Cảnh giác đột quị não khi giao mùa
Ai cũng biết rằng đột quị não, hay còn được gọi một cách nôm na là tai biến mạch máu não, có căn nguyên do tổn thương xơ vữa mạch não hoặc do tăng huyết áp.
Ảnh minh họa: Internet
Ai cũng biết rằng đột quị não, hay còn được gọi một cách nôm na là tai biến mạch máu não, có căn nguyên do tổn thương xơ vữa mạch não hoặc do tăng huyết áp. Nhưng còn một nguyên nhân cũng rất hay gặp trên thực tế lâm sàng gây đột quị não, đó là nguyên nhân do… tim mà đặc biệt khi giao mùa thời tiết lạnh đột ngột.
Bệnh tim và đột quị não
Bệnh lý của tim có thể gây đột quị não khi những loại bệnh tim này là nguyên nhân của việc xuất hiện những cục máu đông (huyết khối) trong buồng tim (nhất là tâm nhĩ trái hoặc tâm thất trái). Một khi cục máu đông đã được hình thành trong buồng tim, nguy cơ nó có thể bong ra, xuống tâm thất trái, vào vòng đại tuần hoàn gây tắc mạch là rất lớn. Cục máu đông trôi theo hệ thống động mạch (ĐM) lên não (hệ mạch cảnh và sống – nền) sau đó sẽ bị kẹt ở một nhánh ĐM nào đó và gây nên triệu chứng.
Cục máu đông đã được hình thành trong buồng tim, nguy cơ nó có thể bong ra, xuống tâm thất trái, vào vòng đại tuần hoàn gây tắc mạch là rất lớn.
Các điều kiện làm cho huyết khối dễ hình thành trong tâm nhĩ bao gồm tần số đập của tâm nhĩ, kích thước tâm nhĩ, tình trạng máu tăng đông hoặc máu bị cô đặc do mất nước. Khi tâm nhĩ đập quá nhanh hay “rung” lên đơn thuần, máu sẽ luẩn quẩn ở tâm nhĩ mà không xuống tâm thất được nên dễ bị đông. Điều kiện thứ hai đó là kích thước của tâm nhĩ. Tâm nhĩ càng giãn to thì khả năng hình thành huyết khối trong đó càng lớn.
Video đang HOT
Rung nhĩ là một loại loạn nhịp gây ra bởi những xung động rất nhanh (khoảng 400 lần/phút) và rất không đều tác động lên tâm nhĩ làm cho nó gần như không kịp co bóp nữa mà chỉ “rung” lên không đều ở từng phần, từng sợi cơ. Trên lâm sàng, rung nhĩ chính là biểu hiện của chứng “loạn nhịp hoàn toàn”.
Một số bệnh tim có biểu hiện rung nhĩ như bệnh hẹp van hai lá, bệnh mạch vành, viêm màng ngoài tim, ngộ độc digitan, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh cơ tim phì đại và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Biểu hiện của đột quị não do tim
Đột quị não do tim biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Khởi đầu bệnh nhân thấy đau đầu dữ dội, thất ngôn, liệt nửa người không đồng đều giữa tay và chân, hôn mê ở các mức độ khác nhau. Bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu cục máu đông gây tắc mạch lớn ở não.
Các trường hợp nhẹ hơn có thể chỉ biểu hiện bằng triệu chứng méo miệng, nói ngọng, nuốt sặc, liệt thần kinh vận nhãn. Cũng có thể cục máu đông, sau khi trôi lên não gây tắc mạch, tự tiêu đi theo cơ chế đông máu nên chỉ gây liệt trong thời gian ngắn và người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn.
Chẩn đoán xác định đột quị não do tim dựa vào các triệu chứng lâm sàng của đột quị não ở người có bệnh tim đang bị loạn nhịp hoàn toàn hoặc loạn nhịp nhanh cộng với phim chụp cắt lớp, phim chụp cộng hưởng từ sọ não thấy có hình ảnh nhũn não (tắc mạch não) và siêu âm tim thấy có huyết khối tâm nhĩ trái, huyết khối van hai lá cơ học…
Dự phòng được không?
Dự phòng biến chứng tắc mạch não do rung nhĩ bao gồm hai vấn đề chủ yếu. Thứ nhất là kiểm soát tần số tim hoặc cố gắng đưa nhịp tim về nhịp xoang với các biện pháp như dùng thuốc (digitan, cordarone), sốc điện, đốt ổ loạn nhịp, phẫu thuật (thủ thuật Maze).
