Cảnh giác với hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ là bệnh phổ biến nhất về van tim, thường gặp ở người trên 60 tuổi, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Khi người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu… là bệnh đã trở nặng, nguy cơ biến chứng rất cao.
Động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ lấy máu giàu oxy từ tâm thất trái cung cấp cho các nhánh động mạch khác đến nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ đóng mở để giúp máu lưu thông theo đường một chiều.
Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp, khiến máu bị ứ tại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp, khiến máu bị ứ tại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đây là bệnh phổ biến nhất về van tim, thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim và nhiều biến chứng nặng nề khác có thể dẫn đến tử vong.
Hẹp van động mạch chủ là bệnh phổ biến nhất về van tim.
Tức ngực, khó thở có thể do hẹp van
Hẹp van động mạch chủ hiện được đánh giá là bệnh phổ biến nhất về van tim. Bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ lấy máu giàu ô xy từ tâm thất trái cung cấp cho các nhánh động mạch khác đến nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể.Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ đóng mở để giúp máu lưu thông theo đường một chiều. Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp, khiến máu bị ứ tại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng điển hình là: đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu…
Các triệu chứng trên chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng. Vì vậy, đa số đến khám khi đã ở giai đoạn trễ, nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Nhiều bệnh nhân cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật thay van. Các nghiên cứu ghi nhận, với hẹp van động mạch chủ nặng, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng thì tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm lên đến khoảng 20 – 30%; sau 2 năm, tỷ lệ tử vong do hẹp van động mạch chủ là 50%.
Video đang HOT
Một ca can thiệp tim mạch cho bệnh nhân tim mạch.
Biện pháp điều trị
Một bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ, nếu đã xảy ra suy tim, đau thắt ngực hoặc ngất mà không được phẫu thuật thì tiên lượng bệnh sẽ xấu. Tuy điều trị bằng thuốc có thể làm ổn định suy tim, nhưng tất cả những bệnh nhân có triệu chứng, kể cả những bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái phải được phẫu thuật để điều trị triệt để.
Các bệnh nhân không có triệu chứng phải cảnh giác với nguy cơ tử vong đột ngột. Hiện nhiều cơ sở y tế đã dùng phương pháp nong van bằng bóng cho bệnh nhân hẹp van động mạch chủ hoặc phẫu thuật thay van tim theo đường nội soi, ít xâm lấn (đường mổ nhỏ thay vì mổ hở như trước kia để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh).
Đó cũng chính là xu hướng mới trong điều trị bệnh lý này. Các phương pháp ít xâm lấn sẽ giảm mất máu, giảm đau và hạn chế các tai biến, biến chứng có thể xảy ra, giúp người bệnh phục hồi nhanh sau phẫu thuật. Trong các can thiệp ít xâm lấn, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (hay còn gọi là thay van động mạch chủ qua da – TAVI) là kỹ thuật mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh.
Phòng bệnh tốt nhất là điều trị triệt để bệnh thấp tim. Phòng và chữa các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, vữa xơ mạch máu, đái tháo đường, bỏ rượu, thuốc lá, thuốc lào.
Rung nhĩ - mối nguy cơ đột quỵ ít người được biết đến
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim hay gặp nhất. Rung nhĩ làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng do tim mạch.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, cùng với suy tim, rung nhĩ là một bệnh lý quan trọng mới nổi lên trong các bệnh tim mạch, do tuổi thọ của người dân ngày càng tăng cao. Rung nhĩ làm tăng 3-5 lần nguy cơ đột qụy, 3 lần nguy cơ bị suy tim và tăng có nguy cơ tử vong từ 1,5-3 lần.
Nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ luôn cao ở mọi lứa tuổi.
Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kỳ một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở bệnh nhân mắc một bệnh lý tim mạch nào đó như bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim,... Có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh đái tháo đường, cường giáp hoặc bệnh tim bẩm sinh.
PGS Phạm Mạnh Hùng cho biết, rung nhĩ hiểu nôm na là tâm nhĩ không đập theo nhịp thông thường mà là hỗn loạn. Bình thường, tim chúng ta đập nốt xoang phát ra một nhịp nhất định truyền xuống nút nhĩ thất sau đó xuống quả tim để tim chúng ta đập điều hòa đều đặn khoảng 60-70 chu kỳ/phút... Đầu tiên tâm nhĩ bóp, sau đó đến tâm thất bóp, nhưng vì lý do nào đó tâm nhĩ bị thoái hóa có thể do bệnh lý van tim, bệnh lý hẹp mạch vành...làm cho tim sinh ra ổ loạn nhịp, tim đập liên hồi, thậm chí từ 400-600 lần/phút. Các ổ hỗn loạn như vậy, lúc ấy nhĩ không co bóp đều đặn mà nó rung lên, nên người ta gọi là rung nhĩ.
Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và người cao tuổi có nguy cơ cao bị rung nhĩ hơn. Bởi, với người cao tuổi thì bản thân cơ nhĩ bị thoái hóa theo độ tuổi, làm cho cơ nhĩ đạp hỗn loạn dẫn tới rung nhĩ. Đồng thời mắc thêm các bệnh lý nền thì nguy cơ sẽ cao hơn, vì các đường dẫn truyền trong tâm nhĩ bị tích tụ lâu ngày do ảnh hưởng của bệnh, cũng dẫn đến nhịp đập bị loạn.
Theo thống kê trên thế giới, càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc rung nhĩ càng cao. Đến 80 tuổi, tỷ lệ tăng người bị rung nhĩ tầm 20 -25%. Theo thống kê của hội Tim mạch Châu Âu, năm 2016 có 43,6 triệu người bị rung nhĩ.
Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa
Khi rung tim đập bóp đều máu ở tâm nhĩ được hút xuống tâm thất đi nuôi cơ thể, nhĩ bóp có vai trò tống nốt khoảng 30%-40% lượng máu ở tâm nhĩ xuống tâm thất. Đến khi tâm nhĩ không bóp nữa thì lượng máu này sẽ quẩn lại trong tâm nhĩ, máu không lưu thông được.
Đây chính là cơ chế hình thành cục máu đông khi bị rung nhĩ. Mặt khác, khi cục máu đông hình thành nó sẽ bắn đi các nơi trong cơ thể dẫn đến tắc mạch. Ví dụ, bắn lên não gây ra tai biến mạch máu não, bắn vào tạng trong cơ thể thì tắc tạng đó. Rung nhĩ gây ra tắc mạch nuôi thận gây ra tắc mạch thận, tắc mạch nuôi ruột gây ra hoại tử ruột, tắc mạch chi dưới gây ra cho chi dưới. Thậm chí tắc mạch vành gây ra nhồi máu cơ tim. Vì thế rung nhĩ rất nguy hiểm.
PGS Hùng cũng thông tin thêm, khi bị rung nhĩ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân tử vong so với người không bị rung nhĩ từ 1,5-3,5 lần. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%. Lý giải về điều này, PGS Hùng cho hay, bình thường tim phải co bóp nhưng khi rung nhĩ thì tim đập hỗn loạn đập nhanh không đủ thời gian để bơm máu về tim, nên rất dễ suy tim.
Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nó làm tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.
PGS Hùng ghi nhận: Với những người ít có yếu tố nguy chúng ta có thể ngăn ngừa được, đặc biệt với người bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường thì chúng ta cần tuân thủ điều trị. Bỏ thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu, thực hiện chế độ ăn lành mạnh thì tỷ lệ biến thành rung nhĩ sẽ chậm hơn.
Điều quan trọng là phải phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa các biến chứng.
- Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên 30% và tăng10% nguy cơ đột quỵ, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%.
- Rung nhĩ tăng tỷ lệ trầm cảm từ 16-20%. Trên 60% bệnh nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rung nhĩ.
Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không
Các dấu hiệu của bệnh
Khi bệnh nhân thấy rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, hồi hộp cần phải đi khám và sàng lọc ngay. Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để phát hiện có rung nhĩ hay không. Việc này, bác sĩ ở tuyến dưới cũng có thể giúp bệnh nhân nhận biết.
Trong trường hợp người bệnh đã phát hiện rung nhĩ, cần phải tìm đến bác sĩ để tư vấn xem tình trạng rung nhĩ đang ở mức độ nào, đã cần phải dùng thuốc chống đông hay không.
"Có một thực tế hiện nay, bệnh nhân bị rung nhĩ lo sợ dùng thuốc chống đông gây chảy máu. Nên nhiều người lại bỏ thuốc không điều trị. Điều này lại dẫn đến hệ quả đáng tiếc là bệnh nhân bị tai biến nhiều hơn. Bác sỹ sẽ biết cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho người bệnh, vì thế hãy tuân thủ theo khuyến cáo của thầy thuốc; dùng thuốc đều đặn và đúng chỉ định để tránh các biến chứng đáng tiếc", PGS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ.
YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH CỦA RUNG NHĨ
- Tuổi trên 60.
- Tăng huyết áp.
- Bệnh động mạch vành.
- Suy tim.
- Bệnh lý van tim.
- Tiền sử phẫu thuật tim mở.
- Ngừng thở khi ngủ.
- Bệnh lý tuyến giáp.
- Đái tháo đường.
- Bệnh phổi mạn tính.
- Lạm dụng rượu/sử dụng chất kích thích.
- Nhiễm trùng/bệnh lý nội ngoại khoa nặng.
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp Ông Lê Văn H. (70 tuổi) trú tại Kim Đức, TP Việt Trì, Phú Thọ được đưa vào Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tức ngực, khó thở. Một thời gian ngắn sau nhập viện, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Hình ảnh chụp mạch vành của người...