Cảnh giác viêm não Nhật Bản
Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) vừa tiếp nhận một trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là loại bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng nặng nề.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ cảnh báo thông thường hằng năm, vào tháng 5 là bắt đầu vào mùa viêm não Nhật Bản, các bậc cha mẹ cần cảnh giác.
40 tỉnh thành có người bệnh viêm não Nhật Bản
Theo ông Đỗ Thiện Hải – phó trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, mặc dù năm nay tỉ lệ trẻ mắc viêm não Nhật Bản bị để lại di chứng đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn trên 10% các cháu bị di chứng như chậm phát triển tinh thần, vận động… sau khi mắc bệnh.
Kết quả giám sát điểm bệnh viêm não Nhật Bản năm 2017 vừa qua cho thấy tại 6 tỉnh Sơn La, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bến Tre, Gia Lai có 316 ca nghi nhiễm viêm não Nhật Bản được ghi nhận, kết quả xét nghiệm có 33 ca dương tính, chiếm tỉ lệ 11,3% trong số các bệnh nhi được lấy mẫu bệnh phẩm.
Tại hai phòng thí nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, trong số 683 mẫu của 33 tỉnh thành gửi về có 77 ca dương tính với viêm não Nhật Bản. Tổng số năm 2017 có 40 tỉnh thành ghi nhận 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
Từ các căn cứ này cho thấy mặc dù đã triển khai tiêm ngừa viêm não Nhật Bản nhiều năm, đặc biệt từ hai năm gần đây văcxin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên, nhưng viêm não Nhật Bản vẫn đang là bệnh lưu hành tại nhiều địa phương.
Chủ động tiêm ngừa
Trong số 200 ca mắc viêm não Nhật Bản năm qua, có đến 33,5% các cháu 5-9 tuổi, đây là nhóm có số cháu mắc bệnh nhiều nhất trong 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản được xác nhận. Về tiền sử tiêm chủng, có 8,8% các cháu mắc bệnh đã tiêm chủng đầy đủ, gần 34% không tiêm, trên 42% không rõ và trên 15% là tiêm chủng chưa đầy đủ.
Video đang HOT
Tiêm chủng đầy đủ có tác dụng rất tốt trong bảo vệ trẻ tránh được căn bệnh nguy hiểm viêm não Nhật Bản. Năm nay, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết sẽ dành 3,8 triệu liều văcxin viêm não Nhật Bản để tiêm chủng cho trẻ trong các chiến dịch tiêm vét, tiêm tại điểm tiêm chủng thường xuyên.
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung văcxin viêm não Nhật Bản B cho trẻ 6-15 tuổi tại các vùng nguy cơ cao (28 huyện thuộc 16 tỉnh), mục tiêu đảm bảo trên 90% trẻ trong độ tuổi này được tiêm chủng ngừa bệnh.
Năm ngoái, một chiến dịch tương tự cũng đã được tổ chức và có trên 192.000 trẻ được tiêm đầy đủ 2 mũi văcxin viêm não Nhật Bản B, đạt gần 93% số các cháu trong độ tuổi, tỉ lệ tiêm chủng đã vượt mục tiêu đề ra. Năm nay mục tiêu đề ra cũng là tiêm chủng đủ 2 mũi cho 90% các cháu trong độ tuổi của chiến dịch, đồng thời là các cháu trong độ tuổi tiêm chủng tại trạm y tế.
Mùa dịch viêm não Nhật Bản thông thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 hằng năm, kéo dài tới khoảng tháng 8.
3 bệnh nhân thủy đậu biến chứng nặng do corticoid
Ông Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho hay vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận điều trị ba bệnh nhân thủy đậu có biến chứng rất nặng do dùng corticoid không có chỉ định của bác sĩ.
Hiện tại viện còn một nam bệnh nhân 28 tuổi chuyển từ Sơn La, có các biến chứng như chảy máu ở nhiều cơ quan nội tạng, tụt huyết áp, rối loạn đông máu… Ông Cấp cho hay bệnh nhân được chuyển đến hôm 11-5, trước khi vào viện 4 ngày bệnh nhân thấy ho và sốt nên đã tự mua thuốc về uống, trong đó có corticoid và bệnh chuyển nặng như kể trên.
