Cảnh giác với loại vi khuẩn tương tự Whitmore
Trú ngụ trong vùng nước bẩn, Vibrio Vulnificus có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và các vết thương hở.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thống kê quốc gia này có khoảng 80.000 ca bệnh và 100 trường hợp tử vong mỗi năm vì nhiễm khuẩn Vibrio Vulnificus. Đây là loại vi khuẩn gây hoại tử, nhiễm trùng. Không khí nóng lên khiến nguy cơ mắc căn bệnh này càng tăng cao.
Cưa chân, tử vong vì loại khuẩn nguy hiểm
Năm 2016, Mỹ lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio vulnificus. Tháng 8 cùng năm đó, bé trai Dakarai Moore (12 tuổi) ở Michigan phải cắt bỏ chân trái vì vi khuẩn gây ra hoại tử. Trước đó, nạn nhân trẻ tuổi gặp tình trạng sốt, đau chân. Chỉ vài ngày sau khi nhập viên, chân trái của cậu không thể cữu chữa.
Tháng 10/2016, một người đàn ông 67 tuổi đến từ bang Maryland, Mỹ qua đời chỉ vài ngày sau khi nhập viện với vết thương hở ở chân. Trước đó, ông tiếp xúc với nước mặn trong vịnh gần nhà và bị nhiễm trùng. Vibrio vulnificus di chuyển vào máu, hành hạ nạn nhân bằng những cơn đau. Ông buộc phải cắt bỏ phần da nhiễm trùng và phần chân bị tổn thương. 4 ngày sau, nạn nhân tử vong.
Newsweek cho hay một ca nhiễm khuẩn Vibrio được ghi nhận vào năm 2018 sau khi ăn hải sản sống. Người đàn ông 71 tuổi đã đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Đại học Y, Đại học Quốc gia Chonbuk, Jeonju, Hàn Quốc vì sốt cao hai ngày kèm theo cơn đau dữ dội ở tay trái.
Chỉ 12 giờ khi cơn đau xuất hiện, trên bàn tay của người này xuất hiện vết phồng rộp màu tím sâu 3,5 x 4,5 cm (1,4 x 1,8 inch) kéo dài trên tay trái. Theo báo cáo của Tạp chí Y học New England các bác sĩ đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân nhưng tổn thương trên da quá nặng dẫn tới loét, hoại tử. 25 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân phải cắt bỏ từ bàn tay đến cẳng tay.
Bàn tay của một nam bệnh nhân 71 tuổi nhiễm Vibrio Vulnificus sau khi ăn hải sản sống. Ảnh: The New England Journal of Medicine .
Tháng 7/2019, bà Lynn Fleming (77 tuổi, ở bang Florida) cũng gặp cảnh xấu số tương tự vì vết cắt ở chân chạm vào vùng nước biển Coquina. Miệng vết thương khoảng 19 mm sưng tấy nhưng không có biểu hiện gì khác khiến bà chủ quan.
Tuy nhiên, sau đó chúng liên tục rỉ máu và được chẩn đoán bị hoại tử. Các bác sĩ cho biết bà Lynn nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus. Cuối cùng, người phụ nữ vẫn không qua khỏi sau nhiều cuộc phẫu thuật, bà bị suy nội tạng và đột quỵ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thời tiết ấm lên kèm theo nhiều loại vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở. Trong đó có Vibrio Vulnificus, một loại bệnh còn được gọi với cái tên sát thủ đến từ Hồi giáo. Những ảnh hưởng của vi khuẩn Vibrio tương tự Whitmore.
Video đang HOT
Vibrio Vulnificus sống trong môi trường nhiệt độ khoảng 20 độ C. Khu vực thường tìm thấy chúng là ở tất cả vùng nước ven biển Mỹ, phía Đông Nam và Vịnh Mexico.
Vi khuẩn Vibrio Vulnificus. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.
Nếu như Whitmore trú ngụ trong bùn đất, nước và xâm nhập nạn nhân qua vết thương hở thì “sát thủ” đến từ Hồi giáo lại ẩn trú trong thực phẩm có sống hoặc chưa được nấu chín. Ngoài ra, một số trường hợp ghi nhận cũng cho thấy vi khuẩn này lây qua vết thương hở khi bơi trong vùng nước nhiễm bệnh.
Trong một số ít ca mắc Vibrio, bệnh nhân có thể hoại tử và tử vong. May mắn rằng, nếu phát hiện sớm, vi khuẩn này có thể điều trị bằng kháng sinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ước tính, mỗi năm có khoảng 205 ca mắc Vibrio Vulnificus tại quốc gia này.
Người dân lo ngại về đại dịch này bởi nó ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, khiến cơ thể nhiễm trùng nặng. Dù vậy, bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt trấn an rằng các trường hợp đó khá hiếm.
Làm gì để phòng tránh lây nhiễm Vibrio Vulnificus?
Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, sốt, ớn lạnh và nôn trong vòng 24 giờ. Triệu chứng này kéo dài trong 3 ngày liên tiếp, thường xuất hiện trong vòng 24 giờ. Các triệu chứng thường chỉ kéo dài 3 ngày.
Nếu Vibrio Vulnificus tiếp xúc với vết thương hở, nó có thể gây phát ban, thay đổi màu da. Ngoài ra còn có vết bầm tím, sưng cục bộ và đau đớn khi chạm vào.
Tiến sĩ Christopher Greene GS của Đại học Alabama (Birmingham) cho biết bất kỳ ai cũng dễ mắc bệnh Vibrio nhưng cần đặc biệt lưu ý những nhóm bệnh nhân có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Đó là những người có tiền sử bệnh về gan (xơ gan, viêm gan…), nghiện rượu, tiểu đường, ung thư và bệnh thận.
Những trường hợp tuyệt đối không nên ăn tôm kẻo nguy hại tới sức khỏe
Tôm là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải khi nào chúng ta ăn tôm cũng tốt.
Không ăn tôm tái, sống
Trong tôm sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, ăn tôm hay hải sản sống có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng.
Do vậy, khi chế biến hải sản, đặc biệt là tôm, cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút để khử trùng đầy đủ. Vì trong tôm có chứa vi khuẩn Vibro parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt cao.
Vỏ tôm không giàu canxi như bạn tưởng
Rất nhiều người cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chúng có nhiều canxi. Thành phần chính của vỏ tôm là kitin - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở phần thịt của tôm. Thậm chí vỏ của một số loài tôm còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Bị ho không nên ăn tôm
Đang bị ho mà ăn tôm sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ thống hô hấp của người bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến bệnh sẽ lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Ăn mắt tôm có bổ mắt?
Nhiều người quan niệm rằng, mắt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều này. Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
Không ăn tôm cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Đặc biệt không nên uống vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Trẻ em nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.
Thực hư quan niệm phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm
Dân gian cho rằng sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà nó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Lời khuyên của chuyên gia là người mẹ nên ăn lượng tôm vừa phải sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ, vì tôm rất giàu dinh dưỡng. Lưu ý, phải chế biến kỹ thịt tôm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Tôm chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng vẫn có trường hợp phải kiêng kỵ và hạn chế ăn quá nhiều dẫn đến không tốt cho sức khỏe. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can,...