Cảnh sát Áo tăng cường tuần tra trước nguy cơ tấn công khủng bố
Hồi năm 2020, tại thủ đô Vienna của Áo đã xảy ra một vụ xả súng đẫm máu khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
Cảnh sát đã tiêu diệt hung thủ tại hiện trường.
Lực lượng đặc biệt của cảnh sát Áo đang tuần tra sau vụ nổ súng. (Nguồn: EPA)
Cảnh sát thủ đô Vienna của Áo ngày 14/3 tăng cường tuần tra vũ trang tại các địa điểm nhạy cảm, bao gồm các nhà thờ, sau khi cơ quan tình báo nước này nhận thông tin rằng một vụ tấn công của phần tử Hồi giáo cực đoan đang được lên kế hoạch.
Video đang HOT
Cảnh sát cho biết hiện chưa thể xác định các biện pháp thắt chặt an ninh hiện nay sẽ kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, nếu có thể khoanh vùng mối đe dọa tại một địa điểm cụ thể, cảnh sát sẽ ngay lập tức ban bố cảnh báo.
Hồi năm 2020, tại thủ đô Vienna của Áo đã xảy ra một vụ xả súng đẫm máu khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
Cảnh sát đã tiêu diệt hung thủ tại hiện trường.
Các điều tra viên cho rằng đối tượng xả súng 20 tuổi này là thành viên mạng lưới Hồi giáo cực đoan có “chân rết” tại nhiều nước.
Vấn đề chống khủng bố: Indonesia, Australia tăng cường hợp tác
Ngày 14/3, Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia Mahfud MD và Bộ trưởng An ninh mạng Australia Clare O'Neil đã thảo luận về hợp tác chống khủng bố.
Cảnh sát Indonesia bắt giữ các nghi can khủng bố. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Australia-Indonesia (MCM) lần thứ 9 ở Melbourne, ông Mahfud cho biết các nhóm khủng bố có liên hệ với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và al Qaeda vẫn có khả năng phá vỡ sự ổn định của khu vực. Cho rằng chủ nghĩa khủng bố và cực đoan vẫn là những mối đe dọa nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi các xung đột về ý thức hệ, chính trị-xã hội, ông Mahfud nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác giữa Indonesia và Australia ở nhiều cấp độ nhằm loại bỏ mối đe dọa này.
Tại hội nghị, hai bộ trưởng cũng thảo luận về các phần tử khủng bố nước ngoài, tình trạng cực đoan hóa trên mạng, ở phụ nữ và thế hệ trẻ, cũng như các nỗ lực chống khủng bố và bạo lực cực đoan.
Ông Mahfud cho rằng cần chú ý nhiều hơn đến tình trạng cực đoan hóa thông qua mạng xã hội hoặc Internet vì hầu hết các cuộc tấn công khủng bố đều do những "con sói đơn độc" thực hiện và hầu hết thủ phạm đều là nạn nhân của tình trạng cực đoan hóa qua mạng xã hội hoặc Internet. Theo ông, Indonesia và Australia đã hợp tác tốt trong cuộc chiến chống khủng bố và bạo lực cực đoan dưới nhiều hình thức từ song phương, khu vực đến đa phương.
Ở cấp độ tiểu vùng, hai nước đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng tiểu vùng về chống khủng bố và an ninh xuyên quốc gia với sự tham dự của Brunei, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore và Thái Lan. Indonesia và Australia cũng đồng chủ trì Hội nghị các quan chức cấp cao về chính sách chống khủng bố (SOCTPF). Các cuộc họp lần thứ nhất và thứ hai của SOCTPF diễn ra vào năm 2021 và 2022 đã thông qua các nguyên tắc bảo vệ trẻ em liên quan đến khủng bố và bạo lực cực đoan.
Nhân dịp này, ông Mahfud cũng bày tỏ hy vọng rằng kết quả của các cuộc họp SOCTPF nói trên sẽ được các bộ trưởng và quan chức cấp cao thông qua tại hội nghị do Indonesia và Australia tổ chức vào ngày 16/3 tới.
Burkina Faso tiêu diệt hơn 100 phần tử khủng bố Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 9/3, quân đội Burkina Faso tuyên bố đã "vô hiệu hóa" hơn 100 phần tử khủng bố trong các chiến dịch chống khủng bố diễn ra ở một số khu vực của quốc gia này trong những ngày gần đây. Binh sĩ Burkina Faso tuần tra tại Ouhigouya. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tuyên bố nêu...