Ông Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay thói quen của nhiều người dân là cứ thấy sốt, ho thì đi mua kháng sinh kháng viêm về uống, mà không biết các tác hại của thuốc kháng viêm. Kháng viêm nếu dùng không đúng chỉ định, với bệnh nhân thủy đậu khi dùng kháng viêm bệnh sẽ nặng lên nhiều.
Thủy đậu là bệnh hay gặp vào mùa đông-xuân, thường gặp ở trẻ em, nhưng gần đây nhiều người lớn cũng mắc bệnh và mùa dịch kéo dài sang đến tận thời điểm nghịch mùa đầu hè như hiện nay.
Theo tuoitre.vn
Cách xử lý khi bị rết cắn
Ở Việt Nam, bạn có thể thấy rết xuất hiện ở nhiều nơi, tuy không phải quá phổ biến nhưng đôi khi nó cũng xuất hiện trong nhà bạn, đặc biệt là những nơi tối và ẩm. Nếu không may bị rết cắn cần phải xử lí ngay tránh bị trúng độc bởi độc của rết có thể dẫn đến tử vong.
1. Trường hợp khi bị rết cắn
Rết là loại côn trùng có độc, cặp vuốt ở vùng miện của nó có chứa chất độc, khi cắn người, chất độc này sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân, rết càng lớn thì nọc độc của chúng càng mạnh. Có hai trường hợp bị rết cắn sau:
- Trường hợp 1: Vết bị rết cắn chỉ gây ra dị ứng trên da của bạn, sau đó mất đi mà không để lại di chứng nào khác.
- Trường hợp 2: Sau khi rết cắn cơ thể nạn nhân sẽ dần bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn và co giật. Với trường hợp này có nghĩa là bạn đã bị nhiễm độc ở vuốt của rết, các chất độc đang ngấm sâu vào cơ thể, rất nguy hiểm.
2. Triệu chứng ngộ độc khi bị rết cắn
- Triệu chứng ở nơi bị cắn: có hai vết răng.
Vết cắn đau dữ dội, vừa sưng vừa nóng đỏ, sau đó thành bọng nước, có thể gây ra hoại tử tại vết cắn
Quanh vết cắn bị yếu cơ, ngứa, dị ứng, phù, nổi hạch, chảy máu
Triệu chứng này có thể kéo dài 1 đến 2 ngày sau đó giảm dần.
- Triệu chứng toàn thân:
Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
Thở nhanh, ho, đau họng
Viêm hệ bạch huyết, hạch to
Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy
Triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 4 đến 5 giờ.
3. Cách điều trị khi bị rết cắn
- Đối với trường hợp 1: bạn chỉ cần bôi một ít dầu gió vào vết thương là được, bởi vết thương này không có chất độc nên không cần quá lo lắng.
- Đối với trường hợp 2: trường hợp này nạn nhân đã bị nhiễm nọc độc của rết, bạn có thể điều trị theo hai phương thuốc của người dân tộc Dao rất hiệu quả sau:
Nước dãi của gà: Người ta vẫn nói rằng gà là tử thần của rết, và những bí ẩncủa gà đối với rết vẫn chưa được giải đáp nhưng có một điều có thể chắc chắn đó là nước dãi của gà có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rết, và rết cũng chính là một trong những món ăn quen thuộc của gà.
Nước dãi của ốc: cũng giống như gà, ốc có quan hệ với rết, và quan trọng nhất là phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa độc của rết.
Phương pháp xử lí: Dùng vải hoặc dây chun bộc phía trên vết thương để tránh cho độc chạy về tim. Sau đó bắt lấy một con gà để móc họng lấy nước dãi bôi vào vết thương vài lần. Hoặc lấy bắt sên và lấy phần nhớt của sên bôi vào vết thương.
Theo www.phunutoday.vn
Chỉ là muỗi đốt thôi nhưng có thể gây ra tới 5 căn bệnh nguy hiểm này Không chỉ sốt xuất huyết, bị muỗi đốt còn có thể kéo theo hàng loạt căn bệnh gây hại lớn tới sức khỏe của bạn. Sốt xuất huyết Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất, và nguyên nhân chủ yếu là do muỗi đốt. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt cao, nổi phát ban kèm theo...