Canh lưỡi long nấu cá liệt
Rau nhơn nhớt, nhai chưa kịp nuốt đã trôi tuột vào thực quản. Thịt cá “rề rà” theo sau trong đợi chờ. Đấy là điều khiến bao người thích món canh lưỡi long nấu với cá liệt.
Sớm tinh mơ, ghe gắn máy công suất nhỏ, thúng chai lần lượt vào bờ. Nhiều phụ nữ chạy đến giúp chồng kéo thuyền hay thúng lên bãi cát. Họ gồng gánh ngư cụ và hải sản về nhà, râm ran chuyện trò trên đường vắng. Xóm làng thức giấc khi ánh bình minh rựng sáng phía trời xa. Bữa sáng vội vàng trong căn nhà nhỏ trước khi người vợ mang cá ra bày bán ở chợ quê. Hải sản đánh bắt gần bờ thường là loại rẻ tiền, nhưng tươi ngon vì vừa vớt lên từ biển. Cá liệt thân mỏng lấp lánh ánh bạc được nhiều người chọn mua mang về chế biến những món ăn: Nấu cháo, kho ngọt, nấu canh…
Cá liệt tươi rói cùng rau lưỡi long hái trong vườn nhà. Ảnh: TR.THYCư dân ven biển phía nam Quảng Ngãi thường nấu canh cá liệt với lưỡi long quanh vườn nhà. Cá liệt mang về bỏ mang và ruột, chặt vi, rửa sạch và vớt ra rổ cho ráo nước. Dạo quanh vườn bẻ những nhánh lưỡi long non thân mỏng, lớn chừng bằng bàn tay. Bỏ lưỡi long vào rổ sảy nhẹ cho rụng bớt gai tí xíu bám trên những nốt u lấm chấm trên bề mặt. Sau đó, dùng dao gọt bỏ những nốt u rồi rửa sạch, xắt sợi lớn chừng chiếc đũa ăn cơm. Nguyên liệu đi kèm là rau thơm và ớt cay rửa sạch, hành tím lột vỏ cùng gia vị. Đun sôi nước trên bếp rồi cho cá vào nồi cùng ít muối hạt và ớt xắt mỏng, hành tím chẻ đôi để xua mùi tanh của cá. Nước sôi trở lại thì cho lưỡi long vào nồi đun trên lửa lớn. Khi cá và lưỡi long vừa chín, đun nhỏ lửa, nêm gia vị vừa ăn, cho rau thơm xắt nhỏ cùng ít tiêu xay nhuyễn rồi nhấc xuống khỏi bếp. Nhẹ tay vớt cá ra đĩa, múc canh ra tô trước khi cả nhà quây quần bên mâm cơm gia đình.
Muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị món canh lưỡi long cá liệt chớ nên vội vàng. Lưỡi long nhơn nhớt, giòn mềm, nhai chưa kịp nuốt đã trôi tuột vào thực quản. Dùng đũa nhẹ nhàng gỡ thịt cá rời khỏi xương và chấm vào chén mắm pha chanh, đường, ớt, tỏi rồi đưa vào miệng. Sự chờ đợi trong giây lát cho tâm trạng thêm háo hức. Lưỡi long chua dịu và cá ngọt lành hòa cùng vị mặn của mắm, cay của ớt lẫn với chua từ chanh “vương vấn” nơi lưỡi. Nước canh ngọt thanh lẫn chua dịu quyện với rau thơm và hành tím tạo nên dư vị khó phai.
Cách làm chạo tôm đơn giản chuẩn vị
Chạo tôm là món ăn dân dã của người dân miền Nam được làm từ nguyên liệu đơn giản là tôm tươi và một số gia vị đi kèm, ăn ngon tuyệt.
250 gr tôm xay nhuyễn để ngăn đá 40 phút (Tức là tôm lột vỏ rửa sạch để ráo rồi cho vào máy xay nhuyễn)
Video đang HOT
25 gr tinh bột bắp
cà phê bột tiêu trắng
1 muỗng canh dầu hào
1 muỗng canh nước tương hay gần 1 muỗng canh nước mắm
1 lòng trắng trứng gà
muỗng cà phê đường
5 thanh mía
2 muỗng canh cà rốt thái nhỏ
1 nhánh nhỏ hành lá thái nhỏ
Cách pha nước sốt:
- 3 muỗng canh tương ớt ngọt 1 muỗng canh đường 1 muỗng canh dấm 4 muỗng canh nước hòa tan 1 chút đậu phụng rang vàng giã nhỏ
Cách làm chạo tôm như sau:
Bước 1: Cho tôm xay bột năng lòng trắng trứng gà đường nước tương dầu hào tiêu vào 1 cái tô, mang bao tay rồi trộn tôm quyện với các gia vị khoảng 10-12 phút.
Bước 2: Cho hành lá cà rốt vào tô tôm trộn chung thêm 5 phút nữa. Sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh để 25-30 phút cho tôm hơi dính và cứng dẻo để dễ vê trên cây mía.
Qua 30 phút lấy tô tôm ra và bọc tôm quanh cây mía và xếp ra đĩa.
Bước 3: Nấu 1 nồi nước sôi cho đĩa tôm vào xửng hấp khoảng 5 phút.
Bước 4: Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng cho từng cây tôm bọc mía vào chiên với lửa hơi cao. Khi chiên nhớ lật đều cho vàng xung quanh trước khi gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Qua vài bước đơn giản bạn sẽ có món chạo tôm thơm ngon dai, ngọt như ý.
Chúc các bạn thành công với cách làm chạo tôm.
Cá căn nước lợ Cá căn là món ăn ngon phổ biến của người dân Quảng Ngãi. Cá căn sống ở biển và vùng nước lợ khu vực cửa sông. So với cá căn sống ở biển thì cá căn sống ở vùng nước lợ ngon hơn. Cá căn có nhiều cách chế biến đơn giản mà ngon. Cá căn biển lớn bằng bàn tay, da dày...