tấn công. Chúng tôi đã lật ngược tình thế với Hive", bà Monaco nói với các phóng viên.
Tin tức lần đầu tiên bị rò rỉ khi trang web của Hive hiện thông báo nhấp nháy có nội dung: "Cục điều tra liên bang đã tịch thu trang web này như một phần của quá trình phối hợp pháp lý chống lại Hive Ransomware".
Các máy chủ của Hive cũng đã bị Cảnh sát hình sự liên bang Đức và Đơn vị chống tội phạm công nghệ cao Hà Lan thu giữ.
Ủy viên cảnh sát Đức Udo Vogel nói: "Hợp tác chặt chẽ xuyên biên giới quốc gia và lục địa, nhấn mạnh sự tin tưởng lẫn nhau, là chìa khóa để chống lại tội phạm mạng quy mô lớn một cách hiệu quả".
Vụ án của Hive khác với một số vụ mà Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố trong những năm gần đây, chẳng hạn như cuộc tấn công mạng vào năm 2021 nhằm vào công ty Colonial Pipeline.
Trong vụ đó, Bộ Tư pháp Mỹ thu giữ khoảng 2,3 triệu USD tiền chuộc ở dạng tiền điện tử sau khi công ty trả tiền cho tin tặc.
Lần này, không có vụ bắt giữ nào vì các nhà điều tra đã can thiệp trước khi Hive yêu cầu nạn nhân nộp tiền. Vụ thâm nhập bí mật, bắt đầu vào tháng 7/2022, không bị nhóm tin tặc này phát hiện. Hive là một trong những nhóm phát triển mạnh nhất trong số nhiều nhóm tội phạm mạng chuyên tống tiền các doanh nghiệp quốc tế bằng cách mã hóa dữ liệu của họ và yêu cầu đổi lại các khoản tiền điện tử khổng lồ.
Bộ này cho biết trong những năm qua, Hive đã nhắm mục tiêu vào hơn 1.500 nạn nhân ở 80 quốc gia khác nhau và đã thu được hơn 100 triệu USD.
Mặc dù không có vụ bắt giữ nào được công bố, ông Garland cho biết cuộc điều tra đang diễn ra.
Đức bắt 2 người Iran 'âm mưu tấn công bằng chất độc', nhờ manh mối từ Mỹ Đức cho biết nhờ manh mối từ phía Mỹ mà nhà chức trách Đức đã bắt được hai anh em người Iran bị tình nghi âm mưu thực hiện vụ tấn công bằng chất độc. Ngày 7-1, Đức bắt hai người đàn ông Iran bị cho là đang lên kế hoạch tấn công bằng chất độc, theo manh mối do các quan chức...