Thứ hai là ngăn cản sự hình thành huyết khối bằng việc sử dụng các thuốc chống đông. Các thuốc chống đông hay được dùng là thuốc loại chống kết tập tiểu cầu (aspirin, aspegic), thuốc kháng vitamin K như sintrom.
Việc uống thuốc dự phòng phải đều đặn, theo đúng chỉ định và phải được kiểm tra thường xuyên bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch. Điều trị dự phòng huyết khối phải được kết hợp với xử trí nguyên nhân gây rung nhĩ như nong tách hẹp van hai lá qua da hoặc mổ thay van, điều trị các bệnh mạch vành, đái tháo đường, viêm phổi. Bệnh nhân cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, đặc biệt tránh uống rượu và hút thuốc lá (những tác nhân dễ gây kích thích khởi phát cơn rung nhĩ), ăn nhạt, tập thể dục hoặc vận động phù hợp, tránh những xúc cảm hoặc stress, ăn uống đầy đủ…
Tóm lại, phải luôn cảnh giác với biến chứng tắc mạch gây đột quị não ở bệnh nhân có biểu hiện rung nhĩ (hay loạn nhịp hoàn toàn) do bất cứ nguyên nhân nào, từ đó có chiến lược dự phòng huyết khối để tránh các biến chứng nói trên có thể xảy ra.
TS. BS. Vũ Đức Định
Sức khỏe & Đời sống
Tăng huyết áp: Nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não
Bên cạnh các nguyên nhân như đái tháo đường, bệnh tim mạch... thì tăng huyết áp được xem là yếu tố hàng đầu gây tai biến mạch máu não (chiếm đến 80%). Theo nhiều nghiên cứu, những người bị tăng huyết áp (trên 140/90 mmHg) có nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 4 lần so với người huyết áp bình thường.
Ảnh minh họa
Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là bệnh khá phổ biến và đang trở thành một trong các nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới. Những di chứng mà tai biến để lại rất nặng nề như: liệt nửa người, nói ngọng, méo miệng, đời sống thực vật, khiến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ phải đứng trước nguy cơ tử vong.
Ở người tăng huyết áp, thành mạch máu bị tổn thương do chịu áp lực dòng máu lớn, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn nói chung và tuần hoàn não nói riêng. Những thành mạch bị tổn thương, có thể gây phình mạch nhỏ trong não, dẫn đến nguy cơ chảy máu não hoặc tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa, gây chít hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông dòng máu đến nuôi dưỡng tế bào não. Những mảng xơ vữa này có thể bị bong ra, hình thành các cục máu đông, làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu, dẫn đến tai biến mạch máu não.
Theo khuyến cáo, nếu hạ huyết áp được 5mmHg ở bệnh nhân tăng huyết áp thì sẽ giảm 10% nguy cơ tai biến mạch máu não. Do đó, để phòng ngừa tai biến mạch máu não cũng như các bệnh về tim mạch, trước hết cần kiểm soát huyết áp ở ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, một thực tế trong cộng đồng là nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp hoặc bệnh nhân tự ý bỏ thuốc, dẫn đến việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn.
Chế độ tập luyện kết hợp với sử dụng các sản phẩm thiên nhiên giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não. (Ảnh minh họa)
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để ổn định huyết áp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não. Đặc biệt là sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học. Điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Nattospes. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai...
Kết quả đều cho thấy, Nattospes giúp giảm đông máu, ổn định huyết áp, cải thiện sức cơ và di chứng tốt, dự phòng tai biến tương đương với aspirin, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Nattospes có thành phần chính là nattokinase - một loại enzym được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản, giúp ngăn chặn và phá được các cục máu đông - tác nhân cơ bản gây tai biến mạch máu não. Do vậy, Nattospes giúp hỗ trợ điều trị, ngăn chặn bệnh tái phát, đẩy lùi di chứng, phòng ngừa tai biến mạch máu não ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Năm 2014, Nattospes vinh dự nhận giải thưởng "Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng"Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những trường hợp dễ mắc tai biến mạch máu não (người cao tuổi, béo phì, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, stress...) nên sử dụng Nattospes thường xuyên, thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.
Theo TPO
Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ não? Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và gần 100.000 người tử vong do căn bệnh này. Đột quỵ đứng hàng thứ hai về nguyên nhân gây tử vong và thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật ở người. Bệnh nhân có thể bị di chứng nặng nề như liệt, nói ngọng, méo miệng, bại não... và...