Cảnh ‘phố cũng như sông’ trên thế giới
Mưa lớn kéo dài thường gây nên cảnh ngập lụt ở nhiều thành phố trên khắp thế giới và hình ảnh “ phố cũng như sông” đã quá quen thuộc với người dân ở những nơi này.
Người dân ở phía đông thủ đô Manila, Philippines lội trong nước lụt ngang hông hồi tháng 8/2012. Mưa lớn do ảnh hưởng của một cơn bão đã gây nên cảnh lụt lội khiến cuộc sống của 1,2 triệu người bị ảnh hưởng. Mỗi năm, Philippines phải hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới và cảnh lụt lội đã quá quen thuộc với người dân ở Manila và các thành phố khác. Ảnh: AP
Các binh sĩ Thái Lan nắm chặt tay nhau để tạo thành bức tường chắn nước lụt chảy vào một khu dân cư, sau khi đê chắn bằng bao cát bị nước sông Chao Phraya làm vỡ hôm 30/10/2011. Thủ đô Bangkok và nhiều thành phố khác của Thái Lan phải làm bạn với nước lụt suốt nhiều tháng cuối năm 2011, trong trận lũ lụt lịch sử ở nước này. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Đối với một thành phố nổi như Venice, cảnh nước ngập không hề xa lạ. Cuối tháng 11/2012, mức ngập cao thứ 6 kể từ năm 1972 được ghi nhận tại đây. Lụt lội thường xảy ra khi mưa lớn và thủy triều dâng cao. Gió mạnh từ phía nam cũng thường làm nghiêm trọng hơn tình trạng triều cường. Trong ảnh, các du khách ngồi thư giãn đầy thích thú trong nước lụt ở quảng trường St. Mark. Ảnh: AP
25% diện tích của Hà Lan nằm dưới mực nước biển và tiêu thoát nước sau mưa lớn luôn không phải việc dễ dàng. Trong ảnh, một người dân đứng nhìn mực nước lụt dân cao gần tới đầu gối phía ngoài căn nhà của ông tại Dordrecht, một thành phố ở phía tây của Hà Lan, hồi đầu năm ngoái. Ảnh: EPA
Cậu bé Joe Allie, 12 tuổi, đạp xe qua vùng nước lụt ở gần sông Snoqualmie, Washington, Mỹ hồi năm 2008. Mưa lớn thường xuyên khiến những cảnh báo lụt lội được đưa ra tại thủ đô của nước Mỹ trong mùa mưa. Ảnh: AP
Theo VNE
Cộng đồng Việt thành dân tộc thiểu số tại Czech
Cộng đồng người Việt tại Czech sẽ có đại diện riêng trong Hội đồng Dân tộc Thiểu số Quốc gia - một tin vui đối với những bà con đang sinh sống tại đất nước ở Trung Âu này.
Người Việt ở Czech trong chương trình đón xuân. Ảnh: congdong.cz
Radio Prague cho hay thông tin trên được ủy viên hội đồng nhân quyền Monika Simunkova đưa ra.
Theo đó, chính phủ Czech đã quyết định mở rộng Hội đồng Dân tộc Thiểu số Quốc gia hôm 3/7 và bổ sung thêm hai đại diện của cộng đồng người Việt và cộng đồng người Belarus. Đại diện cho phía Việt Nam là ông Phạm Hữu Uyển, thuộc Hội Công dân Văn Lang.
Trước đó, hội đồng trên gồm 32 thành viên, trong đó có 12 đại diện của các dân tộc thiểu số như Nga, Đức, Hy Lạp, Bulgary... Các đại diện này có quyền cố vấn cho chính phủ Czech trong việc ban hành các điều luật liên quan đến dân tộc mình. Đại diện của cộng đồng người Việt và Belarus chỉ tham gia các cuộc họp của hội đồng với tư cách khách mời.
Với quyết định trên, người Việt sẽ trở thành một dân tộc thiểu số tại nước này. Ông Trần Việt Hùng, phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Czech, cho biết đây là một tin vui đối với cộng đồng người Việt ở quốc gia Trung Âu này.
Theo Vietnam , với quy chế là một dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt tại Czech sẽ có điều kiện và được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để phát triển hơn nữa về văn hóa, truyền thống và đặc biệt là ngôn ngữ của dân tộc mình. Tại các địa phương có nhiều người Việt Nam sinh sống, trẻ em có thể được học kiến thức bằng tiếng Việt.
Quy chế này cũng đảm bảo cho người Việt Nam quyền sử dụng tiếng Việt tại công sở cũng như tòa án. Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam tại Czech có thể thành lập chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt.
Khoảng 65.000 người Việt Nam đang sinh sống hợp pháp tại Czech.
Theo VNE
Đức: Nước lũ cao nhất 400 năm, hàng chục nghìn người sơ tán Đến ngày hôm qua, lũ lụt vẫn đang tiếp tục hoành hành tại nhiều nước Trung Âu, khiến ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 2 người mất tích. Tại Đức, nước lũ đã lên mức cao nhất 400 năm qua khiến hơn 30.000 người phải di tản. Trong ngày hôm qua, lực lượng cứu hộ tại Đức đã phải dùng trực...