Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc thực phẩm cuối năm và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe
Những ngày cuối năm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng cao vì nhu cầu thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu tăng mạnh.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm và lựa chọn thực phẩm an toàn.
Để bảo vệ người dân trong thời gian qua, các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương đã nhanh chóng tăng cường kiểm soát và triển khai các biện pháp nhằm thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm cuối năm vẫn diễn ra theo chiều hướng phức tạp. Đặc biệt tại các bữa ăn đông người, những nơi tập trung như bếp ăn tập thể, tiệc liên hoan hoặc những loại thức ăn đường phố do vi khuẩn và độc tố gây ra.
1. Những sơ suất trong chế biến và bảo quản làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cuối năm
Hầu hết các loại thực phẩm được tiêu thụ đều tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán vào mùa lễ hội năm 2021 sắp tới. Đặc biệt những loại sản phẩm như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát,… Đây đều là những loại thực phẩm có thể làm nhái, làm giả và gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Không chỉ vậy, thời tiết là điều kiện thuận lợi khiến các loại vi khuẩn phát triển nhiều trên thực phẩm. Vì thế, thực phẩm dễ bị mốc, ngộ độc cho người sử dụng. Vì vậy, chỉ cần một vài sai sót hoặc sơ suất trong chế biến và quá trình bảo quản thực phẩm cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết rằng, những loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc trong những ngày lễ, Tết như:
- Ăn gỏi hoặc thịt chưa chín kỹ.
Video đang HOT
Một số loại thực phẩm như gỏi sống làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cuối năm khi sử dụng – Ảnh Internet
- Một số loại bánh, mứt hoặc nước ngọt và thực phẩm giá rẻ mà không rõ nơi sản xuất, thực phẩm có màu và mùi lạ hoặc không rõ hạn sử dụng,…
- Các loại thực phẩm như hải sản khô lâu ngày cũng dễ bị nấm mốc, các loại cá và hải sản không tươi sống hoặc chưa chín kỹ.
- Khi ăn các loại rau sống không được rửa sạch.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn. Các loại sữa hoặc thức uống tự pha chế không đảm bảo vệ sinh.
Vì vậy, những vấn đề về an toàn thực phẩm cuối năm là vấn đề quan trọng, nếu không được chú trọng thì sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, những mặt hàng khó có thể kiểm soát được như thịt, sản phẩm từ thịt, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau củ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,… Đặc biệt các cơ sở sản xuất, đầu mối sản xuất, nhập khẩu, chợ đầu mối và trung tâm thương mại, siêu thị hoặc chợ truyền thống,… Đều cần được kiểm soát chặt chẽ, giúp cung cấp cho người dân sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng và hết hạn sử dụng.
Lựa chọn cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống an toàn, nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm – Ảnh Internet
2. Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn
Muốn phòng chống ngộ độc thực phẩm cuối năm, cần phải lựa chọn mua thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm như thế nào là an toàn để bảo vệ sức khỏe? Các chuyên gia an toàn thực phẩm đưa ra gợi ý khi lựa chọn thực phẩm như sau:
- Lưu ý lựa chọn thực phẩm, tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin của nhà phân phối. Đặc biệt đối với những loại bánh kẹo được nhập khẩu.
- Nên lựa chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín và mua từ cửa hàng, siêu thị hoặc các trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng của sản phẩm.
- Đối với rau củ quả cần lựa chọn những loại rau củ quả giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không mua rau quả đã bị giập nát. Ngoài ra, rau củ không có mùi lạ.
- Cẩn trọng trước những loại thực phẩm bắt mắt vì có thể đây là những loại thực phẩm có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.
Khi xuất hiện dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường về vấn đề sức khỏe cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời – Ảnh Internet
Không chỉ vậy, cục an toàn thực phẩm của Bộ Y tế còn cho biết, khi lựa chọn mua thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói sẵn cần chú ý nhận diện chính xác thông tin về: xuất xứ, nhãn mác trên sản phẩm, cơ sở kinh doanh và các thông tin liên quan khác như chất lượng sản phẩm, hướng dẫn bảo quản sản phẩm và hạn sử dụng trên nhãn.
