Cảnh sát biển Trung Quốc thăm Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1
Ngày 8/12, Đoàn đại biểu Cảnh sát biển Trung Quốc do Thiếu tướng Uất Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “ Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ nhất 2022.
Đoàn công tác Cục Cảnh sát biển Trung Quốc thăm Cảng Hải đội 112 thuộc Hải đoàn 11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1.
Tại buổi tiếp, Đại tá Trần Văn Thơ, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB) đã giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi vùng biển quản lý của Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1; trao đổi với đoàn công tác về một số hoạt động hợp tác nổi bật giữa CSB Việt Nam và CSB Trung Quốc mà Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 được giao chủ trì tổ chức thực hiện kể từ khi hai bên ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác từ năm 2016 đến nay.
Theo đó, cùng với sự phát triển quan hệ tốt đẹp giữa hai lực lượng trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của cấp trên, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 đã phối hợp với Phân cục Nam Hải, Cục CSB Trung Quốc thường xuyên chia sẻ thông tin, tổ chức 2 lần/năm các chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Tháng 11/2016, đã chủ trì đón Tàu CSB Trung Quốc 46305 sang thăm và giao lưu hữu nghị tại thành phố Hải Phòng; tháng 5/2017, chủ trì đưa Tàu CSB Việt Nam 8004 sang thăm và giao lưu hữu nghị tại thành phố Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc; năm 2017 và 2018 đã cử đoàn cán bộ tham gia Giao lưu Sĩ quan trẻ CSB Việt Nam – Trung Quốc…
Với nhiều hoạt động hợp tác phong phú giữa Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 và Phân cục Nam Hải, Cục CSB Trung Quốc đã góp phần xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, tôn trọng pháp luật, đồng thời góp phần làm sâu sắc hơn, đi vào thực chất hơn mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai lực lượng.
Nhân dịp này, đồng chí Tư lệnh Vùng CSB 1 cũng mong muốn trong năm 2023 và những năm tiếp theo, nếu được sự cho phép và chỉ đạo của thủ trưởng cấp trên hai bên, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 và đơn vị cùng cấp phía CSB Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động chung trực tiếp như: Tuần tra liên hợp, giao lưu nghiệp vụ; kiểm tra tàu cá hai bên hoạt động trên biển; luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn; làm mới và mở rộng thêm các nội dung luyện tập chung như chống khủng bố, buôn bán người, vận chuyển ma túy trái phép bằng đường biển; cử tàu hai bên sang thăm nhau và giao lưu hữu nghị; thúc đẩy việc thiết lập đầu mối liên lạc cấp 2 giữa Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 và Phân Cục Nam Hải, Cục CSB Trung Quốc…
Video đang HOT
Thiếu tướng Uất Trung, Cục trưởng Cục CSB Trung Quốc cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo của Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 dành cho đoàn. Thiếu tướng Uất Trung cũng thể hiện sự ủng hộ, tạo điều kiện cho hai đơn vị cơ sở có cơ hội chia sẻ thông tin liên quan đến thực thi pháp luật, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường đoàn kết, hữu nghị giữa hai bên.
Đồng chí Cục trưởng Cục CSB Trung Quốc tin tưởng rằng qua chuyến thăm này sẽ tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị hơn nữa giữa CSB hai nước nói chung, giữa Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1 và Phân cục Nam Hải, Cục CSB Trung Quốc nói riêng. Sau buổi tiếp, Đoàn cán bộ CSB Trung Quốc đã đến thăm Trung tâm Chỉ huy Vùng, thăm cảnh quan môi trường Bộ Tư lệnh Vùng và Cảng Hải đội 112 thuộc Hải đoàn 11, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 1.
Tìm kiếm 15 thuyền viên mất liên lạc trên biển: Thời tiết đang rất xấu
Lực lượng chức năng vẫn chưa thấy dấu vết tàu cá BTh 97478 TS cùng 15 thuyền viên. Vùng biển tàu phát tín hiệu cuối cùng đang có sóng to, gió lớn.
