Canh chua thịt bò nấu dứa thơm ngon khó cưỡng mùa hè
Canh chua thịt bò nấu dứa có vị chua ngọt tự nhiên, rất thơm ngon và bổ dưỡng trong những bữa cơm gia đình hàng ngày.
Canh chua thịt bò nấu dứa thơm ngon khó cưỡng
Nguyên liêu:
- Thịt bò: 200g
- Bò viên: 200g
- Dứa chín: 1/2 quả to
- Nấm kim châm: 200g
- Giá đỗ: 200g
- Gia vị, đường
Cách làm canh chua thịt bò nấu dứa thơm ngon:
Video đang HOT
- Hành hoa, rau mùi sơ chế sạch thái nhỏ.
- Dứa chín các bạn sơ chế sạch, cắt thành lát mỏng. Đun sôi nước, thả phần dứa cắt lát vào với 1 thìa gia vị. Nấu sôi 5 phút để dứa tiết ra chất chua ngọt hòa tan vào nước canh.
- Nấm kim châm cắt bỏ gốc, sơ chế sạch. Thêm phần nấm kim châm vào canh chua dứa nấu sôi trong 5 phút.
- Phần bò viên có thể mua sẵn, để rã đông rồi cho vào nồi canh chua.
- Thịt bò thái mỏng. Chờ canh chua sôi lại, các bạn cho phần thịt bò vào nấu chín. Nêm nếm canh chua thịt bò cho vừa miệng với gia vị và đường.
Trong trường hợp dứa không đủ chua, các bạn có thể tăng thêm lượng dứa hoặc thêm vào 1 thìa dấm gạo.
- Cuối cùng các bạn cho giá đỗ và hành hoa, rau mùi thái nhỏ vào cho chín tới là đã hoàn thành món canh chua thịt bò nấu dứa cực kỳ hấp dẫn và ngon miệng rồi.
- Múc canh chua thịt bò nấu dứa ra bát to, dùng kèm với cơm trắng hoặc chan bún, miến hay nấu cùng sợi bánh canh đều rất ngon.
Canh chua thịt bò nấu dứa có vị chua ngọt thanh nhẹ, thơm mùi dứa lại kèm theo nấm kim châm giòn ngon, bò viên và thịt bò mềm ngọt đậm đà, nước canh trong veo dậy mùi hành hoa, rau mùi.
Canh chua thịt bò nấu dứa thơm ngon khó cưỡng.
Canh chua thịt bò nấu dứa là món canh chua đơn giản trong thực đơn hàng ngày của các gia đình vì vừa ngon miệng lại đủ chất.
Các bạn cùng tham khảo nấu món canh chua này để để cả nhà cùng thường thức nhé!
5 món ngon, rẻ miền trong được nhiều người Hà Nội yêu thích
Bánh tráng trộn, bún bò... xuất hiện nhiều ở Hà Nội nhưng thực chất có nguồn gốc từ miền trong. Những món này đã được biến tấu ít nhiều để hợp vị người Hà thành.
Bún bò Huế ở Hà Nội không thể thay thế vị trí độc tôn của phở nhưng cũng chiếm được cảm tình từ không ít người dân thủ đô. Dạo khắp đường phố Hà Nội, không khó để bạn tìm thấy những hàng bán bún bò Huế, từ quán xá vỉa hè cho tới nhà hàng khang trang. Bún bò Huế ở thủ đô về cơ bản không khác nhiều phiên bản gốc với phần ăn kèm gồm tiết, thịt bò, bò viên, giò heo, chả cua, ăn kèm rau sống. Nước dùng chuẩn phải đậm vị, ngọt từ xương. So với bản gốc, bún bò Huế Hà Nội có nước dùng bớt cay hơn, hợp vị với người miền Bắc. Ảnh: Binbolt , Peashalala.
Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến với người dân miền trong, đặc biệt là TP.HCM. Món này không có quy định rõ ràng về phần "topping" nên việc biến tấu tùy vào người bán. Nguyên liệu chủ yếu là bánh tráng, trứng cút, bò khô, mực khô, được thêm sốt bơ hoặc sốt me. Người trộn phải có kỹ thuật để bánh không dai hay nhũn quá. Người Sài thành thích ngồi bên hồ Con Rùa ăn bánh tráng, uống trà tắc. Trong khi đó, dân thủ đô lại thường lê la những hàng quán nhỏ, ngồi ghế nhựa, ăn bánh tráng trộn kèm ly trà đá, nhân trần mát lạnh. Ảnh: Zimeanngon, _allaroundzen_.
Bánh xèo nổi tiếng ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng, Quy Nhơn. Điểm nổi bật của bánh xèo là lớp vỏ giòn, vàng rụm cùng phần nhân đầy đặn, gồm thịt bò, giá hoặc tôm, mực. Nước chấm bánh xèo ở miền trong thường có cả nước mắm lẫn mắm đục (mắm nêm). Tuy nhiên, đa số hàng bánh xèo ngoài Hà Nội chỉ sử dụng nước mắm. Những người từng ăn bánh xèo miền trong nhận xét phiên bản thủ đô có phần nhân kém đầy đặn nhưng giá "chát" hơn. Ảnh: Yb.eat.
Cút lộn xào me cũng là một món mang đậm hương vị Sài thành. Món này khá nổi tiếng với những bạn trẻ hay lê la quán ốc, hải sản. Tuy nhiên, ở các hàng vỉa hè truyền thống, trứng vịt lộn thường vẫn phổ biến hơn. Món cút lộn xào me có nước sốt chua cay, ăn sần sật lạ miệng. Người bán thường thêm lạc, hành phi và rau thơm. Nếu không thích nước sốt me, bạn có thể chọn cút lộn thường chấm gia vị hoặc nước chấm ốc. Ảnh: Nguyenthuylinh54, Littlequanzz
Cơm tấm là món chỉ cần nghe đã nghĩ ngay tới Sài thành. Nhiều người so sánh cơm tấm ở TP.HCM cũng đặc biệt không kém gì phở với người Hà Nội vì nó có ở khắp nơi, ăn được mọi bữa trong ngày. Cơm được nấu từ những hạt gạo tấm (gạo bị vỡ), ăn kèm với sườn nướng cháy cạnh, chả trứng, bì heo trộn thính hay trứng ốp la. Ngoài ra, nước mắm ngọt, mỡ hành, đồ muối chua cũng là thứ không thể thiếu. Ảnh: 2uang_, Normaltus.
Salad rau mầm Rau mầm vừa giòn vừa mát được kết hợp với thịt bò và gia vị chua ngọt, là món khai vị làm đơn giản, rất tiện lợi trong mùa hè. Nguyên liệu: - 200g rau mầm - 200g thịt bò, dầu ăn, muối, tỏi, hạt tiêu - 1 cây xà lách xoăn - 2-3 quả trứng gà - Muối, giấm, dầu ôliu hay...