Ngoài ra, không sử dụng các loại sản phẩm bị khô, mốc. Trong đó có ngũ cốc, hạt và dầu còn có chứa độc tố vi nấm gây nguy hiểm. Ngoài vấn đề lựa chọn thực phẩm, các loại thức ăn cần được nấu chín nhằm loại trừ nguy cơ ngộ độc thực phẩm cuối năm.
Những loại thực phẩm như rau sống được sử dụng để ăn lẩu, ăn nướng càng cần rửa thật kỹ, nên rửa kỹ với nước sạch từ 3 đến 4 lần trước khi ăn.
Khi người tiêu dùng sau khi ăn có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường về vấn đề sức khỏe cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu và nhận điều trị kịp thời. Ngoài ra, nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng và địa phương về sản ph ẩm thực phẩm sử dụng không an toàn để kiểm tra và xử lý để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều người.
Kiểm tra an toàn thực phẩm tết trên diện rộng
Ban Chỉ đạo T.Ư về an toàn thực phẩm (ATTP) đã thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước. Thời gian bắt đầu triển khai kiểm tra từ ngày 1.1 - 20.3.2021.
Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra ATTP dịp Tết Nguyên đán 2021 trên diện rộng, chú trọng xét nghiệm chất lượng thực phẩm - ẢNH: NGỌC THẮNG
Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), việc kiểm tra tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội, như: sản phẩm từ thịt, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh kẹo, mứt, rau củ quả, phụ gia thực phẩm...
Đợt thanh tra này nhằm bảo đảm an toàn trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp tết.
PGS-TS Nguyễn Thanh Phong đánh giá Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và mùa lễ hội kéo dài là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm; bên cạnh đó thời tiết phía bắc thường ẩm ướt, phía nam thường nắng nóng gay gắt trong mùa này là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng ATTP.
"Các đoàn kiểm tra cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm chất lượng thực phẩm và kết quả phải có sớm, nhanh. Tránh tình trạng xử lý mẫu lâu, hoặc chậm công bố kết quả xét nghiệm, khi thông báo thực phẩm vi phạm chất lượng, nguy hại cho sức khỏe thì sản phẩm đó đã bán hết, rất khó thu hồi hoặc đã gây ngộ độc", ông Phong đề nghị.
Ngoài ra, lãnh đạo Cục ATTP cũng lưu ý các địa phương khi kiểm tra ATTP tết cần thực hiện test nhanh với các chỉ số như: tinh bột, mỡ ôi khét, hàn the, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... để kịp thời chấn chỉnh vi phạm, thu hồi sản phẩm nguy hại cho sức khỏe. Cần chú trọng phát hiện các rượu độc có chứa cồn công nghiệp bởi loại này có thể gây tổn thương não, gan, suy tạng, mù mắt, thậm chí tử vong.
"Đặc biệt, các đoàn kiểm tra cần chú trọng kiểm tra các cơ sở về việc sử dụng phụ gia thực phẩm. Nếu sử dụng sai về hàm lượng, không phù hợp, thì phụ gia trong danh mục cho phép vẫn gây hại cho sức khỏe", ông Phong khuyến cáo.
"Tại các gia đình, cần bảo quản đúng và sử dụng thực phẩm an toàn, tránh để ôi, hỏng. Với các loại hạt, không để ẩm mốc và không sử dụng nếu các thực phẩm nhiễm nấm có mốc, vì nấm mốc có độc tố gây hại cho gan, có thể gây tổn thương gan", Cục trưởng Cục ATTP lưu ý thêm.
Chuyện cứu người nơi "điểm nóng" bệnh viện Từ các ca bệnh nặng đe dọa đến tính mạng như tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, nhồi máu cơ tim hay nghiện ma túy... đều phải qua "cửa ải" cấp cứu trước khi nhập viện vào Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh. Do đó, Khoa Khám bệnh và Cấp cứu vẫn thường được xem là "điểm nóng" cứu người của...