Chiều 18/7, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết, kể từ lúc tàu BTh 97478 TS bị mất tín hiệu liên lạc đến nay, lực lượng chức năng chưa phát hiện dấu vết của tàu gặp nạn cùng 15 thuyền viên trên tàu.
Tàu CSB 7011, một trong những tàu hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam đang tìm kiếm thuyền viên mất liên lạc trên biển (Ảnh: A.X.).
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang huy động thêm phương tiện, nỗ lực tìm kiếm trên diện rộng.
Tại vùng biển tàu BTh 97478 TS phát tín hiệu cuối cùng đang có sóng to, gió lớn, thời tiết xấu.
Ngoài tàu Cảnh sát biển CSB 7011, tàu SAR 413 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III, còn 8 tàu cá công suất lớn tham gia tìm kiếm. Tuy nhiên, một số tàu sau nhiều ngày tìm kiếm đã trở về đảo Phú Quý tiếp nhiên liệu, khắc phục sự cố thông tin liên lạc để tiếp tục quay trở lại thực hiện nhiệm vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - ông Lê Tuấn Phong - đã có chỉ đạo khẩn, nhấn mạnh cần tính toán cụ thể vị trí tàu chìm (trường hợp bất khả kháng), tốc độ gió, độ cao sóng, tốc độ trôi dạt để xác định tàu cá trôi theo hướng nào, khu vực nào để khoanh, xác định phạm vi và phương thức tìm kiếm phù hợp, hiệu quả nhất.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính và UBND TP Phan Thiết xem xét hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho các tàu địa phương huy động trực tiếp tham gia hỗ trợ tìm kiếm tàu cá BTh 97478 TS; thăm hỏi, động viên, giải thích cho các gia đình có lao động đi trên tàu bị nạn biết, thông tin kịp thời tình hình, không để tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự.
Tàu SAR 413 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III đang tham gia tìm kiếm tàu cá bị mất liên lạc (Ảnh: A.X).
Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ đạo cho các đồn biên phòng thông báo cho tàu thuyền và ngư dân của các địa phương đang hoạt động trên biển tham gia hỗ trợ công tác tìm kiếm tàu BTH 97478 TS và 15 thuyền viên.
Qua xác minh, ban đầu trên tàu có 18 lao động, tuy nhiên 2 người bị bong gân cổ tay và đau bụng nên theo tàu cá khác về lại đất liền, một người không ra khơi.
Như vậy, khi tàu BTh 97478 TS mất liên lạc, trên tàu có 15 lao động.
Trước đó, ngày 12/7, Chi cục thủy sản Bình Thuận nhận được thông tin từ bà Trần Thị Phượng (SN 1975, ngụ TP Phan Thiết) về việc tàu cá BTh 97478 TS do ông Bùi Văn Toàn làm thuyền trưởng cùng các thuyền viên bị mất liên lạc.
Theo bà Phượng, sáng 9/7, ông Toàn có điện thoại thông báo ngày 10/7 tàu cá sẽ quay về cảng Phan Thiết.
Đến sáng 12/7, không thấy tàu cá vào bến, bà Phượng gọi điện thoại cho ông Toàn nhưng không được.
Từ 8h-10h30 ngày 12/7, điện thoại ông Toàn có đổ chuông, nhưng không ai nghe máy.
Theo lịch trình, tàu cá này xuất cảng Phan Thiết vào ngày 21/6, hành nghề tại khu vực biển Trường Sa - DK1. Đến 5h7 ngày 10/7, trên hành trình về lại cảng Phan Thiết, tài bị mất liên lạc (không có tín hiệu máy giám sát hành trình) tại vị trí cách đảo Phú Quý khoảng 84 hải lý về hướng Tây Bắc.
Bình Thuận "đánh tiếng" kêu gọi sàn thương mại điện tử tiêu thụ thanh long, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc Nhằm tìm đầu ra cho trái thanh long và dưa hấu sắp tới, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã kêu gọi các doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử hỗ trợ, kết nối đến người tiêu dùng trên mọi miền đất nước... Thu hoạch và chế biến thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: Đ.Hòa - BTO Đưa trái thanh...